3.3.3 .Về giá thành sản phẩm
1. Quy trình sản xuất chương trình phát thanh trên điện thoại 3G
(Nguồn: Đề án Viettel Radio)
Mô tả chức năng các phần tử:
- Live Radio encoder: Thực hiện thu các kênh Radio của Đài tiếng nói Việt Nam, mã hóa thành tín hiệu IP để cung cấp cho hệ thống IVR và hệ thống Streaming server.
- Near Live Radio: Thực hiện chức năng phát các nội dung sẵn có (tự sản xuất) theo lịch thành một kênh radio.
- Storage: Lưu trữ các nội dung Radio on Demand
- IVR (Interactive Voice Response): Hệ thống cung cấp dịch vụ radio cho khách hàng 2G, kết nối với tổng đài thông qua trung kế nxE1.
- Hệ thống Streaming server: Cung cấp dịch vụ cho khách hàng di động qua kết nối chuyển mạch gói, kết nối với mạng chuyển mạch gói của di động (PS).
- Server quản lý hệ thống: Quản lý thuê bao, cung cấp giao diện đưa nội dung, duyệt nội dung và cung cấp giao diện với hệ thống billing phục vụ cho tính năng tính cước…
Các chức năng chính:
- Nghe kênh radio trực tiếp
- Nghe nội dung radio, âm nhạc, thông tin… theo yêu cầu - Download các nội dung theo yêu cầu
- Đăng ký, hủy đăng ký dịch vụ qua tin nhắn SMS
- Sử dụng dịch vụ qua truy cập cổng (Wap portal) hoặc client cài sẵn trên máy
- Chức năng tìm kiếm nội dung
- Hỗ trợ các dòng điện thoại thông dụng của Nokia, Samsung, LG, Iphone…
Để hoàn thành một chương trình radio dưới dạng file âm thanh audio hay video đến thiết bị di động thì có thể hiểu nó được truyền dưới dạng sơ đồ như trên.
Khi yêu cầu về sử dụng dịch vụ của khách hàng được gửi về hệ thống, các yêu cầu này sẽ được hệ thống trung tâm gửi lại thiết bị di động thông qua các IP (Internet Protocol).
1.3. Sự phát triển của công nghệ di động và sự ra đời của Viettel Radio
1.3.1. Sự phát triển của công nghệ di động
Xét trên tiêu chuẩn về công nghệ, chiếc điện thoại di động có một lịch sử phát triển khá dài. Khởi đầu từ công nghệ 1G và cho đến nay là công nghệ mới xuất hiện 4G.
Việt Nam đang trong quá trình tiến lên và phát triển công nghệ 3G. Thế nhưng 3G và các G tiền nhiệm, và các G tương lai là gì thì không phải ai cũng nắm rõ.
G là chữ viết tắt của Generation wireless telephone technology: Công nghệ điện thoại di động (không dây).
Thế hệ thứ nhất (1G): Là hệ thống truyền tín hiệu.
Tín hiệu tương tự analog là mạng điện thoại di động đầu tiên của nhân loại, ra đời ở Nhật năm 1979. Những công nghệ chính thuộc thế hệ thứ nhất này có thể kể đến AMPS (Advanced Mobile Phone System), TACS (Total Access Communication System), JTACS (Japan TACS), NMT (Nordic Mobile Telephone). Những điểm yếu của thế hệ 1G là dung lượng thấp, xác suất rớt cuộc gọi cao, khả năng chuyển cuộc gọi không tin cậy, chất lượng âm thanh kém, không có chế độ bảo mật,…
Thế hệ thứ hai (2G). Điểm khác biệt nổi bật giữa 1G và 2G là sự chuyển đổi từ điện thoại dùng tín hiệu tương tự (analog) sang tín hiệu số (digital). 2G có thể phân ra 2 loại: 2G dựa trên nền TDMA (Time – Division Multiple Access: đa truy cập phân chia theo thời gian) và 2G dựa trên nền CDMA (Code Division Multiple Access: đa truy cập phân chia theo mã). Các chuẩn công nghệ chủ yếu của 2G bao gồm:
- IS – 136 được biết đến với tên D-AMPS (Digital – AMPS), thuộc TDMA.
- IS – 95 còn được gọi là CDMA One thuộc CDMA, thường được gọi ngắn là CDMA.
- GSM (Global System for Mobile Communication) thuộc TDMA, được sử dụng trên tất cả các quốc gia trên 6 lục địa. Ngày nay, công nghệ GSM được sử dụng với 80% điện thoại di động trên thế giới.
