2.2.3 .Chợ truyền thống cung cấp sản phẩm cho cửa hàng lưu niệm
2.3. Chợ truyền thống góp phần phát triển du lịch bền vững
2.3.1. Chợ truyền thống góp phần bảo tồn văn hóa
Trong phát triển bền vững, nhân tố con người vừa là trung tâm, vừa là chủ thể của phát triển. Nhưng muốn con người trở thành trung tâm phải chú trọng xây dựng giáo dục nếp sống, lối sống, đạo đức, nhân cách con người. Trong xây dựng nếp sống có nhiều giải pháp, nhiều con đường, nhiều “kênh” nhưng “kênh” quan trọng và hiệu quả là tác động của văn hóa cộng đồng.
Trong xã hội truyền thống, các khuôn mẫu ứng xử văn hóa đã tạo thành “cương lĩnh” chung của cộng đồng, góp phần định hình đạo đức, nhân cách con người. Đồng thời thông qua các khuôn mẫu ứng xử, cộng đồng tăng cường khả năng quản lý các thành viên, quản lý xã hội. Với vai trò là nơi sinh hoạt văn hóa, chợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các tập quán, phong tục, nếp sống của cộng đồng dân cư.
Đối với cá nhân mỗi cư dân đến chợ, ngoài mục đích mua bán, trao đổi còn có nhu cầu tiếp xúc giao lưu. Chợ chính là nơi giúp con người xóa đi khoảng cách, tạo tính công bằng vì ở chợ không có giàu ngh o, không có đẳng cấp, chỉ có mối quan hệ giữa người mua và người bán. Qua đó, con người cũng gần gũi về tình cảm, tăng tình đoàn kết hữu nghị của cư dân trong một địa phương.
Ngoài ra, chợ giúp mỗi cá nhân nâng cao văn hóa ứng xử của mình với môi trường xã hội. Ứng xử có văn hóa giúp gia tăng lượng khách và tạo thu nhập cho tiểu thương. Hiểu được tầm quan trọng của văn hóa ứng xử thì mỗi người sẽ hình thành thói quen văn hóa giao tiếp, ứng xử văn minh lịch sự, dần tạo được cho chính họ một thói quen tốt, một lối sống lành mạnh, tiến bộ.
Đối với cộng đồng, chợ có vai trò cố kết con người. Từ xưa đã có sự cố kết của thương nhân thành các phường hội, có trách nhiệm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Ở chợ cũng vậy, những người buôn bán giúp đỡ nhau trong kinh doanh, buôn bán tạo nên mối quan hệ cộng đồng bền chặt. Bên cạnh đó, đối với khách du lịch trong và ngoài nước, văn hóa ứng xử tốt sẽ xích gần khoảng cách vùng miền, quốc gia, tạo nên một cộng đồng sinh hoạt hòa bình, hữu nghị.
Ngoài ra, chợ còn có vai trò giáo dục cộng đồng. Đây là vai trò cần thiết nhất của văn hóa ứng xử ở chợ. Một người vì mọi người, mọi người vì một người, tất cả vì những điều tốt đẹp nhất. Khi một quầy hàng đắt khách, buôn bán thuận lợi nhờ cách ứng xử tốt của chủ quầy hàng thì đã dậy lên một tấm gương cho mọi người học hỏi và làm theo. Văn hóa ứng xử ở chợ tốt sẽ là một chỉ tiêu để giáo dục cộng đồng cư dân ở chợ sống, buôn bán theo pháp luật đồng thời phải có văn hóa, ứng xử lịch sự, văn minh.
Du lịch bền vững đòi hỏi yếu tố truyền thống được bảo tồn, đời sống cư dân không mất đi bản sắc vốn có. Chính những giá trị đối với chủ thể văn hóa mà không gian văn hóa chợ luôn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương, dân tộc. Ở đó, con người được sinh hoạt văn hóa theo đúng nghĩa và tạo nên những sắc thái văn hóa đặc trưng cho vùng đất mình đang sống. Cuộc sống có đổi thay, nhiều giá trị có thể biến đổi nhưng nét văn hóa sinh hoạt ở chợ dường như được bảo tồn trong từng nhịp sống. Điều đó góp phần quan trọng trong xu hướng phát triển du lịch bền vững không chỉ trong môi trường chợ mà còn với cả thành phố Hội An.