2.2.3 .Chợ truyền thống cung cấp sản phẩm cho cửa hàng lưu niệm
2.3. Chợ truyền thống góp phần phát triển du lịch bền vững
2.3.2. Chợ truyền thống góp phần bảo vệ môi trường du lịch
Môi trường du lịch luôn là vấn đề quan trọng và luôn được quan tâm. Du lịch ở một địa phương hay một điểm chỉ thật sự được phát triển bền vững khi môi trường được quan tâm bảo vệ.
Ở chợ Hội An cũng vậy, môi trường chợ và đặc biệt là môi trường nước, không khí xung quanh chợ cần được bảo đảm về sinh thì mới tận dụng được không khí trong lành của khu vực ven sông, các khu vực sản xuất lân cận, môi trường sống của thủy hải sản sẽ không bị tác động xấu, mất năng suất và ảnh hưởng trược tiếp đến cuộc sống người dân và khách du lịch.
Công tác vệ sinh môi trường ở chợ Hội An rất được chú trọng, đạt mục tiêu là chợ trung tâm của thành phố du lịch văn hóa – sinh thái.
Từ năm 2009, chợ đã tích cực hưởng ứng chương trình “Ngày không túi ni
tháng 9 hằng năm, trên toàn địa bàn thành phố. Tại chợ Hội An, sẽ triển khai chiến dịch thu gom túi nilon thải loại và đổi lấy túi mua hàng thân thiện với môi trường. Hoạt động này có sự tham gia của Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, các tổ chức xã hội tại Hội An nhằm làm xanh, sạch thành phố. Ban tổ chức cũng có những điểm thu gom và đổi 100 túi nilon thải loại lấy một túi thân thiện môi trường.
Mọi công tác vệ sinh của chợ cũng được ban quản lý chợ và các gian hàng buôn bán rất quan tâm. Chợ đã bố trí thùng rác công cộng trong chợ với hình dáng màu sắc đồng bộ với kiến trúc chợ. Các quầy hàng ăn uống phải bố trí ít nhất hai giỏ rác, luôn chấp hành và nhắc nhở khách bỏ rác đúng nơi quy định. Các quầy hàng khác cũng chấp hành để rác đúng nơi, đúng chỗ, nếu bị phát hiện vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính. Theo điều tra hiện nay cứ khoảng 10m ở chợ Hội An bố trí 1 thùng rác công cộng chia thành 2 loại rác tái chế và rác không tái chế, 100% các quầy ăn uống bố trí các giỏ rác tại khu vực quầy hàng của mình, tối thiểu 2 giỏ rác.
Ngoài ra, chợ Hội An cũng là chợ có khu quản lý, giám sát giết mổ gia súc, gia cầm của toàn thành phô ngay tại chợ. Ban quản lý luôn kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường.
Chợ cũng liên kết với các trung tâm kiểm dịch, trung tâm y tế trên địa bàn thành phố, thường xuyên mời các cán bộ chuyên trách về hợp tác với Ban quản lý chợ để thực hiện các công tác phòng chống dịch, khử trùng môi trường chợ trong những thời gian xảy ra dịch bệnh như: dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh, …
Hằng ngày, ở chợ, hệ thống loa phát thanh cũng thường xuyên tuyên truyền, vận động ý thức người dân trong chợ về việc bảo đảm vệ sinh môi trường chợ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm như tuyên truyền về các dịch bệnh, các loại hàng hóa kém chất lượng trên thị trường, khuyến khích bà con nên mua bán những loại thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc xuất xứ r ràng, còn hạn sử dụng, …
Dưới đây là kết quả khảo sát đánh giá khách du lịch về vệ sinh môi trường tại chợ Hội An.
Bảng 2.7: Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với vệ sinh tại chợ Tiêu chí Số Tiêu chí Số lượt Đánh giá của du khách (%) GTTB 1 2 3 4 5
Vệ sinh môi trường chợ 144 3.51 14.6 61.1 20.8 0 3.13
(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra)
Chú thích: Thang đi m Likert 1 = rất không hài lòng
2 = không hài lòng 3 = ình thường 4 = hài lòng 5 = rất hài lòng
Qua bảng đánh giá, vẫn còn nhiều đánh giá không tốt của khách du lịch và cả người dân ở chợ về công tác vệ sinh môi trường ở chợ, cụ thể là khu vực gần bến sông, bến đò vẫn còn tình trạng ô nhiễm và chưa được quan tâm đúng đắn. Tuy nhiên hầu hết những đánh giá của mọi người đều không phủ nhận sự chú trọng cho công tác vệ sinh môi trường của chợ Hội An. Dưới sự chỉ đạo quản lý của Ban quản lý chợ, công tác vệ sinh môi trường ở chợ cũng dần đi vào nề nếp và bước đầu đã có hiệu quả, nhất là khu vực ẩm thực ở chợ Hội An, nơi khách du lịch luôn hài lòng khi đến để thực hiện nhu cầu ăn uống của mình.