Ưu điểm của 2G là chất lượng cuộc gọi thoại và mức độ bảo mật cá nhân cao, được triển khai một số dịch vụ dữ liệu như Email và SMS. Hệ thống kỹ thuật số được thiết kế giảm bớt năng lượng sóng radio phát ra từ điện thoại. Nhờ vậy, có thể thiết kế điện thoại 2G nhỏ gọn hơn, đồng thời giảm chi phí đầu tư những trạm phát sóng. Tuy nhiên, 2G có nhược điểm là ở những nơi dân cư thưa thớt, sóng kỹ thuật số có thể yếu có thể không tới được các trạm phát sóng nên chất lượng truyền sóng cũng như chất lượng cuộc gọi cũng sẽ bị giảm đáng kể.
Thế hệ 2,5G: Được dùng miêu tả hệ thống di động 2G được trang bị hệ thống chuyển mạch gói bên cạnh hệ thống chuyển mạch kênh truyền thống (Chuyển mạch kênh là thiết lập một kênh vật lý từ đầu đến cuối, chẳng hạn như mạng điện thoại cố định. Chuyển mạch gói là các dữ liệu cần chuyển được chia nhỏ ra thành các gói (hay khung) có kích thước và định dạng nhất định. Mỗi gói như vậy sẽ được chuyển riêng rẽ và có thể dịch chuyển trong cùng thời điểm. Khi toàn bộ các gói dữ liệu đã đến nơi nhận thì chúng sẽ được hợp lại thành dữ liệu ban đầu). Chuẩn chính của 2,5G là GPRS (General Packet Radio Service) và EDGE (Enhanced Data Rates for GSM Evolution) và IS – 95B. GPRS là một bước phát triển tiếp theo để cung cấp dịch vụ dữ liệu tốc độ cao cho người dùng GSM và IS – 136.
Thế hệ thứ ba (3G). Mạng 3G là tiêu chuẩn truyền thông di động băng thông rộng thế hệ thứ 3 tuân thủ theo các chỉ định trong IMT-2000 (International Mobile Telecommunications - 2000) của Tổ chức Viễn thông thế giới. Công nghệ 3G cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...), với cả hai hệ thống là chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh. Công nghệ 3G lần đầu tiên xuất hiện
dưới hình thức thương mại tại Nhật Bản vào năm 2001. Năm 2003, dịch vụ 3G bắt đầu có mặt tại châu Âu. Tại châu Phi, mạng 3G được giới thiệu đầu tiên ở Ma-rốc vào cuối tháng 3 năm 2007. Tại Việt Nam, sự xuất hiện của 3G còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, nhu cầu của người dùng về những ứng dụng mà loại công nghệ này mang lại thực sự là rất “nóng”, không chỉ bởi hiệu ứng lan truyền, mà chủ yếu do những lợi ích thực sự nó có thể đem lại cho người sử dụng. Các nhà mạng đã nhanh chóng lựa chọn 3G như một công cụ để thâm nhập vào thế giới truyền thông đại chúng, trong đó nổi bật là ứng dụng báo mạng điện tử, truyền hình và phát thanh trên điện thoại di động 3G.
Ưu điểm vượt trội của 3G so với các thế hệ băng thông trước, đó là tốc độ cho phép truyền và nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Tốc độ tối thiểu khi đi bộ hoặc đứng yên là 2Mbps, còn khi đang sử dụng phương tiện giao thông là 384Kbps. Tốc độ download dữ liệu trên điện thoại di động có thể lên tới 7.2Mbps.
Công nghệ 3G hỗ trợ một phạm vi rộng các ứng dụng, dịch vụ trên nền công nghệ di động mà trước đây chỉ có thể khai thác trên máy tính cá nhân. Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa dạng như: âm nhạc chất lượng cao; chất lượng video sắc nét; xem truyền hình số với hàng loạt kênh truyền hình nội địa và quốc tế; gửi và nhận email với file đính kèm dung lượng lớn; điện thoại truyền hình; các dịch vụ tìm kiếm địa điểm, bản đồ; theo dõi camera an ninh; điều khiển từ xa; chơi games online; mua sắm và thanh toán các giao dịch trực tuyến; dịch vụ định vị toàn cầu (GPS)... Về nguyên tắc, người dùng di động có hỗ trợ công nghệ 3G giờ đây có thể tiếp cận với các ứng dụng giống như trên các máy tính cá nhân. Thậm chí, với tính cơ động, tốc độ, và sự linh hoạt cao hơn hẳn.
Trong các dịch vụ của 3G, cuộc gọi video thường được mô tả như một dịch vụ trọng tâm của sự phát triển. Công nghệ 3G cho phép truy cập Internet không dây và các cuộc gọi có hình ảnh. Hệ thống 3G yêu cầu một mạng truy cập radio hoàn toàn khác so với hệ thống 2G hiện nay. Công nghệ của 3G là UMTS (Universal Mobile Telecommunications System) sử dụng kỹ thuật băng rộng W (Wideband) – CDMA, gồm có UMTS – CDMA2000 và TD-SCDMA.
