Tiêu chí Số lượt Đánh giá của du khách (%) GTTB 1 2 3 4 5 Tình hình vệ sinh, an toàn thực phẩm 98 3.5 14.6 61.1 20.8 0 3.13 Sự đa dạng của món ăn 98 0.7 18.8 31.9 47.2 1.4 2.85 Thái độ phục vụ của
chủ quầy 98 0.5 6.2 43.1 43.3 6.9 3.49
Giá cả 98 0.9 7.4 39.6 43.8 8.3 3.51
Chất lượng món ăn 98 0.6 9.0 36.1 41.0 13.1 3.57
(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra)
Chú thích: Thang đi m Likert 1 = rất không hài lòng
2 = không hài lòng 3 = ình thường 4 = hài lòng 5 = rất hài lòng
Qua số liệu điều tra được, tiêu chí “đảm bảo vệ sinh an toàn thực ph m trong khâu chế biến thức ăn c ng như hông gian ăn uống” đạt giá trị bình thường,
trong đó có 3.5 % khách đánh giá rất không hài lòng, 14.6% du khách đánh giá không hài lòng. Khi phỏng vấn sâu những du khách không hài lòng cho biết họ không thích không gian nhỏ hẹp của các gian hàng và cách che chắn thức ăn chưa được đảm bảo khiến họ cảm thấy không thoải mái. Đa số khách đánh giá không hài lòng là khách quốc tế. Lượng khách đánh giá bình thường và hài lòng chiếm tỉ lệ khá cao, lần lượt là 61.1% và 20.8%. Nhiều du khách cho biết họ rất hứng thú khi được ăn trong không gian chợ, hòa vào nhịp sinh hoạt của cư dân và tận mắt chứng kiến quy trình chế biến thức ăn của các chủ quầy hàng. Một số du khách còn cho biết, công tác đảm bảo vệ sinh ở chợ Hội An được thực hiện khá tốt so với các khu ẩm thực ở các chợ khác trên đất nước Việt Nam. Ở tiêu chí này không có du khách nào đánh giá rất hài lòng, bởi về mặt tâm lí, khách vẫn ít nhiều e dè với môi trường
Đối với sự đa dạng của món ăn, đa số khách tỏ ra hài lòng (47.2%) bởi ở chợ Hội An ngoài những món ăn mang sắc thái địa phương, du khách có thể dễ dàng tìm thấy những món ăn có sự giao thoa, tiếp biến giữa vùng đất với các vùng miền khác trong cả nước. Đặc biệt chợ Hội An bán thức ăn theo mùa, phù hợp với thời tiết của địa phương và nhu cầu của du khách.
Mỗi thương nhân khi buôn bán ở chợ đều được tuyên truyền, giáo dục về ý thức và phong cách bán hàng, hơn nữa lại được thường xuyên tập huấn các lớp văn hóa kinh doanh do Ban quản lí chợ và Phòng Thương mại Du lịch tổ chức. Mức phạt đối với tiểu thương có hành vi cãi nhau với khách là từ 15 đến 30 ngày nghỉ bán hàng, nếu nặng sẽ bị tước quyền kinh doanh tại chợ. Chính điều đó cộng với bản chất của con người xứ Quảng đã giúp các tiểu thương vừa lòng được du khách. Hầu hết khách rất ít phàn nàn về người bán ở chợ Hội An. Đặc biệt, với nhiều du khách, các tiểu thương chính là mạch nối giữa họ với vùng đất thông qua những câu chuyện họ được nghe và qua chính món ăn họ được thưởng thức. Qua bảng số liệu có thể thấy tỉ lệ khách hài lòng với người bán khá cao (43.3%), bên cạnh đó có một tỉ lệ không nhỏ lượng khách tỏ ra rất hài lòng với thái độ phục vụ của các chủ quầy (6.9%).
Đối với vấn đề “giá cả của các món ăn, thức uống” thì có 0.9% khách
đánh giá là rất không hài lòng, 7.4% không hài lòng, 39.6% bình thường, 43.8% hài lòng, 8.3% rất hài lòng. Vì cùng bán trong môi trường chợ nên giá của các món ăn rẻ hơn rất nhiều so với giá trong các nhà hàng, đặc biệt giá giữa các quầy không có sự chênh lệch nhau nếu cùng bán về một loại thức ăn. Chính việc thực hiện nghiên túc chủ trương bình ổn giá do Ban quản lí chợ đề ra đã tạo được sự hài lòng ở du khách và giữa các quầy hàng vì thế cũng không có sự xung đột lẫn nhau.
