Lựa chọn hình thức thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G (Khảo sát trường hợp Viettel Radio) (Trang 100 - 103)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng chương trình

3.2.2. Lựa chọn hình thức thể hiện

Đặc trưng cơ bản đồng thời cũng là phương thức tác động duy nhất của báo phát thanh là sử dụng âm thanh tổng hợp bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc tác động vào thính giả. Nói cách khác, lời nói sinh động, âm nhạc chọn lọc và tiếng động phong phú là những phương tiện cơ bản để chương trình phát thanh dựng lên một thế giới sinh động, chân thực và gần gũi với cuộc sống đời thường qua những thông tin đa diện. Vì thế, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa biên tập viên và kỹ thuật viên để xây dựng một file âm thanh không chỉ đảm bảo đúng kịch bản, chất lượng âm thanh tốt, không phạm lỗi như cắt sót hoặc chèn nhạc không phù hợp với lời bình… mà còn tạo ra được một bức tranh sống động về cuộc sống hiện thực.

Việc nâng cao hiệu quả chương trình bằng âm nhạc và tiếng động sẽ đem đến những tác phẩm phát thanh hoàn thiện, tạo cảm giác hứng thú với người nghe. Ngoài việc sử dụng nhạc hiệu, nhắc cắt để tạo bản sắc cho chương trình và thói quen đối với thính giả thì nhạc dạo hay nhạc nền cũng tạo được hiệu ứng âm thanh rất lớn. Chỉ cần chèn vào lời đọc của phát thanh viên một đoạn nhạc không lời với tiết tấu hợp lý sẽ tạo được những hiệu quả ngoài mong đợi. Bên cạnh âm nhạc, tiếng động cũng có vai trò quan trọng quyết định thành công của một tác phẩm phát thanh. Ví dụ, đối với các tác

phẩm trong chuyên mục “Đọc truyện Istory” thì những âm thanh như tiếng bước chân, tiếng gió rít, tiếng gà gáy, tiếng ngựa phi… nếu biết kết hợp sẽ mang giá trị gợi tả và kích thích trí tưởng tượng của người nghe tốt hơn miêu tả bằng lời nói.

Các chương trình cũng cần tạo ra sự giao lưu mật thiết hơn nữa với thính giả. Để làm được điều này thì Viettel Radio có thể tổ chức các cuộc thi, các trò chơi trúng thưởng thông qua các chương trình. Việc làm này không những kích thích trí tò mò của thính giả, thu hút sự quan tâm của họ mà còn tạo được một mối liên hệ mật thiết giữa thính giả với chương trình, như những người bạn đồng hành mọi lúc, mọi nơi.

Hầu hết các chương trình Viettel Radio còn thiếu tính trực tiếp. Các thính giả tham gia vào chương trình chỉ mang tính chất gián tiếp bằng cách gửi thư hay gọi điện. Chính vì thế, để chương trình đỡ nhàm chán, đơn điệu cần chú ý tạo tình huống động (khách mời phòng thu, tọa đàm tại chỗ, giao lưu nối điện thoại trực tiếp với thính giả). Tuy nhiên, việc tổ chức các cuộc tọa đàm trực tiếp không phải lúc nào cũng thực hiện được vì còn liên quan đến nhiều yếu tố như kỹ thuật, thời gian, kinh phí... Tuy vậy, các phóng viên, biên tập viên chương trình hoàn toàn có thể linh hoạt, chủ động để tạo ra sự khác biệt.

Ngoài ra, các phóng viên, biên tập viên cần thống nhất trong cách đặt tên (giật tittle) các chương trình trong các chuyên mục. Tránh trường hợp cùng một nội dung lại có những cách gọi tên khác nhau sẽ dễ gây ra hiểu nhầm cho thính giả. Ví dụ, cùng một nội dung về các vụ án nổi tiếng với các phân tích, bình luận chuyên sâu lại có hai cách đặt tên chương trình, một là “Hồ sơ vụ án”, hai là “Phóng sự pháp luật”. Hoặc cùng một nội dung “Chia sẻ nỗi niềm” (trong chuyên mục “Tình yêu giới tính”) lại có những cách đặt tên khác là “Nghệ thuật ứng xử” hay “Mẹ chồng nàng dâu”. Điều này chứng tỏ

chưa có sự nhất quán ở chính người làm ra sản phẩm, vậy nên sẽ gây ra những thắc mắc cho thính giả.

Mỗi phóng viên, biên tập viên đều phải cố gắng tạo cho mình một phong cách riêng. Chính điều này sẽ góp phần tạo ra sự đa dạng, phong phú cho chương trình, có tác dụng làm cho chương trình thêm sinh động, hấp dẫn hơn.

Về phát thanh viên, một yếu tố vô cùng quan trọng làm nên thành công của một chương trình phát thanh. Phát thanh viên không những phải là người phát âm chuẩn, truyền tải được thông tin một cách tự nhiên mà còn phải ứng phó với mọi tình huống và diễn xuất được giọng nói ở nhiều nội dung kịch bản, hoàn cảnh khác nhau. Chính vì thế, đội ngũ phát thanh viên phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp hơn.

Hiện nay, hầu hết đội ngũ phát thanh viên của Viettel Radio là các phóng viên, biên tập viên tự xây dựng kịch bản và tự đọc trên sóng. Điều này một mặt góp phần làm phong phú giọng dẫn nhưng mặt khác nếu không được quan tâm đúng mức thì cách làm này cũng sẽ trở thành lực cản khiến các chương trình trở nên kém hấp dẫn, thậm chí gây ức chế, khó chịu với người nghe. Vì mỗi phóng viên, biên tập viên là một giọng đọc, một cách thức trình bày khác nhau, mà nhiều người trong đó thể hiện còn chưa hay, chưa thuyết phục vì chưa được qua đào tạo, giọng đọc đôi khi còn non nớt. Chính vì thế, có những chương trình rất hay nhưng qua cách thức thể hiện của phóng biên, biên tập viên đã làm hiệu quả chương trình giảm đi nhiều.

Mặt khác, chủ yếu các chương trình của Viettel Radio chỉ do một vài giọng dẫn sẽ tạo ra sự nhàm chán và mệt mỏi với người nghe. Vì vậy, mỗi chương trình đều nên thay đổi giọng dẫn liên tục và kết hợp nhiều giọng nam nữ để tạo ra những phối hợp nhịp nhàng, sinh động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G (Khảo sát trường hợp Viettel Radio) (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)