Những từ mới thuộc về sự vật hiện tượng văn học, nghệ thuật, âm nhạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu từ mới với sự biến đổi xã hội trong báo chí tiếng việt thời kỳ đổi mới (1986 nay) (Trang 81 - 86)

1. Dẫn nhập

3.2. Những từ mới thuộc về sự vật hiện tƣợng văn học, nghệ thuật, âm

3.2.2. Những từ mới thuộc về sự vật hiện tượng văn học, nghệ thuật, âm nhạc

Thông qua phương pháp thống kê, đánh dấu, chúng tôi xác định được

24 từ mới về văn học, nghệ thuật, âm nhạc. Cụ thể là: âm hình, cơng chiếu, dạ

nhạc sống, phim điện ảnh, phim hoạt hình, phim nhựa, phim nổi, phim tryuền hình, phim viđêo, POP, RAP, Rock, tạp kỹ, trà đạo, ứng tấu, xiếc.

Trong 24 từ mới thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, âm nhạc, có 19 từ mới là danh từ và 5 từ mới là động từ, và khơng có từ mới nào là tính từ.

Bảng 3.3

TỪ MỚI THUỘC LĨNH VỰC VĂN HỌC/ NGHỆ THUẬT/ ÂM NHẠC

Danh từ Động từ Số lượng Ví dụ Số lượng Ví dụ

19 Âm hình, dạ vũ, hoạt

hình

5 Công chiếu, du diễn,

Tổng: 24

Sau đây chúng tơi sẽ giải thích cụ thể các từ mới này. 1) Các danh từ mới:

Âm hình d. Giai điệu hoặc tiết tấu mẫu, từ đó có thể phát triển ra nhiều

hình thức khác nhau. [Hải Ninh, SGGphóng tb, s.323, 19/4/1997, tr.22]. [7, tr.4].

Dạ vũ d. Buổi khiêu vũ lớn tổ chức vào buổi tối. [TGmới, s.242,

30/6/1997, tr.10]. [7, tr.55].

Hoạt hình d. Phim hoạt hình. [7, tr.108].

Karaoke d. Lối hát hòa theo nhạc đệm, dựa vào thiết bị nghe nhìn vừa

nghe vừa được nhạc vừa có thể xem hình ảnh minh họa và phụ đề ghi lời bài

7/1997, tr.8]. [7, tr.119].

Nhạc bluz [Anh: blues] cv. Nhạc blues, nhạc blu. d. Nhạc đồng quê.

[Thể Công, NHNội, s.6, 8/4/1995, tr.12]. [7, tr.166].

Nhạc đồng quê d. Thể loại nhạc có xuất xứ từ những vùng nông thôn

của dân đa màu, đặc biệt là vùng Nam Mỹ, có thể có đơn ca, hợp ca với phần đêm đơn giản, chủ yếu là nhạc cụ gõ. [TTVhóa HNội, s.25, 4/11/1996, tr.15]. [7. tr.166].

Nhạc sống d. Nhạc do con người biểu diễn, phục vụ trực tiếp ở các

cuộc vui, ở hiệu ăn, phòng nhảy, v.v... Phân biệt với nhạc được phát lại từ băng, đĩa. [7. tr.166].

Phim điện ảnh d. Phim được ghi trên cuộc phim bằng chất dẻo, được

quay bằng các phương tiện kỹ thuật điện ảnh và chiếu ở rạp. [7,tr.188].

Phim hoạt hình d. Phim quay từ hình vẽ, hình cắt giấy, động tác của

bút bê, v.v... và khi chiếu với tốc độ 24 hình/ giây sẽ tạo được cảm giác các

nhân vật đang hoạt động. [7,tr.188].

Phim nhựa d. Phim điện ảnh. [Nguyễn Hậu, ĐAKtrường VN, s.17, 1/9/1996, tr.5]. [7,tr.188].

Phim nổi d. Phim điện ảnh dùng phương tiện kĩ thuật đặc biệt tạo cho

người xem ảo giác các hình ảnh có hình khối như thật. [HNmới, s.9980, 15/11/1996, tr.4]. [7,tr.188].

truyền hình và được phát triền đài truyền hình. [Ất Trí Nhân, HNmới cn,

s.9857, 14/7/1996, tr.5]. [7,tr.188].

Phim viđêo cv. Video. d. Phim được ghi trên băng từ để phát lại qua đầu viđêo. [Tphong, s.3, 9/1/1997, tr.6]. [7,tr.188].

POP [Anh:pop] d. Thể loại nhạc dân gian có đặc điểm dễ hát, dễ chơi và dễ biến thành bài ca nhiều người cùng hát. [Hiền Đức, TGmới, s.225,

3/3/1997, tr.91]. [7, tr.193].