Về “chất lượng món ăn” đa số du khách tỏ ra hài lòng với những gì họ
được thưởng thức. Đối với nhiều người, thật sự họ đã cảm nhận được hồn người và tinh hoa văn hóa của vùng đất trong từng món ăn nơi đây.
Nhìn chung, ẩm thực chợ Hội An đã đáp ứng được cho nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Đánh giá chung
của du khách về ẩm thực chợ Hội An là ngon, lạ, rẻ và giàu bản sắc địa phương. Ẩm thực, qua đó đã thật sự trở thành một tài nguyên góp phần phát triển du lịch thành phố.
2.1.1.3.Du lịch văn hóa ngôn ng :
Văn hóa ngôn ngữ là sản phẩm du lịch văn hóa dành cho những khách du lịch muốn tìm hiểu nghiên cứu một ngôn ngữ tại quốc gia họ muốn đến. Văn hóa và ngôn ngữ có liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ. Người ta đã nói rằng ngôn ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ ngôn ngữ và văn tự để được lưu truyền và trong tương lai, nền văn hóa cũng nhờ vào ngôn ngữ để phát triển. Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ lại luôn luôn đi song song với biến đổi và phát triển văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu ngôn ngữ và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa. Điều đó được thể hiện rõ ràng trong trường hợp tiếp xúc giao thiệp văn hóa mà hai bên (khác dân tộc, khác quốc gia) có bối cảnh văn hóa khác nhau. Sắc thái, phong hóa của người dân đất Quảng gắn liền với màu xanh của bãi mía, nương dâu, của rừng sâu núi thẳm; của sông dài tách nhánh. Nơi đây kết nối giao thoa của nhiều nền văn minh: văn minh Champa ảnh hưởng Ấn Độ, văn minh Sa Huỳnh, Đại Việt, văn minh cội nguồn Bách Việt rồi văn minh ảnh hưởng người Hán, Trung Hoa. Trên thế giới có những nền văn minh tựu thành trên lưu vực của những con sông như: Văn minh sông Loire, văn minh sông Nil, văn minh sông Hằng... thì Quảng Nam chắc chắn có một nền văn minh sông Thu Bồn... Những cuốn địa chí hiện nay chỉ mới ghép về đất đai, dân cư, kinh tế, xã hội... chứ chưa động bút tới lĩnh vực triết lý, ngôn ngữ… của địa phương. Đặc biệt tiếng Quảng Nam xưa nay đã nổi tiếng bởi sự độc đáo và đặc biệt của nó. Nhiều công trình đã chỉ ra có thể Hội An, Quảng Nam là cái nôi của chữ Quốc ngữ ở Việt Nam. Hơn nữa, bàn về tiếng Quảng Nam, nhiều nhà nghiên cứu luôn có những lí giải đặc biệt: “. Nhiều người hông hi u cái giọng nói của
người Quảng Nam nó xuất phát từ đâu trong hi tất cả các gia phả của các òng họ đều ghi rõ r ng thủy tổ của họ là người Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương vào
đây iáo Sư Trần Quốc Vượng ảo: “Thì các cụ vào đây đâu có đ m vợ con đi được nên lấy vợ Chàm rồi sinh con đẻ cái là cái chuyện hết sức ình thường Vấn đề là các à mẹ Chàm nói tiếng Việt ấy đã truyền lại cho con cái mình cái giọng của người Chàm nói tiếng Việt Cái giọng đó chính là giọng Quảng Nôm nhà cậu” ” [13;tr.7].
Giáo sư Trần Quốc Vượng từng đưa ra kết luận: Quảng Nam là nơi sớm nhất của sự hình thành chữ Quốc ngữ. Đây cũng là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, tính cách từ những chí sĩ như: Phan Châu Trinh, Trần Cao Vân ... đến Bùi Giáng tiên sinh - thi sĩ tinh quái của nền thi ca hiện đại, của dấu ấn Bút máu một thời từ nhà văn Vũ Hạnh, của Nguyên Ngọc với Đất nước đứng lên. Và, theo dòng thời gian, hàng dài những cái tên được bồi vào danh sách "nhân iệt", như: Bà Tùng Long, nhà văn nữ có biệt tài viết truyện nhiều kỳ và đề ra mục Gỡ rối tơ lòng trên báo chí miền Nam; Nguyễn Nhật Ánh "đa tài" trong nghề chữ nghĩa từ làm thơ viết báo đến sáng tác truyện cho thiếu nhi [54 .
