Từ mới thuộc về sự vật hiện tượng thể thao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu từ mới với sự biến đổi xã hội trong báo chí tiếng việt thời kỳ đổi mới (1986 nay) (Trang 87 - 104)

1. Dẫn nhập

3.3. Những từ mới thuộc về sự vật hiện tƣợng thể thao

3.3.2. Từ mới thuộc về sự vật hiện tượng thể thao

Qua xác định, thống kê, phân tích và tổng hợp những từ mới thuộc về văn hóa phi hữu hình trong cuốn Từ điển từ mới tiếng Việt, chúng tôi xác định được 12 từ mới về sự vật, hiện tượng thể thao, đó là: bao sân, bật tường, chảy dù, cháy đúp, cờ vua, đăng quang, siêu hạng, võ học, bàn thắng vàng, bán độ, cá cược và cá độ. Tiếp theo chúng tôi chia những từ này theo 3 từ loại thực từ (danh

từ, động từ, tính từ) và giải thích ý nghĩa, so sánh, phân tích thời gian xuất hiện,

nhận xét quan hệ từ mới với sự biến đổi xã hội. Cụ thể được trình bày như sau:

Bảng 3.4

TỪ MỚI THUỘC LĨNH VỰC THỂ THAO

Danh từ Động từ Số lượng Ví dụ Số lượng Ví dụ 4 Bàn thắng vàng, Cờ vua, võ học, 8 Bán độ, bao sân, bật tường, Tổng: 12 1) Các danh từ mới:

Bàn thắng vàng d. Bàn thắng trong hiệp đấu phụ mà đội nào ghi được

trước sẽ được công nhận là thắng cuộc, không cần phải đấu tiếp. [Lđộng, s.156, 14/11/1996, tr.7]. [7, tr.6].

Cờ vua d: Môn thể thao bắt nguồn từ Ấn Độ, mỗi bên có 16 quân, lần

lượt đi quân nhằm tấn công đưa vua của đối phương vào thế không được bảo vệ, để giành phần thắng. [Bích Ngọc, Ndân ct, s.33, 11/8/1996, tr.16]. [7, tr.51].

Siêu hạng d. (thường dùng phụ sau d.). hạng đặc biệt, vượt hơn hẳn về

khả năng, tài nghệ. [Tạ Quang Vĩ, NTĐảnh, s.7, 1/7/1995, tr.32]. [7, tr.206].

Võ học d. Trường phái võ mang tính chất, đặc điểm riêng của một quốc

gia hay một dân tộc, nói chung. [Lê Anh, KH và Đsống, s.5, 28/1/1997, tr.36].

[7, tr.270].

Tổng hợp kết quả cho thấy, trong tổng số 4 danh từ mới được trình bày ở trên, danh từ mới xuất hiện sớm nhất là từ Siêu hạng d. (thường dùng phụ sau d.). hạng đặc biệt, vượt hơn hẳn về khả năng, tài nghệ ―(…) một diễn viên

siêu hạng như Củng Lợi, nhất định không bao giờ để cho việc riêng ảnh hưởng tới công tác.‖ [Tạ Quang Vĩ, NTĐảnh, s.7, 1/7/1995, tr.32] và danh từ mới xuất hiện muộn nhất là từ Võ học d. Trường phái võ mang tính chất, đặc điểm riêng của một quốc gia hay một dân tộc, nói chung. ―Mon này đem lại sự khỏe mạnh và vẻ đẹp từ hình thể đến tâm hồn cho người tập – một điều mà

võ học Phương Đông rất coi trọng.‖ [Lê Anh, KH và Đsống, s.5, 28/1/1997,

tr.36]. Và thông qua so sánh biết được các danh từ mới này đều xuất hiện trong giai đoạn năm 1990 – năm 2000.

2) Các động từ mới:

thỏa thuận để ăn tiền. [Trung Nguyên, TGmới, s.229, 31/03/1997, tr.18]. [7, tr.7].