RAP [Anh: rap] d. Lối hát dân gian có nguồn gốc từ châu Mĩ và châu

Phi, có nhạc cụ đệm, tiết tấu nhanh và hấp dẫn. [Đ.Thư, SGGphóng tb, s.416,

23/1/1999, tr.20]. [7, tr.198].

Rock [đọc: rốc; Anh: rock] d. Thể loại nhạc dân gian hiện đại, sử dụng

ghi ta điện, có tiết tấu mạnh mẽ. [Nguyễn Tường Nguyên, TGtrẻ, s.13, 01/12/1995, tr.80]. [7, tr.199].

Tạp kỹ d: Nghệ thuật sân khấu gồm nhiều loại hình như hát, múa, ảo

thuật, xiếc,… biểu diễn đan xen nhau, nói tổng quát. [Thu Linh, HNmới,

s.9766, 13/4/1996, tr.2]. [7, tr.215].

Trà đạo d. Triết lí, nghệ thuật uống, thưởng thức trà (thường ở phương

Đông). [Trường Giang, GD và Tđại cn, s.35, 31/8/1997, tr.29]. [7, tr.247].

Xiếc 1 d. Nghệ thuật sân khấu, dùng tài nghệ đặc biệt khéo léo của người và thú biểu diễn những động tác leo, nhảy, nhào lộn hoặc làm trò ảo thuật, v.v… 2 đg. (kng.) dùng thủ đoạn khéo léo, tinh vi để đánh lừa. [Thế

Giao, GD và Tđại cn, s.32, 10/8/1997, tr.34]. [7, tr.277].

Trong tổng số 19 danh từ mới thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, âm nhạc nêu trên, theo kết quả khảo sát của chúng tôi, từ xuất hiện sớm nhất là từ

Nhạc bluz [Anh: blues] cv. Nhạc blues, nhạc blu. d. Nhạc đồng quê ―Nhạc

Bluz êm ái hoặc sôi động, những đoạn dạo gita khơng tiền khống hậu (…).‖

[Thể Công, NHNội, s.6, 8/4/1995, tr.12]. Từ xuất hiện muộn nhất là từ RAP

[Anh:rap] d. Lối hát dân gian có nguồn gốc từ châu Mĩ và châu Phi, có nhạc

cụ đệm, tiết tấu nhanh và hấp dẫn ―Lauryn Hill là ca sĩ nhạc rap, thứ nhạc ―chọc giận‖ người khác và từng bị chỉ chích nặng nệ.‖ [Đ.Thư, SGGphóng tb, s.416, 23/1/1999, tr.20]. Và thông qua so sánh biết được chúng đều xuất hiện trong giai đoạn năm 1990 - năm 2000.

2) Các động từ mới:

Dansing [Anh: dancing] cv. dancing. dg. Khiêu vũ; nhảy. [Dương Thụy,

HĐmùa - HHtrị, 6/1994, tr.6]. [7, tr.56].

Cơng chiếu dg. (Phim) được chiếu công khai, rộng rãi. [Thành An, Pnữ

VN, S.2, 06/01/1997, tr.9]. [7, tr.48].

Du diễn dg. Biểu diễn lưu động ở xa; lưu diễn. [Trần Trung, TT và

Vhóa, s.50, 05/11/1996, tr.20]. [7, tr.60].

Độc diễn đg. 1 Biểu diễn một mình; 2 Chỉ thực hiện một mình, khơng

có cạnh tranh, khơng có đối thủ. [Nguyễn Anh Tuấn, DĐVnghệ VN, s.5,

Ứng tấu đg. Chơi đàn theo cảm hứng sáng tạo từ một ý tưởng mới nảy

sinh, không theo bản nhạc viết sẵn. [Hải Ninh, SGGphóng tb, s.308, 4/1/1997,

tr.16]. [7, tr.263].

Qua phân tích, so sánh được biết, trong 5 động từ mới này, từ xuất hiện sớm nhất là từ Độc diễn đg. 1 Biểu diễn một mình; 2 Chỉ thực hiện một mình, khơng có cạnh tranh, khơng có đối thủ. ―Phim của họ ―độc diễn‖, khơng hệ sợ

bị cạnh tranh, nếu người xem chê, thì cứ việc xếp vào kho(…).‖ [Nguyễn Anh

Tuấn, DĐVnghệ VN, s.5, 5/1992, tr.26]. Từ xuất hiện muộn nhất là từ Công

chiếu dg. (Phim) được chiếu công khai, rộng rãi. ―Bộ Phim mới nhất mà chị

vứa là vai diễn kiêm sản xuất và đạo diễn là ―The Mirror Has Two Faces‖ sắp

công chiếu.‖ [Thành An, Pnữ VN, S.2, 06/01/1997, tr.9]. Và thông qua so

sánh biết được chúng đều xuất hiện trong giai đoạn năm 1990 - năm 2000.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu từ mới với sự biến đổi xã hội trong báo chí tiếng việt thời kỳ đổi mới (1986 nay) (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)