Phát thanh sử dụng công nghệ 3G

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G (Khảo sát trường hợp Viettel Radio) (Trang 30 - 33)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Phát thanh sử dụng công nghệ 3G

1.2.1. Sự ra đời của phát thanh sử dụng công nghệ 3G

Phát thanh sử dụng công nghệ 3G là một khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Có thể nói, đây là mô hình phát thanh hiện đại, có phương thức phát sóng khác với phát thanh truyền thống, không phát sóng analog, mà phát qua đường truyền mạng 3G tới các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng... Mô hình phát thanh này là Audio On Demand (AOD), radio theo yêu cầu. Nói cách khác, đây là dịch vụ thông tin – giải trí dưới dạng radio trên điện thoại di động, công chúng tiếp nhận phải trả tiền khi sử dụng/ nghe/ tải các dịch vụ này.

Do công nghệ ngày càng phát triển với bước chuyển mình nhanh chóng từ analog sang số, người ta nhận ra rằng có nhiều chức năng của hệ thống phát thanh có thể được thực hiện nhờ các chương trình phần mềm. Thay cho việc sử dụng các chi tiết hay các mạch điện tử, phát thanh được xác định bằng phần mềm, dùng các phần mềm có thể tải về trên các bộ xử lý. Nhờ vậy, việc thiết kế máy thu trở nên đơn giản và mềm dẻo hơn. Hiện nay, công nghệ phát thanh với phần mềm đang tìm kiếm những giải pháp để đảm bảo hài hoà giữa việc đáp ứng các tiêu chuẩn đã có, khả năng nâng cấp và giá thành.

Nhiều người tin rằng, trong vài năm tới, thính giả nghe phát thanh sẽ sử dụng điện thoại di động để nghe nhiều hơn là những người sử dụng các máy thu thanh. Xu hướng sắp tới của công nghệ không dây và các dịch vụ giải trí di dộng chắc chắn phải đáp ứng yêu cầu tốc độ bit cao, chất lượng thu di động ổn định và tốt bên cạnh giá thành hợp lý. Qua sự đánh giá các công nghệ khác nhau, ta có thể thấy rằng khó có thể có một thiết bị di động nào có khả năng cung cấp tất cả các dịch vụ khác nhau mà chỉ dựa trên một công nghệ duy nhất. Đối với liên lạc dạng điểm tới điểm, mạng điện thoại di động là sự lựa chọn tốt hơn. Nhưng đối với dạng truyền từ một điểm tới nhiều điểm, phát thanh vẫn là giải pháp hữu hiệu nhất. Thêm vào đó, các nhà cung

cấp dịch vụ phát thanh có thể dựa trên ưu điểm của DAB là có khả năng truyền các dữ liệu lớn mà không cần thu thêm phí tải dữ liệu. Nó cũng có thể dễ dàng tích hợp với công nghệ viễn thông để đưa ra các dịch vụ tương tác.

Với các điện thoại di động đưa ra thị trường vào đầu những năm 90, người dùng có được một khả năng mới là có thể liên lạc được với nhau ở bất kỳ đâu và vào bất kỳ lúc nào. Sự gia tăng của số lượng thuê bao điện thoại di động trên toàn thế giới trong thập kỷ vừa qua đã chứng tỏ sự tiện lợi và mong muốn của người dùng luôn giữ được liên lạc trong tầm tay. Công nghệ viễn thông đã phát triển mạnh mẽ, chuyển mình từ hệ thống analog POTS sang hệ thống di động thế hệ 3- 3G hiện nay. Ưu điểm chính của hệ thống 3G là ưu điểm của hệ thống liên lạc hai chiều và khả năng cung cấp tốc độ dữ liệu lên tới 2Mbit/s. Khả năng này vượt trên những gì mà hệ thống công nghệ phát thanh số hiện nay có thể cung cấp. Về mặt lý thuyết, điều đó có nghĩa là 3G cũng có thể cung cấp các chương trình phát thanh và thêm vào đó một ưu điểm vượt trội là nó có kênh phản hồi liên lạc trở lại từ phía người nghe - một điều không thể thiếu cho các dịch vụ tương tác hai chiều.