Bao sân đg. 1 Chạy khắp sân để chơi, lấn sang cả vị trí của những

người khác (trong một số mơn bóng) cịn gọi là lối chơi bao sân; 2 (kng.). làm hết, chiếm hết, kể cả những phần, những việc lẽ ra dành cho người khác còn

gọi là lối làm việc bao sân. [Qúy Hiên, Lđộng, s.152, 7/11/1996, tr.6]. [7, tr.8].

Bật tƣờng đg. (kng.). 1 Lối đá phối hợp những đường ngắn, nhanh và

trực tiếp giữa các cầu thủ; 2 Tác dụng ngược trở lại, phản hồi. [Vũ Đình Văn, VNQđội, s.7, 7/1997, tr.57]. [7, tr.12].

Đăng quang đg. 1 Lên ngôi vua; 2 Chiếm ngôi vị cao nhất trong một

cuộc thi quốc gia hoặc quốc tế về thể thao, nghệ thuật, sắc đẹp. [Việt Văn, HĐmùa- HHtrò, 6/1994, tr.34]. [7, tr.70].

Cá cƣợc đg. (kng.). Đánh cuộc ăn tiền. [Phan Nghị, TGtrẻ, s.13, 1995, tr.23]. [7, tr.26].

Cá độ đg. Đánh cuộc với nhau bằng tiền về tỉ số thắng, thua của trận

đấu. [Hiểu Phù, TGmới, s.64, 8/1993, tr.69]. [7, tr.26].

Nhảy dù đg. 1 Nhảy trên cao (thường là máy bay) xuống bằng cái dù. 2

(kng.). Từ nơi khác đến chếm lấy làm của mình (đất đai đang vắng hoặc

khơng có chủ). [HNmới ct, s.71, 04/08/1996, tr.8]. [7, tr.167].

Nháy đúp cn. Nháy kép đg. (kng.). Ấn và thả nhanh hai lần liên tiếp một nút bấm trên con chuột của máy tính để thực hiện một thao tác. [7, tr.167].

thích ở trên, từ mới xuất hiện sớm nhất là từ Cá độ đg. Đánh cuộc với nhau bằng tiền về tỉ số thắng, thua của trận đấu. ―Gian lận và cá độ đã đi khắp năm

châu, không buông tha một vận động viên nào, dù anh ta là một tên tuổi lớn.‖ [Hiểu Phù, TGmới, s.64, 8/1993, tr.69]; từ xuất hiện muộn nhất là từ Bán độ đg. Bán tỉ số của trận đấu bằng cách thực hiện tỉ số thua như đã thỏa thuận để ăn tiền ―Tại hòn đảo say mê thể thao này, nhiều cầu thủ bóng chạy thú nhận đã bán độ cho các hội kín.‖ [Trung Nguyên, TGmới, s.229, 31/03/1997, tr.18]. Và những từ này cũng đều xuất hiện trong giai đoạn nghiên cứu năm 1990 - 2000 năm.

3.4. Những từ mới thuộc phạm vi văn hóa phi hữu hình với sự biến đổi của xã hội Việt Nam

Phạm trù đời sống tinh thần cũng như văn hóa phi hữu hình, nó là một

tồn tại ý thức đặc biệt của con người xảy ra trên cơ sở sáng tạo vật chất, bao

gồm các lĩnh vực quan niệm giá trị, quy phạm đạo đức, trạng thái tâm lý, ý

thức con người, chuẩn mực hành vi, triết học kinh doanh, tiêu chuẩn thẩm mỹ

và nghệ thuật, văn học, v.v..., là những gì liên quan đến tư duy con người và

có giá trị nhất định đối với cộng động con người và tập thể cá nhân nào đó.

