Năm Lƣợt khách Trong đó % Thực hiện so với năm trƣớc Khách quốc tế Khách nội địa
2011 30.200 1.530 28.670
2012 33.000 1.890 31.110 109,3
2013 82.712 2.910 79.802 250,6
2014 129.768 6.201 123.567 156,9
2015 209.642 7.966 201.676 161,6
(Nguồn: Phòng Văn hóa Thể thao Du lịch huyện Đồng Văn)
Sau sự kiện Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào cuối năm 2010, năm 2011 lượng khách đến với Đồng Văn đạt 30.200 lượt khách, trong đó du khách quốc tế chiếm 1.530 lượt khách, lượng khách nội địa đạt 28.670 lượt khách, đem đến cho riêng huyện Đồng Văn doanh thu đạt 36,870 tỷ đồng. Năm 2012 lượng khách đến với Đồng Văn có dấu hiệu tăng cả về lượng khách quốc tế đến và lượng khách nội địa so với năm 2011, với 33.000 lượt khách, do đó doanh thu trung bình năm 2012 cũng tăng, với 42 tỷ đồng, tăng hơn 5 tỷ đồng so với năm 2011.
Năm 2013 số lượng khách đến Đồng Văn tăng đột biến. Theo thống kê, huyện đã đón được tổng số 12.625 đoàn khách với 82.712 lượt khách tham quan trong đó khách nội địa là 79.802 lượt khách, khách quốc tế là 2.910 lượt khách. Với số lượng khách năm 2013 đã vượt 37,8% so với kế hoạch giao năm 2013 là 60.000 lượt khách. Doanh thu đạt 79 tỷ đồng trong đó doanh thu từ phí tham quan du lịch
ước tính đạt 700 triệu đồng. Năm 2013, du lịch huyện Đồng Văn đã tạo được nhiều dấu ấn cho khách du lịch đặc biệt là khi tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, thể thao có quy mô lớn như: lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia Tục cúng thần rừng của người Pu Péo, lễ công nhận chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô, thành công nhất là tổ chức lễ hội khèn Mông nhằm khôi phục gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong nước và nước ngoài.
Năm 2014 đã đón tổng số 29.202 đoàn với 129.768 lượt khách trong đó khách nước ngoài là 2.841 đoàn với 6.201 lượt khách, 123.567 lượt khách du lịch nội địa. Số lượng khách tăng 16% so với kế hoạch năm 2014 và tăng 57% so với cùng kỳ năm 2013, đặc biệt lượng khách du lịch quốc tế đến Đồng Văn tăng 113% so với năm 2013. Doanh thu từ hoạt động du lịch là 136 tỷ đồng, tăng 81% so năm 2013. Doanh thu từ hoạt động bán vé thăm quan tại các điểm di tích đạt trên 2 tỷ đồng. Để có được thành công ấy, nắm bắt được nhu cầu thưởng thức của du khách về bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc địa phương, trong năm qua ngành văn hóa huyện đã tổ chức nhiều lễ hội độc đáo như: lễ hội Gầu Tào ở xã Sà Phìn, Sủng Là vào đầu xuân thu hút rất đông du khách thập phương, lễ hội chọi dê ở xã Ma Lé; Lễ hội Khèn Mông vào Ngày Quốc khánh 2.9... Quảng bá rộng rãi hình ảnh hoa Tam giác mạch thu hút được lượng khách tăng đột biến vào tháng 10 – 11 năm 2014. Đây là một trong những nhân tố quan trọng làm tăng lượng khách đến với Đồng Văn và thúc đẩy các loại kinh doanh dịch vụ tại các điểm di tích.