Khách du lịch muốn tìm hiểu về ngôn ngữ để biết văn hóa của vùng đất thì có lẽ chợ là nơi thích hợp nhất. Ở đó, những cảm xúc của con người được hiện ra thông qua ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Thú vị hơn, đôi khi du khách có thể tìm thấy những từ Quảng Nam cổ mà các bà, các cô vẫn dùng để nói chuyện với nhau.
“Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm... Chứ m nói đậm đà vừa g p mà đã yêu”
Có lẽ, đã có rất nhiều du khách yêu thứ ngôn ngữ mộc mạc nhưng đậm tình người, thô nhưng giàu sắc thái văn hóa vùng miền này khi đến với Hội An.
Văn hóa luôn là cái hồn của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Chợ chính là bức tranh thu nhỏ đầy sống động của các sắc thái văn hóa. Chính những nét đặc sắc, độc đáo thể hiện tâm hồn dân tộc qua các phiên chợ là điểm thu hút khách du lịch khám phá, tìm hiểu đất nước, con người Việt Nam nói chung và người Hội An nói riêng. Đi chợ Việt, cũng là lúc con người ta chìm đắm trong một biểu cảm của một sắc thái Việt, một thứ văn hoá sống động đầy duy cảm.
Chợ truyền thống Hội An hội tụ đủ các yếu tố để phát triển du lịch mua sắm. Vào những ngày thông thường, khách đến với chợ Hội An ngoài tham quan tìm hiểu còn đặc biệt thích thú với các sản phẩm ở chợ. Khi được phỏng vấn nguyên nhân chọn chợ Hội An là nơi mua sắm, hầu hết du khách đều cho biết nguyên nhân chính là do hàng hóa chợ phong phú và giá thành rẻ.
Đến chợ sẽ dễ dàng nhận thấy các khu vực mà khách du lịch ưa thích và tập trung đông là khu bán thực phẩm, hàng lưu niệm, quần áo, vải... Với mặt hàng ăn uống, du khách ưa chuộng các loại bánh được chế biến sẵn, có thể để được lâu như bánh in, bánh tổ hay các loại thực phẩm khô như mực, bò, cá hoặc đôi khi lại là một loại mắm đặc sản của vùng. Với mặt hàng quần áo, những bộ quần áo được may sẵn tại Hội An luôn thu hút du khách bởi sự quyến rũ và tinh tế trong cách may của người thợ. Du khách quốc tế luôn dành một sự ưu ái đặc biệt cho những sản phẩm này. Qua khảo sát mức độ hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ mua sắm tại chợ Hội An, chúng tôi thu được kết quả sau.
Bảng 2.4: Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với việc mua sắm ở chợ Hội An
Trong 144 khách thực hiện khảo sát này, có 33 khách không mua sắm ở chợ Hội An, chiếm 22.7%, và có 111 du khách có mua sắm, chiếm 79.3%
Tiêu chí Số lượt Đánh giá của du khách (%) GTTB 1 2 3 4 5 Giá cả 111 1.8 15.3 45.0 33.3 4.5 3.23 Sự đa dạng các mặt hàng 111 0 9.0 48.7 36.0 6.3 3.48 Thái độ phục vụ 111 0 9.9 46.8 37.9 5.4 3.52 Chất lượng sản phẩm 111 0 7.3 45.0 42.3 5.4 3.51
(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra)
Chú thích: Thang đi m Likert 1 = rất không hài lòng
2 = không hài lòng 3 = ình thường 4 = hài lòng
5 = rất hài lòng
Qua bảng khảo sát có thể nhận thấy phần lớn khách du lịch cảm nhận dịc vụ mua sắm ở chợ Hội An ở mức bình thường và hài lòng.
Với tiêu chí giá cả, có 45.0% khách cho rằng dịch vụ mua sắm ở đây ở mức bình thường, 33,3% đánh giá hài lòng và 4,5% cảm thấy rất hài lòng. Trong khi đó có 15,3% khách không hài lòng và 1;8% khách cảm thấy rất không hài lòng. Đa số khách đánh giá giá cả ở chợ Hội An ở mức chấp nhận được, nhiều du khách tỏ ra thích thú vì theo họ, chợ Hội An có rất nhiều mặt hàng đẹp mắt, chất lượng tốt nhưng giá cả vừa phải và rẻ hơn rất nhiều so với các cửa hiệu trong khu phố cổ. Tuy nhiên vẫn có một lượng khách không nhỏ cảm thấy không hài lòng. Khi điều tra nguyên nhân chúng tôi được biết du khách cảm thấy không vui khi có sự phân biệt giá giữa khách trong và ngoài nước và giữa khách du lịch với người dân bản địa.
