Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G (Khảo sát trường hợp Viettel Radio) (Trang 104 - 107)

7. Bố cục của luận văn

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Về sơ sở pháp lý

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có luật nào quy định Radio Mobile là một loại hình báo chí phát thanh trên điện thoại di động, tức là nó chưa hề được cấp giấy phép hay được hành lang pháp lý bảo hộ. Viettel Radio cũng là một kênh hoàn toàn mới, kênh phát thanh đầu tiên phát trên điện thoại 3G tại Việt Nam. Việc đi tiên phong cũng đặt ra rất nhiều thách thức đối với nhà mạng. Hiện tại, Viettel Radio chưa được coi là một cơ quan báo chí chính

thống, tức là hội tụ đủ tiêu chuẩn về nhân lực, cơ sở hạ tầng cũng như mục đích, tôn chỉ hay sự bảo đảm hoạt động theo đúng pháp luật do Nhà nước quy định cũng như về chất lượng của thông tin.

Tuy Radio trên Mobile ra đời chưa lâu nhưng đang manh nha những tia hi vọng sẽ phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng tiếp nhận thông tin phổ biến trong đời sống hiện đại. Chính vì vậy, việc sớm có một khung pháp lý chính thức cho dịch vụ Radio Mobile là cần thiết. Bởi, trước tiên nó xuất phát từ lợi ích người sử dụng. Hơn nữa là vì sự phát triển của phát thanh nói riêng và báo chí nói chung. Báo chí vốn được coi là công cụ truyền bá văn hóa và định hướng dư luận, nếu một dịch vụ báo chí mới xuất hiện và được công chúng quan tâm như Radio Mobile thì nó cũng nên được quản lý chặt chẽ.

Đứng trước yêu cầu của sự phát triển, xu hướng xã hội hóa hoạt động quản lý cũng là một đòi hỏi tất yếu đối với các dịch vụ về báo chí trên thiết bị di động. Xét trên cả hai phương diện quản lý nội dung và quản lý con người đều có thể thấy rõ được xu hướng này.

Về mặt quản lý nội dung: Đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, và hoạt động theo những quy định của pháp luật, tất cả các sản phẩm cung cấp trên điện thoại di động đều cần được quản lý thống nhất về mặt nội dung. Tuy nhiên, quản lý nội dung không đồng nghĩa phải quản lý tất cả các công đoạn làm ra sản phẩm.

Để dịch vụ khá mới mẻ này phát triển, đi cùng với yêu cầu đảm bảo tính định hướng, tính tư tưởng trong sản phẩm, nhất định các công đoạn sản xuất bản tin phải được chuyên môn hoá cao, phân công lao động chặt chẽ và giảm bớt chi phí đầu vào, tiết kiệm thời gian và hạ giá thành sản phẩm. Điều này đòi hỏi các nhà cung cấp mạng luôn phải cân nhắc nhiều hơn với các phương án đầu tư cho hoạt động tác nghiệp của mình. Và sẽ không có một lý do nào khiến các nhà quản lý truyền thông có thể từ chối khai thác các nguồn

chương trình đảm bảo được yêu cầu về nội dung, kỹ thuật và cả giá thành hạ do xã hội cung cấp. Về mặt lợi ích, hiển nhiên các nhà cung cấp mạng sẽ buộc phải nghĩ nhiều đến việc có thể giao, khoán, mua, trao đổi một công đoạn nào đó trong quy trình sản xuất cho một đơn vụ kinh tế nghiệp vụ khác (bất kể đơn vị đó là Nhà nước hay tư nhân), hơn là quyết định đầu tư công sức và một khoản kinh phí lớn hơn gấp nhiều lần để tự làm ra một sản phẩm có chất lượng tương tự.

3.3.2. Về bản quyền nội dung

Bản quyền nội dung đang là vấn đề nóng hổi đối với các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, trong đó có cả báo chí. Thực tế, vấn đề bản quyền ở Viettel Radio còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ. Bên cạnh các chương trình tin tức được Thông tấn xã Việt Nam bảo hộ bản quyền, các nội dung âm nhạc sử dụng bản quyền từ cộng đồng âm nhạc Keeng.vn. Còn các chương trình khác đều được chuyển thể từ văn bản sách, báo in hoặc báo mạng sang dạng audio, đặc biệt là dịch vụ đọc truyện Istory. Đây là một kẽ hở mà Viettel Radio cần khắc phục để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Đối với từng mảng nội dung khác nhau, Viettel Radio có thể có những phương thức khác nhau để hợp thức hóa vấn đề bản quyền nội dung của mình. Nhóm chương trình tin tức, cách thức đơn giản là ký hợp đồng với các cơ quan báo chí chính thống để dẫn nguồn. Các cơ quan báo chí này sẽ bảo hộ bản quyền cho tất cả các nội dung mà Viettel Radio phát sóng. Còn đối với chuyên đề Đọc truyện Istory, nhóm sản xuất có thể ký hợp đồng, chia sẻ lợi nhuận đối với các nhà sách hoặc ký trực tiếp với các tác giả để đảm bảo việc chuyển thể truyện sang dạng audio không vấp phải vấn đề bản quyền sau khi phát sóng. Đảm bảo được bản quyền nội dung cũng sẽ giúp Viettel Radio phát triển bền vững trên con đường dài sắp tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G (Khảo sát trường hợp Viettel Radio) (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)