Nhắc đến văn hóa tinh thần cũng như văn hóa phi hữu hình được trình bày như trên thì ngồi những yếu tố về văn hóa tinh thần nó cịn bao hàm một dung lượng, một phạm vi tinh thần rộng lớn khác như nhiều sách báo, tranh ảnh, phong tục tập quán,… hoặc nói một cách trừu tượng hơn nó bao gồm nhiều quan điểm, lý thuyết, tình cảm, tâm lý của con người….

Có thể khẳng định rằng, phạm trù văn hóa tinh thần là một phạm trù

rộng, nó bao gồm ý thức xã hội, nhiều hoạt động và quan hệ tinh thần khác nữa.

Biến đổi xã hội chính là cái xu thế phát triển của xã hội. Cũng giống như

tự nhiên ―mọi xã hội không ngừng biến đổi, sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngồi, cịn thực tế nó khơng ngừng thay đổi bên trong bản thân nó.‖ Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn luôn biến đổi; sự biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này cho thấy rõ hơn là sự biến đổi đó khơng cịn là điều mới mẻ, nó đã trở thành chuyện thường ngày. Mọi sự vật hiện tượng đều biến đổi chính là cái gương phản ánh sự biến đổi của xã hội; cũng giống như cái hiện thực xã hội không ngừng vận động và thay đổi, nhân loại

không ngừng tiến bộ cũng như văn hóa tinh thần của con người ngày càng được

nâng cao. Tất cả mọi thứ trong xã hội đều ở trong một thực trạng là thay đổi phụ

thuộc vào sự xuất hiện của mọi sự vật hiện tượng mới xuất hiện.

Như vậy ta có thể thấy, cùng với sự du nhập những cái mới trong đời sống tinh thần cũng như sự biến đổi thường xuyên của xã hội là sự xuất hiện

những từ ngữ mới phù hợp với sự biến đổi đó, phù hợp với nhu cầu của con người cũng như của xã hội, là hai cái cùng tồn tại và không thể đứng độc lập.

Trong giai đoạn nghiên cứu của luận văn, thông qua tổng hợp, thống kê tài liệu, phân tích các từ mới trong mỗi lĩnh vực được trình bày như trên, kết quả cho thấy, trong 3 lĩnh vực tơn giáo/ tín ngưỡng, văn học nghệ thuật và thể

thao, từ ngữ mới xuất hiện sớm nhất là danh từ Thủ nhang d. Người đứng ra

thắp hương, giúp việc cúng lễ. ―Ông ăn trầu cách ấy thị tôi muốn đưa ông đọc

thử cái này. Bà thủ nhang sẽ sang nói vậy rồi nhẹ bước vào nhà trong.‖ [Hòa

Vang, Nhân sứ, trg. Ánh trăng, Nxb HNV, 1991, tr.98], trong lĩnh vực tôn giáo/ tín ngưỡng; cịn từ xuất hiện muộn nhất là danh từ RAP [Anh:rap] d. Lối hát dân gian có nguồn gốc từ châu Mĩ và châu Phi, có nhạc cụ đệm, tiết

tấu nhanh và hấp dẫn ―Lauryn Hill là ca sĩ nhạc rap, thứ nhạc ―chọc giận‖ người khác và từng bị chỉ chích nặng nệ.‖ [Đ.Thư, SGGphóng tb, s.416, 23/1/1999, tr.20], trong lĩnh vực nghệ thuật, âm nhạc.

Từ xưa đến nay, việc thờ cúng đã là một bộ phận quan trọng không thể

thiếu được trong cuộc sống sinh hoạt lồi người, nó cũng là cái duy tâm của con người để cầu được sự bình yên, thỏa mãn cái tâm lý của mình, và tùy thuộc vào xã hội phát triển cho đến bây giờ, đã liên tục xuất hiện nhiều sự vật hiện tượng

trong việc thờ cúng, và mỗi sự vật hiện tượng mới ra đời cũng đều có tên gọi để phản ánh về nó, ví dụ ngun bảo, mã vàng, tơn vinh, thổ táng, thủy táng...