Thế hệ 3,5G: 3,5G là những ứng dụng được nâng cấp dựa trên công nghệ hiện có của 3G. Công nghệ của 3,5G chính là HSDPA (Hight Speed Downlink Package Access). Đây là giải pháp mang tính đột phá về mặt công nghệ, được phát triển dựa trên cơ sở của hệ thống 3G W – CDMA.
4G - Thế hệ và công nghệ di động tƣơng lai
2G tuy đã được tối ưu hoá cho các dịch vụ thoại thời gian thực nhưng chúng có khả năng hạn chế trong việc cung cấp các dịch vụ đa phương tiện băng rộng bởi tốc độ truyền dữ liệu chậm và màn hình hiển thị nhỏ. 3G – đang trong quá trình phát
triển với tốc độ dữ liệu nhanh hơn và có màn hiển thị tốt hơn các hệ thống 2G. Tuy nhiên, khả năng của hệ thống 3G không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của các dịch vụ truyền thông đa phương tiện dựa trên Internet. Điều này đặt ra là phải có một thế hệ tiếp theo của mạng thông tin di động. 4G là một giải pháp để vượt lên những giới hạn và những điểm yếu của mạng 3G.
Mặc dù thuật ngữ 4G vẫn chưa được bất kỳ một tổ chức chuẩn hóa nào định nghĩa một cách rõ ràng, tuy nhiên mạng 4G được kỳ vọng với các đặc điểm nổi bật nhất là cung cấp khả năng kết nối ABC (Always Best Connected – luôn luôn được kết nối tốt nhất). Một kết nối vô tuyến đúng nghĩa: rộng khắp, mọi lúc, mọi nơi, không kể mạng thuộc nhà cung cấp nào, không kể người dùng điện thoại di động gì. Với 4G, tốc độ Internet không dây
sẽ ngang ngửa với băng rộng DSL và modem cáp, tức là nhanh hơn 4 lần so với các mạng không dây hiện nay.
Hình 1.2: Sơ đồ tóm lược quá trình phát triển của mạng thông tin di động tế bào. (Nguồn: [25])
Trên nền tảng sự phát triển vượt trội của công nghệ thì các nhà mạng có thể đáp ứng những dịch vụ cho thiết bị di động phong phú, đa dạng hơn. Đồng thời, người sử dụng điện thoại di động cũng có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với những tiện ích giải trí, những tiện ích phục vụ cho công nghệ… phù hợp với nhu cầu cá nhân.
1.3.2. Sự ra đời của Viettel Radio
Để cho sự ra đời một sản phẩm báo chí mới dựa trên những ứng dụng công nghệ, nhóm nghiên cứu Viettel Radio đã dựa trên những vấn đề mấu chốt, đó là:
Theo quy hoạch của chính phủ đến năm 2015 toàn quốc sẽ chuyển sang phát thanh số chứ không truyền phát Analog như trước nữa. Nếu đầu tư cho mô hình truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh thì yêu cầu chi phí rất tốn kém, khả năng thu hồi vốn rất lâu. Trong khi đó, chi phí đầu tư cho Radio lại ít hơn rất nhiều. Khi phân tích chiều hướng phát sóng của VTC cũng như
truyền hình cáp Việt Nam, nhóm nghiên cứu của Viettel nhận ra có những điểm tương đồng như truyền qua trục cáp quang. Họ nhận thấy điện thoại di động hoàn toàn có thể truyền tải được âm thanh và hình ảnh. Nhóm nghiên cứu đã phối hợp với Viện Nghiên cứu của Viettel để đưa ra một mô hình phát sóng phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng sẵn có. Mặt khác, sóng điện thoại của Viettel lại có thể truyền tải âm thanh chất lượng cao. Đó là một lợi thế mà không phải bất cứ công ty viễn thông nào cũng có.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu nhận thấy mặc dù, cả nước có 288 trạm phát sóng FM, 11 trạm phát sóng Đài phát cấp phường, xã, thế nhưng chỉ có 36% dân số ở 6 thành phố lớn nghe đài hằng ngày. Trong khi đó, mạng viễn thông Viettel hiện nay phủ sóng khắp cả nước, tới cả những vùng xa xôi, biên giới, hải đảo… Toàn bộ người dân ở bất kỳ đâu cứ có sóng điện thoại là có thể nghe được Radio.
