Đánh giá hạn chế của chợ đối với du lịch và khả năng quay lại của du

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu vai trò của Chợ truyền thống đối với phát triển du lịch Hội An, Quảng Nam (Trang 68 - 72)

2.2.3 .Chợ truyền thống cung cấp sản phẩm cho cửa hàng lưu niệm

2.4. Đánh giá hạn chế của chợ đối với du lịch và khả năng quay lại của du

khách

2.4.1. Hạn chế của chợ ảnh hưởng đến du lịch

Mặc dù thời gian qua đã có nhiều hoạt động du lịch diễn ra ở chợ nhưng các cơ quan quản lí ở địa phương vẫn chưa xây dựng được nhiều những chương trình du lịch khai thác giá trị văn hóa chợ Hội An. Thực tế, khách du lịch tìm đến với giá trị văn hóa ở chợ Hội An là ngẫu nhiên.

Người dân buôn bán ở chợ Hội An phần lớn có cách ứng xử văn hóa với người mua nói chung và khách du lịch nói riêng ngoài ý thức chung còn chịu tác động của sự quản lý, giám sát của Ban quản lý chợ. Một số phần tử nhỏ chưa thực sự có ý thức về giá trị văn hóa ở chợ Hội An mà chỉ hoạt động theo nội quy chợ để tránh bị xử phạt hoặc tước quyền kinh doanh. Có nghĩa, nếu không được quản lí tốt tất yếu sẽ dẫn đến nhiều tình trạng tiêu cực trong mua bán với khách du lịch.

Nhiều người dân đến chợ buôn bán nhưng chủ yếu trông chờ khách du lịch trả tiền chụp hình. Đó là hình thức đem bán hình ảnh chứ không còn là quảng bá hình ảnh. Đây cũng có thể là cách làm du lịch của người dân vì lợi ích kinh tế nhưng vô hình chung làm mất đi ý nghĩa của giá trị văn hóa chợ và gây ấn tượng không đẹp trong mắt du khách.

Thời gian qua, vấn đề an sinh xã hội ở Hội An luôn được quan tâm bởi chính quyền, tuy nhiên ở khu vực chợ vẫn còn nhiều hoạt động ăn xin trá hình, quấy nhiễu du khách.

Vấn đề môi trường được đề cao trong khu vực chợ Hội An, các quầy hàng thực hiện vệ sinh môi trường tốt nhưng khu vực chợ ở bến sông vẫn chưa được đảm bảo vệ sinh. Bờ sông ngay phía sau khu vực chợ không thuộc quản lý của Ban quản lý chợ cho nên tại đây nhiều người dân vẫn chưa có ý thức cao trong việc giữ vệ sinh và bảo vệ môi trường khu vực sông.

Do vị trí chợ Hội An nằm xen kẽ với khu dân cư nên việc phân định rạch ròi giữa chợ và nhà ở của dân khá phức tạp, một vài cá thể nhỏ trong bộ bận dân cư

thường để phương tiện (xe đạp, xe gắn máy) không đúng nơi quy định, lấn chiếm lối đi lại ở chợ.

Sự phân chia vị trí các quầy hàng rất khoa học, tuy nhiên quần thể chợ vải – đường Trần Phú nằm quá xa và gần như tách biệt với khu ẩm thực, nếu không tìm hiểu thì dễ hiểu nhầm đây là hai chợ riêng biệt. Hiện tại kiến trúc và không gian khu vực chợ vải vẫn đang nằm riêng biệt và chưa được đầu tư đồng bộ với các khu vực quầy hàng khác của chợ Hội An.

Những quầy hàng, cửa hàng kinh doanh của tư nhân ngoài khu vực chợ hiện nay đang xâm chiếm dần không gian không chỉ của phố cổ mà còn ảnh hưởng đến không gian chợ. Điều này gây khó khăn cho sự quản lý của Ban quản lý chợ, vừa làm lạc đi không gian riêng của chợ Hội An, bởi thực tế nhiều khách du lịch đến với Hội An không phân định được khu vực chính của chợ.