Năm 2015 tổng số khách du lịch đến Đồng Văn đạt 209.642 lượt khách trong đó khách nước ngoài đạt 7.966 lượt khách. Lượng khách năm 2015 đạt 155 % so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện giao cho năm 2015 là 135.000 lượt khách và tăng 62% so với năm 2014. Doanh thu đạt 223 tỷ đồng, tăng 64% so với năm 2014. Cùng với các lễ hội tổ chức hàng năm như lễ hội Gầu Tào, lễ hội khèn Mông, năm 2015 là năm đầu tiên huyện Đồng Văn tổ chức lễ hội Hoa tam giác mạch vào ngày 15/11/2015. Mục đích của lễ hội là tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, hình ảnh Công viên địa chất toàn cầu
cao nguyên đá Đồng Văn nhằm kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư xây dựng Cao nguyên đá Đồng Văn thành khu du lịch quốc gia; tôn vinh các giá trị văn hóa nhân văn vùng cao nguyên đá nổi bật là giá trị cảnh quan từ hoa tam giác mạch, tạo ra điểm nhấn hấp dẫn, xây dựng hoa tam giác mạch trở thành sản phầm du lịch có Thương hiệu đặc thù trong khai thác phát triền du lịch.
Như vậy có thể thấy lượng khách du lịch đến Đồng Văn lượng khách du lịch đã tăng nhưng so với số lượng tiêu chí về khách du lịch của khu du lịch quốc gia theo Luật du lịch (1.000.000 lượt khách/năm), khách du lịch đến với Đồng Văn mới chỉ đạt gần 30%. Nhìn tổng thể lượng khách du lịch đến Đồng Văn vẫn còn rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của huyện. Bởi vì Đồng Văn là một huyện miền núi cao, đường xá đi lại rất khó khăn, thời gian đi lại mất nhiều. Bên cạnh đó, ngành du lịch ở huyện Đồng Văn còn chưa thật sự phát triển. Đây đang là vấn đề được lãnh đạo huyện và các nhà chuyên môn đặc biệt quan tâm, tìm hiểu.
2.4.2. Nguồn khách du lịch đến Đồng Văn
Đồng Văn là huyện có vị trí chiến lược quan trọng nhưng lại là huyện có địa thế đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn và xa so với thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền xuôi nên việc khách du lịch tiếp cận đến là khó khăn và kém thuận lợi hơn so với các điểm du lịch khác mặc dù Đồng Văn có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, có nhiều bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng.
Qua thực tế cho thấy, hiện nay khách du lịch trong nước đến Đồng Văn chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc trong đó Hà Nội chiếm 25%, các tỉnh vùng Bắc Bộ chiếm gần 50% tổng số khách nội địa, khách nội vùng chiếm 20%, các tỉnh Duyên hải miền Trung chiếm 5%, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 3% và các tỉnh Nam Bộ chiếm 6%.
Đối với thị trường khách quốc tế, mặc dù điều kiện để đón khách du lịch quốc tế là chưa thuận lợi vì khoảng cách quá xa so với trung tâm kinh tế lớn Hà Nội, lại chưa có sân bay, đường xá đi lại khó khăn, chính vì vậy lượng khách quốc tế đến Đồng văn hiện nay chưa nhiều. Tuy nhiên, qua khảo sát thì rất nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế đặc biệt là khách Pháp, Anh, Ý thích đi du lịch Đồng Văn bằng
đường bộ vì họ cho rằng cái thú vị của du lịch Đồng Văn chính là ở “cung đường”. Nguồn khách quốc tế đến Đồng Văn chủ yếu là khách Pháp chiếm 50% lượng khách du lịch quốc tế đến Đồng Văn, khách du lịch Anh chiếm 30%, khách Ý chiếm 10% còn lại là các thị trường khách khác.
2.4.3. Mục đích tham quan và tìm hiểu của du khách
Qua khảo sát thực tế, luận văn có nhận xét sơ bộ về mục đích của khách du lịch đến Đồng Văn như sau: khách du lịch đến Đồng Văn thường có nhiều mục đích khác nhau như tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa, thư giãn tinh thần bởi các yếu tố thiên nhiên hùng vĩ của vùng đất địa đầu tổ quốc, tìm kiếm sự khác lạ về nét văn hóa cộng đồng, các lễ hội của dân tộc …