Vấn đề cần tìm lời giải là tại sao hiện nay ở nước ta có rất nhiều kênh phát thanh với các sự lựa chọn khác nhau như Đài tiếng nói Việt Nam, các đài phát thanh địa phương, đến các kênh phát thanh qua mạng Internet… nhưng chưa thể đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng, chưa thu hút được đông đảo thính giả, chưa tạo ra được sự hứng thú, thói quen cho người nghe.
Cửa ngõ phát thanh trên điện thoại di động 3G có rất nhiều tiềm năng mà chưa nhà mạng nào khai thác. Đó chính là con đường tất yếu cho Viettel Radio ra đời. Trải qua một quá trình thai nghén và chuẩn bị lâu dài, chương trình đầu tiên của Viettel Radio đã được phát sóng vào ngày 02/09/2010, đánh dấu sự xuất hiện của kênh phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G đầu tiên tại Việt Nam.
Viettel Radio do Ban dự án phát thanh – truyền hình Viettel (thuộc phòng chiến lược kinh doanh – Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel) đầu tư thực hiện và trực tiếp quản lý trong thời gian thử nghiệm. Sau khi thử nghiệm
thành công, chuyển sang giai đoạn kinh doanh, toàn bộ nội dung, đội ngũ nhân viên và hạ tầng kỹ thuật được chuyển giao cho Trung tâm phát triển nội dung Viettel nay là Trung tâm Media tiếp quản. Viettel Radio đã trải qua 3 tháng thử nghiệm và quá trình hơn 5 năm phát sóng kinh doanh.
1.3.3. Các giai đoạn phát triển của Viettel Radio Giai đoạn thử nghiệm (09-2010 đến 11-2010) Giai đoạn thử nghiệm (09-2010 đến 11-2010)
Do tính chất, mục đích của việc làm phát thanh là để kinh doanh và thu lợi nhuận nên Viettel Radio chỉ được đầu tư và phát sóng thử nghiệm (miễn phí) trong khoảng thời gian 3 tháng (từ 2/9/2010 đến hết tháng 11/2010). Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn về vốn, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cũng như nhân lực, lại đối mặt với những thách thức về việc làm sao để thu hút thính giả và tạo chỗ đứng, Viettel Radio đã tập trung sản xuất 5 chuyên mục lớn bao gồm Bản tin tổng hợp, Hộp âm nhạc, Sách nói, Radio Blog và Diễn đàn theo một fomat riêng và hoàn toàn khác biệt. Sở dĩ, Viettel Radio lựa chọn những chuyên mục này bởi đây là những nội dung phổ biến, được nhiều người quan tâm nhưng lại chưa có kênh phát thanh nào thể hiện theo phương thức mới. Trong quá trình sản xuất, phát sóng do nhu cầu của thính giả cũng như đánh giá hiệu quả mang lại, Viettel Radio đã có những thay đổi, điều chỉnh về nội dung như thay đổi tên chuyên mục, bổ sung thêm các chương trình/chuyên mục mới, trong đó có chuyên mục “Tình yêu giới tính”, và dừng sản xuất những chuyên mục không phát triển (Diễn đàn).
Sau khi ra đời, cũng do vấn đề kinh phí, thời gian đầu tiên các chương trình của Viettel Radio được đặt nhờ trên trang chủ MobiTv.vn, (wap site xem truyền hình trên điện thoại di động 3G của Viettel) với một đường link có tên Mobitv.vn/Radio. Đây là sợi dây đầu tiên báo hiệu sự xuất hiện của Viettel Radio, cũng là đầu mối duy nhất để thính giả biết đến.
Đối tượng đầu tiên mà Viettel Radio hướng đến phải hội tụ các yếu tố: là thuê bao của Viettel và sử dụng điện thoại di động 3G. Do yếu tố cạnh tranh khốc liệt nên việc truyền thông quảng bá rộng rãi cho một mô hình phát thanh mới dường như không được áp dụng, đó cũng là chiến lược kinh doanh của các nhà quản lý để đảm bảo yếu tố bản quyền. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng này chính là cơ sở để Viettel Radio tạo dựng hình ảnh cho mình. Việc mở rộng số lượng khách hàng sẽ được tính ở bước hai sau quá trình thử nghiệm thành công.
Trong thời gian thử nghiệm, Viettel Radio do Ban dự án phát thanh – truyền hình Viettel (thuộc phòng chiến lược kinh doanh – Tập đoàn Viettel) đầu tư thực hiện và trực tiếp quản lý. Kết thúc quá trình thử nghiệm thành công, toàn bộ ê-kíp, đội ngũ sản xuất và hạ tầng kỹ thuật được chuyển giao cho Trung tâm phát triển nội dung Viettel nay là Trung tâm Media tiếp quản.