Vốn được mệnh danh là thiên đường hàng mỹ nghệ nên du khách đánh giá khá hài lòng về sự đa ạng sản ph m ở chợ Hội An. Có 48,7% du khách đánh giá bình thường và 36,0% du khách đánh giá hài lòng. Với một ngôi chợ truyền thống, đây có thể xem là những dấu hiệu tốt. Một bộ phận du khách cảm thấy rất hài lòng về sự đa dạng của hàng hóa (6,3%) bởi khách du lịch cảm thấy ấn tượng về những mặt hàng đủ mẫu mã, màu sắc, chủng loại từ ẩm thực, hàng thủ công đến đồ trang sức. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận khách không hài lòng bởi theo họ hàng hóa tuy nhiều nhưng chỉ có một vài mặt hàng mang được đặc trưng, thương hiệu Hội An như lồng đ n, gốm Thanh Hà hay mộc Kim Bồng, còn lại đa số các mặt hàng đều giống ở các khu du lịch khác, chưa thật sự ấn tượng.
Thái độ phục vụ là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định đến sự hài
lòng của khách. Có thể thấy, giống như dịch vụ ăn uống, đa số khách du lịch hài lòng với thái độ phục vụ của người bán ở chợ Hội An. Trong số lượt đánh giá có 46.8% du khách đánh giá bình thường, 37,9% du khách đánh giá hài lòng. Ngoài ra, một số du khách cảm thấy rất hài lòng về sự tận tình phục vụ của một số chủ quầy (5,4%). Khách được tư vấn và thử đồ miễn phí, nếu cảm thấy không vừa ý, khách có thể đi nhưng vẫn nhận được nụ cười và lời chào lịch sự từ người bán. Tuy nhiên,
một bộ phận du khách cảm thấy không hài lòng với một số quầy hàng khi chủ quầy còn tỏ ra chậm chạp và có thái độ thờ ơ với khách (9,9%).
Tiêu chí chất lượng sản ph m cũng nhận được khá nhiều đánh giá tích cực từ du khách. Có khá nhiều du khách tỏ ra hài lòng (42,3%) với những sản phẩm có giá thành rẻ nhưng có chất lượng tốt như hàng thủ công, hàng trang sức. Một bộ phận khách đánh giá bình thường (45,0%) và không hài lòng (5,4%) vì họ cho rằng hàng hóa chưa thể đánh giá được khi chưa trải qua thời gian dùng thử và một bộ phận khác cho rằng sản phẩm lưu niệm thường có mẫu mã đẹp nhưng chất lượng không được chú trọng nhiều.
Như vậy, qua số liệu trên có thể thấy rằng dịch vụ mua sắm ở chợ Hội An thu hút một lượng không nhỏ khách du lịch. Với lượng khách đông và có phản hồi tích cực, chắc chắn dịch vụ mua sắm ở chợ thật sự phát triển và đã có một sự đóng góp quan trọng vào sự phát triển du lịch chung của thành phố.
2.1.3. Chợ truyền thống là điều kiện phát triển du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng - homestay tại phố cổ Hội An đang được nhiều du khách quan tâm lựa chọn vì sự mới mẻ, dân dã. Chỉ trong một khoảng thời gian du lịch ngắn, du khách vừa có cơ hội thưởng ngoạn nhiều vẻ đẹp của di sản văn hóa thế giới, vừa có thể hiểu thêm về nếp ăn ở, sinh hoạt, văn hóa của cư dân Hội An. Bên cạnh đó, du lịch Hội An ngày càng phát triển mạnh thì dẫn đến hệ lụy là số lượng phòng khách sạn không đáp ứng đủ nhu cầu lưu trú cho du khách, đặc biệt vào các mùa lễ hội. Do đó, nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách đồng thời khắc phục điểm yếu về thiếu cơ sở lưu trú, từ năm 2013, du lịch homestay đã được Hội An xây dựng thành điểm mạnh cho du lịch phố Hội. Dịch vụ này đã nhận được sự tham gia rất nhiệt tình của du khách đặc biệt là khách quốc tế. Theo ông Lê Hồ Phước Vĩnh - đại