Về âm nhạc nghệ thuật, nó là một tác phẩm hoặc là một hoạt động cho con người thư giãn và giải trí, để cho tâm linh và thể xác con người được thoải mái hơn và giảm đi áp lực cuộc sống, cơng việc.

Chính nhờ những từ mới phản ánh, cập nhật những sự vật hiện tượng mới trong xã hội mà ta có thể biết được đời sống con người đang ngày một thay đổi cũng như xã hội đang ngày càng tiến bộ và phát triển ra sao.

3.5. Tiểu kết

Qua kết quả khảo sát, thống kê và phân tích ở trên, có thể nhận thấy rằng, so với các từ thuộc phạm vi văn hóa hữu hình thì những từ thuộc phạm vi văn hóa phi hữu hình trong thời kỳ đổi mới xuất hiện ít hơn. Điều đó cho thấy, những gì thuộc về văn hóa tinh thần hay cịn gọi là văn hóa phi hữu hình

thì dù có trải qua bao nhiêu thay đổi về lịch sử và thời gian thì nó vẫn mãi trường tồn theo năm tháng, sự thay đổi là có nhưng khơng được rõ ràng, mạnh mẽ, bởi bản thân những gì thuộc về văn hóa phi hữu hình nó chính là những gì thuộc về phần bản sắc dân tộc nhiều hơn. Nó đúc kết, kết tinh qua nhiều thế hệ, nhiều năm tháng, nó làm nên truyền thống dân tộc. Do đó, sự thay đổi của nó là chậm chạp hơn nhiều so với những gì thuộc về văn hóa hữu hình. Cụ thể như về các từ thuộc lĩnh vực tơn giáo/tín ngưỡng hay về thể thao, lượng từ mới tuy rất ít, nhưng nó cũng chứng minh một điều rằng văn hóa của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu là có sự đổi mới, có tiến bộ, chỉ là hơi thiên về văn hóa hữu hình nhiều hơn so với văn hóa phi hữu hình.

Mọi sự vật hiện tượng trong xã hội đều biến đổi có thể coi như là cái gương phản ánh sự biến đổi của xã hội; cũng giống như cái hiện thực xã hội không ngừng vận động và thay đổi, nhân loại không ngừng tiến bộ cũng như

cuộc sống tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Tất cả mọi thứ

trong xã hội đều ở trong một thực trạng là thay đổi phụ thuộc vào sự xuất hiện

Như vậy ta có thể thấy, cùng với sự du nhập những cái mới trong đời sống tinh thần cũng như sự biến đổi thường xuyên của xã hội chắc chắn sẽ có

sự xuất hiện những từ ngữ mới để phù hợp với sự biến đổi xã hội cũng như

phù hợp với nhu cầu của con người, cho nên từ ngữ mới với sự biến đổi xã

KẾT LUẬN

Trong xã hội, ln ln có những sự vật, hiện tượng mới xuất hiện, đồng thời lại có những sự vật, hiện tượng ít được chú ý đến hơn hoặc dần dần mất đi. Những hiện tượng này thường được phản ánh trong vốn từ vựng: có

những từ ngữ, những nghĩa mới xuất hiện lại có những từ ngữ mới, nghĩa mới

bị thu hẹp dần hoặc mất đi sự hoạt động của nó, tần số xuất hiện nhỏ đi hoặc

biến mất hẳn.

Từ ngữ là tên gọi để biết được một sự vật hiện tượng trong cuộc sống

xã hội. Khi có một sự vật hoặc một hiện tượng mới xuất hiện thì mới có một

từ để gọi tên cho nó. Việc đánh giá một từ nào đó là ―mới‖ chỉ được xem xét trên cơ sở đặt các từ đó trong một khoảng thời gian nào đó, tức là ―mới‖ so với một thời điểm nào đó.

