CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.8. Những thuận lợi và khó khăn của du lịch huyện Đồng Văn
2.8.1. Thuận lợi
- Thứ nhất, địa danh Đồng Văn với tư cách là huyện biên giới địa đầu tổ quốc Việt Nam, có sự hấp dẫn đặc biệt và mới mẻ. Lãnh thổ Đồng Văn là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh, độ cao trung bình từ 800 đến 1200m so với mực nước biển. Sự phân hóa địa hình sâu sắc hình thành các cảnh quan với những nét hoang sơ và hùng vĩ, điều này tạo sự hấp dẫn đối với du khách.
- Thứ hai, tài nguyên du lịch Đồng Văn khá phong phú và đa dạng. Đồng Văn có nhiều phong cảnh đẹp, hấp dẫn có khả năng phát triển mạnh mẽ về du lịch. Đặc biệt năm 2010, Cao nguyên đá Đồng Văn đã được Unescco công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, một địa danh có sức hấp dẫn du lịch đặc biệt mang tầm quốc tế. Địa danh này không chỉ khép mình trong phạm vi một tỉnh, một nước mà đã trở thành di sản của cả nhân loại với những giá trị riêng biệt, độc đáo.
- Thứ ba, Đồng Văn là nơi hội tụ của 17 dân tộc khác nhau như Mông, Dao, Pu Péo, Lô Lô, ....Các dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất Đồng Văn qua bao thế hệ khẳng định một kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể vô cùng phong phú. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa truyền thống hết sức độc đáo từ tên gọi, trang phujv, nơi cư trú, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, thiết chế xã hội truyền thống...đã tạo cho Đồng Văn có những nét văn hóa đặc sắc, hoàn toàn khác biệt so với nhiều địa phương khác trong vùng cũng như trong cả nước.
- Thứ tư, các sản vật của núi rừng và văn hóa ẩm thực cũng rất phong phú và có nét riêng, góp phần tạo nên ấn tượng khó phai đối với du khách môi lần có dịp ghé thăm vùng đất địa đầu này.
- Bên cạnh đó hình ảnh du lịch Hà Giang nói chung, Đồng Văn nói riêng đã được quảng bá ra thế giới và trong nước. Với những giá trị đặc sắc, cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là Công viên địa chất quốc tế đầu tiên ở Việt Nam.
- Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Trung ương và địa phương đến phát triển du lịch Đồng Văn.
- Môi trường sống an toàn và ổn định, người dân thân thiện. Cộng đồng các dân tộc vùng cao đa dạng, đa bản sắc văn hóa, hiếu khách, trung thực cùng với sự hấp dẫn của cảnh quan thiên nhiên tạo nên một môi trường sống thoải mái và thư gian đối với du khách.
- Xu thế hội nhập quốc tế đem đến nhiều cơ hội phát triển cho du lịch cả nước nói chung và Đồng Văn nói riêng. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Đồng Văn ngày càng tăng mạnh.
- Việc gia nhập vào tổ chức WTO đem đến cho Việt Nam nói chung và Đồng Văn nói riêng nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường tiềm năng để thu hút khách du lịch, đồng thời còn là yếu tố thuận lợi để thu hút các các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
- Các dự án đầu tư của quốc tế và nhà nước bảo tồn và phát huy giá trị Công viên địa chất Đồng Văn, các làng văn hóa dân tộc,sự cải thiện của hệ thống đường giao thông là những cơ hội to lớn của Đồng Van trong phát triển du lịch.
- Các chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển của Đồng Văn.
- Tình hình chính trị - xã hội đất nước ổn định.
2.8.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, du lịch Hà Giang nói chung, du lịch Đồng Văn nói riêng cũng gặp phải những khó khăn cản trở hoạt động du lịch phát triển nếu không biết khắc phục.
- Thứ nhất xuất phát điểm du lịch Đồng Văn quá thấp, cơ sở vật chat nơi đây vẫn khá nghèo nàn, chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư.
- Việc quy hoạch và đầu tư du lịch chưa được thực hiện bài bản, vẫn còn mang tính chất phong trào và chưa có chiều sâu.
