Khái niệm văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu từ mới với sự biến đổi xã hội trong báo chí tiếng việt thời kỳ đổi mới (1986 nay) (Trang 27 - 29)

1. Dẫn nhập

1.3. Quan niệm về văn hóa hữu hình và văn hóa phi hữu hình

1.3.1. Khái niệm văn hóa

Trong nghiên cứu về văn hóa, nhiều học giả cho rằng văn hóa (hiểu theo nghĩa rộng) nói chung bao gồm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần. Theo nghĩa rộng nhất của nó, văn hóa bao gồm những sáng tạo phong phú về vật chất và tinh thần của con người trong quá trình cải tạo hiện thực khách

quan. Những tri thức, các kết quả của hoạt động cải tạo xã hội và tự nhiên là

thành phần của văn hóa. Văn hóa khơng tự hạn chế vào một số biểu hiện của đời sống tinh thần, nó là tồn bộ cuộc sống cả vật chất lẫn tinh thần của từng cộng đồng người.

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy thơng qua hoạt động thực tiễn trong suốt quá trình lịch sử của mình. Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên và văn

hóa là sản phẩm đặc sắc nhất của con người. Có thể nói, văn hóa là sự hóa

thân của đời sống, nó thấm sâu vào mọi lĩnh vực và mọi hoạt động của con người, nó xuyên suốt xã hội. Nó biểu hiện trình độ người, trình độ xã hội, văn minh quốc gia, văn minh nhân loại.

Theo cách hiểu thơng thường, văn hóa là học thức, trình độ học vấn và

là lối sống lành mạnh,... của con người. Điều này dễ dàng nhận thấy trong sơ

hố, gia đình văn hố; sống có tình có nghĩa, có trước có sau, hay giúp đỡ, an ủi người cơ nhỡ, bất hạnh,... người ta gọi là người có văn hố. Cịn trong học thuật, văn hoá được hiểu theo một nghĩa khác:

TS Dương Ngọc Dũng xem ―Văn hoá là một hệ thống các giá trị chung

cho mọi thành viên của xã hội hay cộng đồng‖ [11].

Phan Ngọc xem ―văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng

trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân hay tộc người này mơ hình hố theo cái mơ hình tồn tại trong biểu tượng” [11].

Trần Ngọc Thêm trong cơng trình Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, được bộ Giáo dục và Đào tạo chọn làm giáo trình chính giảng dạy trong các ngành Khoa học Xã hội – xuất bản tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 (tái

bản 2003, 2004, 2006) đã định nghĩa văn hố như sau:

―Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do

con người sáng tạo và tích lũy trong q trình hoạt động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình‖ [11].

Chúng tơi cũng có cách tiếp cận riêng: Văn hóa là tồn bộ sáng tạo về

vật chất – tinh thần – ứng xử cho con người để ngày càng nâng cao nhu cầu sống tốt đẹp của con người.

Ở Trung Quốc cũng có nhiều quan niệm về văn hóa. Mao Trạch Đơng quan niệm rằng: ―Văn hóa là cái gương phản ánh chính trị, kinh tế xã hội; văn

hóa bị ảnh hưởng càng lớn, tác động đến chính trị, kinh tế xã hội càng lớn‖ [24].

Ơng Chu Hải Sinh có nói: ―Ngơn ngữ là cái cơ sở và là bộ phận tổ chức

quan trọng của văn hóa lồi người; mỗi một ngơn ngữ đều có thể diễn đạt ra

thế giới quan, phương thức tư duy, đặc tính xã hội, văn hóa, lịch sử… của dân

tộc đó mà người sử dụng đang ở‖ [24].

Khu Văn Vĩ cho rằng: ―văn hóa có nguồn gốc từ con người và cũng để phục vụ con người‖ [24].

Tóm lại, Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong q trình hoạt động thực tiễn và

trong sự tương tác giữa con người với mơi trường tự nhiên và xã hội của mình. văn hóa là sự hóa thân của đời sống, nó thấm sâu vào mọi lĩnh vực và mọi hoạt động của con người, nó xun suốt xã hội, biểu hiện trình độ người, trình độ xã hội, văn minh quốc gia và văn minh nhân loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu từ mới với sự biến đổi xã hội trong báo chí tiếng việt thời kỳ đổi mới (1986 nay) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)