2.4.2. Khả năng quay lại của du khách

Với rất nhiều vai trò nhưng vẫn tồn tại những mặt hạn chế nên khả năng quay lại của du khách đối với chợ Hội An là một vấn đề quan trọng. Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả về khả năng quay lại chợ Hội An của du khách như sau.

Bảng 2.9: Khảo sát về khả năng quay lại chợ Hội An của du khách Tiêu chí Số lượt Đánh giá của du khách (%)

Không Chưa biết

Khả năng quay lại của du khách 144 53.5 14.6 31.9

Biều đồ 2.2. Đánh giá về khả năng quay lại chợ Hội An của du khách 53.5 14.6 31.9 Có Không Chưa biết

Đánh giá về khả năng quay lại của du khách, qua biểu đồ, ta thấy rằng hơn nột nửa số khách trong quá trình điều tra sẽ quay lại chợ. Điều đó cho thấy chợ Hội An trong vai trò là tài nguyên du lịch thật sự có sức hút đối với du khách. Nhưng bên cạnh đó cũng có đến 14.6% không quay lại và 31.9% du khách chưa quyết định. Lý giải vấn đề này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách không có ý định trở lại Hội An, hoặc nếu trở lại Hội An sẽ tham gia một chương trình du lịch khác mà không có sự tham gia của chợ. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào đi chăng nữa, việc xem xét những tác động của du lịch đến chợ truyền thống rồi từ đó xây dựng những giải pháp phát triển thế mạnh và giảm bớt những hạn chế để chợ phát huy được vai trò của mình là điều thật sự có ý nghĩa và đáng được quan tâm. Đó không chỉ là vấn đề của riêng chợ mà còn là cho sự phát triển chung của thành phố.

Tiểu kết chương 2

Với những giá trị vốn có, chợ Hội An luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Không chỉ đơn thuần là tài nguyên, chợ còn góp phần phát

Chợ là bức tranh phản ánh sinh động và gần như trọn vẹn cuộc sống của dân cư một vùng đất. Ở đó, những giá trị văn hóa, đời sống tình cảm, kinh tế, xã hội hiện lên đầy màu sắc trong từng nhịp sống của cư dân tại chợ. Đến chợ Hội An, du khách được trải nghiệm loại hình du lịch cảm xúc với đủ gam màu của cuộc sống. Đến chợ, du khách được thưởng thức nhiều món ăn ngon mang đậm nét đặc trưng của địa phương trong cùng một không gian. Ngoài ra, chợ là không gian vô cùng thú vị và thích hợp cho loại hình du lịch nghiên cứu ngôn ngữ. Không chỉ là tài nguyên du lịch văn hóa, chợ còn thu hút du khách bởi những mặt hàng rẻ, đẹp mang sắc thái địa phương. Ngoài ra, chợ còn tham gia vào các loại hình du lịch cộng đồng, homestay hay du lịch sáng tạo. Bên cạnh đó, chợ còn là nơi cung cấp nguyên liệu cho các đơn vị kinh doanh du lịch ở Hội An. Với tính chất vừa bảo tồn được văn hóa, bảo vệ môi trường du lịch, tạo giá trị kinh tế, chợ góp phần không nhỏ vào sự phát triển du lịch bền vững cho địa phương.

Bên cạnh những vai trò và giá trị như trên chợ vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, gây một số sự cản trở cho du lịch nhưng trên hết lượt khách yêu thích và muốn quay lại với chợ không phải là nhỏ. Vấn đề đặt ra là chính quyền các cấp cần đưa ra những giải pháp cụ thể để có thể phát huy tối đa vai trò của chợ đối với ngành du lịch ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu vai trò của Chợ truyền thống đối với phát triển du lịch Hội An, Quảng Nam (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)