- Du lịch Đồng Văn chưa tạo được bản sắc riêng của mình, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Công tác xúc tiến du lịch chưa được đầu từ đúng mức, hình thức quảng bá chưa phong phú, thiếu tính chuyên nghiệp. Thương hiệu du lịch cũng chưa được chú trọng xây dựng đúng mức để du khách có ấn tượng.
- Nguồn nhân lực cho ngành du lcihj còn thiếu và yếu và chưa thực sự tâm huyết với nghề. Chất lượng đội ngũ làm du lịch còn thấp, chỉ có số ít có trình độ tốt nghiệp đại học, cao đẳng, số còn lại có trình độ trung sơ cấp và chưa qua đào tạo.
- Ngoài ra khả năng ngoại ngữ của đội ngũ lao động còn hạn chế, ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách nước ngoài.
- Việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương và các tỉnh lân cận nhằm khai thác đồng bộ các tuyến , điểm du lịch và phát huy thế mạnh của mỗi địa phương còn yếu.
- Đồng Văn là huyện có nhiều dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, mức sống thấp, trình độ dân trí của đồng bào còn nhiều hạn chế. Vì vậy nhân thức của đồng bào về du lịch còn nhiều bất cập, chưa khai thác, kinh doanh được những sản phẩm sẵn có ở địa phương.
- Bên cạnh đó hội nhập và phát triển du lịch tạo nguy cơ đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, sự mai một lai căng văn hóa dẫn đến nguy cơ phai nhạt bản sắc văn hóa. Ngoài ra, phát triển du lịch có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường.
- Do là tỉnh miền núi cao, thường gánh chịu nhiều tai biến thiên nhiên như sạt lở đất, giá rét và băng giá đặc biệt là tình trạng thiếu nước làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn ngành du lịch.
- Sự quảng bá và cạnh tranh mạnh mẽ của du lịch sinh thái, du lịch văn hóa của các tỉnh và địa phương lân cận. Điều này đòi hỏi Đồng Văn cần đặt vấn đề liên kết vùng và chia sẻ lợi ích trong phát triển du lịch.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Thời gian qua, dưới sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước, sự nhiệt tình tham gia của các nhà đầu tư và cộng đồng địa phương, du lịch huyện Đồng Văn đã từng bước khai thác và đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho địa phương. Tuy nhiên, để du lịch Đồng Văn thực sự trở thành thế mạnh và là mũi nhọn kinh tế cho địa phương thì còn nhiều vấn đề cần được nhìn nhận một cách thỏa đáng. Sản phẩm du lịch còn hạn chế về số lượng và chất lượng, chỉ mới khai thác được phần nhỏ nguồn tài nguyên du lịch với các loại hình tham quan đơn điệu, chưa có các chương trình, sản phẩm thật sự hấp dẫn, lôi cuốn được sự tham gia của du khách. Mặt khác, hệ thống dịch vụ đi kèm còn thiếu và yếu, các cơ sở lưu trú chưa đủ đáp ứng nhu cầu du khách đặc biệt vào mùa cao điểm, chưa có nhà hàng sang trọng có thể đón khách chi trả cao; chất lượng phục vụ của các dịch vụ chỉ ở mức trung bình, đội ngũ phục vụ chưa có tính chuyên nghiệp cao, thiếu trình độ chuyên môn và khả năng ngoại ngữ; công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch của huyện Đồng Văn được đẩy mạnh, tuy nhiên tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa tạo được ấn tượng và hiệu ứng lan tỏa, chưa tạo được sức hút với các nhà đầu tư và khách du lịch.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG
Sở hữu nhiều loại hình di sản, đặc biệt là di sản địa chất và văn hóa, Đồng Văn thực sự là địa phương có lợi thế về phát triển du lịch. Sự kiện cao nguyên đá Đồng Văn vào cuối năm 2010 được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu càng mở đường cho định hướng phát triển này. Tuy nhiên, bản thân việc xây dựng và tổ chức các sự kiện, mô hình du lịch nơi đây vẫn tồn tại không ít những hạn chế. Vì vậy để du lịch Hà Giang nói chung, Đồng Văn nói riêng phát triển hơn nữa, tương xứng với những tiềm năng du lịch vốn có, du lịch Đồng Văn cần có sự thay đổi về nhiều mặt.