Trên nền tảng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thì các nhà mạng có thể đáp ứng những dịch vụ cho thiết bị di động phong phú, đa dạng hơn. Đồng thời, người sử dụng điện thoại di động cũng có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với những tiện ích giải trí, những tiện ích phục vụ cho công nghệ… phù hợp với nhu cầu cá nhân. Sự phát triển của công nghệ viễn thông kết hợp với số hóa trong công nghệ phát thanh đã mở ra một cơ hội mới cho phát thanh trên điện thoại di động. Hình thức phát thanh này đang dần thay thế hình thức phát thanh truyền thống mang tính thụ động và chất lượng âm thanh không cao, khả năng can nhiễu thấp. Trong khi các công cụ nghe radio đang dần bị “tuyệt chủng”, thì chiếc điện thoại di động với khả năng cơ động, nhỏ gọn là giải pháp thay thế hữu hiệu nhất.

1.2.2. Quy trình sản xuất chương trình phát thanh trên điện thoại di động 3G động 3G

So với quy trình sản xuất một chương trình phát thanh truyền thống, để làm ra một sản phẩm phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G, các bước trong quy trình sản xuất không khác gì mấy, ngoài sự khác biệt rõ rệt nhất của phương thức phát sóng. Điều này sẽ được minh chứng qua sơ đồ như sau: Mạng di động 2G/3G Hệ thống IVR (Interactive Voice Response) Tổng đài di động MSC Khách hàng 2G nxE1 Streaming server Wap/web server

Storage lưu trữ nội dung Radio on

Demand

Live Audio Encoder (thu kênh VoV và mã hóa)

Near Live Audio Encoder (phát các đoạn chương trình

thành kênh Radio)

Server quản lý hệ thống, quản lý người dùng.

Cung cấp giao diện đưa nội dung lên hệ thống, giao diện với hệ thống Billing để tính cước.. Khách hàng GPRS/ EDGE/3G RTP/RTSP/HTTP WAP/HTTP IP/RTP IP/RTP

Hình 1.1. Quy trình sản xuất chương trình phát thanh trên điện thoại 3G (Nguồn: Đề án Viettel Radio) (Nguồn: Đề án Viettel Radio)

Mô tả chức năng các phần tử:

- Live Radio encoder: Thực hiện thu các kênh Radio của Đài tiếng nói Việt Nam, mã hóa thành tín hiệu IP để cung cấp cho hệ thống IVR và hệ thống Streaming server.

- Near Live Radio: Thực hiện chức năng phát các nội dung sẵn có (tự sản xuất) theo lịch thành một kênh radio.

- Storage: Lưu trữ các nội dung Radio on Demand

- IVR (Interactive Voice Response): Hệ thống cung cấp dịch vụ radio cho khách hàng 2G, kết nối với tổng đài thông qua trung kế nxE1.

- Hệ thống Streaming server: Cung cấp dịch vụ cho khách hàng di động qua kết nối chuyển mạch gói, kết nối với mạng chuyển mạch gói của di động (PS).

- Server quản lý hệ thống: Quản lý thuê bao, cung cấp giao diện đưa nội dung, duyệt nội dung và cung cấp giao diện với hệ thống billing phục vụ cho tính năng tính cước…

Các chức năng chính:

- Nghe kênh radio trực tiếp

- Nghe nội dung radio, âm nhạc, thông tin… theo yêu cầu - Download các nội dung theo yêu cầu

- Đăng ký, hủy đăng ký dịch vụ qua tin nhắn SMS

- Sử dụng dịch vụ qua truy cập cổng (Wap portal) hoặc client cài sẵn trên máy

- Chức năng tìm kiếm nội dung

- Hỗ trợ các dòng điện thoại thông dụng của Nokia, Samsung, LG, Iphone…

Để hoàn thành một chương trình radio dưới dạng file âm thanh audio hay video đến thiết bị di động thì có thể hiểu nó được truyền dưới dạng sơ đồ như trên.

Khi yêu cầu về sử dụng dịch vụ của khách hàng được gửi về hệ thống, các yêu cầu này sẽ được hệ thống trung tâm gửi lại thiết bị di động thông qua các IP (Internet Protocol).

1.3. Sự phát triển của công nghệ di động và sự ra đời của Viettel Radio

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G (Khảo sát trường hợp Viettel Radio) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)