Từ mới là chất liệu trong hệ thống giao tiếp trong cuộc sống sinh hoạt

hàng ngày của chúng ta cũng như là một bước quan trọng về sau trở thành từ

vựng được dùng phổ biến trong hệ thống giao tiếp.

Từ ngữ mới được định nghĩa trong luận văn là những từ vẫn ở trong

vốn từ vựng thụ động và chưa được trở thành những từ trong hệ thống từ vựng hiện đại của tiếng Việt cũng như chưa được hoặc ít được toàn dân sử dụng hoặc tần số xuất hiện chưa nhiều trong cuộc sống xã hội.

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và trong sự

tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.

Văn hóa vật chất là chỉ tất cả sản phẩm vật chất và hình thức biểu hiện của nó được sáng tạo để thỏa mãn nhu cầu phát triển và sự tồn tại con người,

là mặt biểu hiện vật chất của yếu tố văn hóa và cảnh quan văn hóa.

Văn hóa tinh thần là một loại tồn tại ý thức đặc biệt của con người xảy ra trên cơ sở sáng tạo vật chất, là những gì liên quan đến tư duy con người và có giá trị nhất định đối với cộng động con người và tập thể nào đó.

Nhưng ngày nay theo thuật ngữ Liên hiệp quốc người ta hay gọi là văn hóa hữu hình (tức là văn hóa vật chất) và văn hóa phi hữu hình (tức là văn

tinh thần) cũng như trong luận văn chúng tơi nhất trí chấp nhận quan niệm văn hóa vật chất là văn hóa hữu hình và văn hóa tinh thần là văn hóa phi hữu hình để thực hiện mục đích luận văn.

Trong luận văn chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp đánh dấu,

thống kê, tổng hợp, phân loại tài liệu, phân tích, so sánh... chia những từ mới

thành hai phạm vi văn hóa hữu hình và văn hóa phi hữu hình; rồi chia nhỏ

tiếp với nhiều lĩnh vực trong xã hội như: kinh tế kinh doanh, điện tử, y học,

khoa học kỹ thuật, cơng trình xây dừng, văn phịng...; tiếp theo, trong mỗi một lĩnh vực chúng tơi cụ thể giải thích ít nhất 6 - 8 từ tiêu biểu. Nêu rõ từ tính, ý nghĩa và cho biết nguồn xuất xứ và thời gian xuất hiện của từ nguyên trích, tiếp tục trong mấy từ tiêu biểu của mỗi một nhóm chọn ra một từ xuất hiện

được nguyên trích trong từ điển và báo chí, rồi phân tích, so sánh trong nội bộ. Tổng hợp lại trong hai phạm vi văn hóa hữu hình và văn hóa phi hữu hình, từ

mới trong ba lĩnh vực nào xuất hiện nhiều từ mới nhất, thơng qua phân tích dữ

liệu để nhìn nhận xã hội Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu có cái xu thế

phát triển thế nào, có một bước tiến như thế nào từ năm 1986 – nay.

Như số liệu bảng 2.5 và 3.5 thống kê có thể biết đựợc, mỗi một giai đoạn đều có những sự vật hiện tượng mới xuất hiện và đồng thời với nó là sự xuất hiện của các từ mới tương ứng để gọi tên cho những sự vật hiện tượng đó.

Kết quả khảo sát, thống kê các từ mới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như các lĩnh vực kinh tế/ kinh doanh, cơng trình/ xây dựng, khoa học/ kỹ thuật, thực phẩm và trang phục cũng cho thấy, xã hội Việt Nam kể từ công cuộc đổi mới đến nay đã xuất hiện nhiều sự vật hiện tượng mới cũng như xã hội được thay đổi theo chiều hướng tích cực trên mọi lĩnh vực như nông, lâm, ngư nghiệp và đặc biệt là công nghiệp, kinh tế v.v... đều có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu từ mới với sự biến đổi xã hội trong báo chí tiếng việt thời kỳ đổi mới (1986 nay) (Trang 87 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)