CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp
3.1.1. Những căn cứ thực tiễn
Đá là nét đẹp chủ đạo của vùng địa chất vốn tồn tại nhiều trăm năm tuổi. Cao nguyên Đồng Văn nổi tiếng cũng bởi có đá, đá cao chót vót, đá tạo nên sự hùng vĩ và linh thiêng. Địa danh ấy ngày nay không còn khép mình trong phạm vi một tỉnh, một nước mà đã trở thành di sản của cả nhân loại với những giá trị riêng biệt, độc đáo. Chính giá trị ấy đã kiến tạo nên hình hài Công viên địa chất toàn cầu ngày nay mà Đồng Văn là vùng lõi.
Đồng Văn hội tụ tổng hòa các giá trị địa chất, di sản sinh học, văn hóa, lịch sử. Tất cả những yếu tố này đã làm nên một Công viên địa chất nói chung và Đồng Văn nói riêng mang tầm quốc tế và là tiềm năng to lớn cho việc phát triển các hoạt động du lịch.
Sự kiện cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là thành viên chính thức của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu đã đem lại ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và với sự phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn nói riêng. Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn sẽ sánh vai với các công viên khác trong mạng lưới công viên địa chất toàn cầu, góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam trên thế giới, đồng thời tận dụng cơ hội đưa khát vọng “biến đá
thành nguồn thu nhập chính” từ bao đời nay của đồng bào thành hiện thực sống động trong tương lai gần.
Thế mạnh lớn nhất để phát triển các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn đó chính là các giá trị của cao nguyên đá, đặc biệt là giá trị về văn hóa tộc người. Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung, huyện Đồng Văn nói riêng khác những công viên địa chất khác trên thế giới vì có người dân sinh sống trong lòng công viên. Đây cũng là thuận lợi cho việc phát triển du lịch bởi văn hóa của cộng đồng dân cư bản địa là một yếu tố thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của du khách đến với điểm du lịch. Hơn thế nữa, Đồng Văn lại là nơi sinh sống của cộng đồng 17 dân tộc anh em với sự độc đáo, đa dạng trong văn hóa. Như vậy đây sẽ là điểm thuận lợi trong việc phát triển du lịch huyện Đồng Văn.
Việc phát triển du lịch huyện Đồng Văn cũng gặp nhiều thuận lợi bởi đây là công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam, đánh dấu sự tham gia đầy đủ của Việt Nam vào mạng lưới công viên địa chất toàn cầu, tạo cơ hội hợp tác, giao lưu và quảng bá hình ảnh Việt Nam nói chung, Đồng Văn nói riêng với bạn bè quốc tế. Chính vì điều đó nên Đồng Văn cũng nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành vào việc đầu tư cho phát triển các hoạt động du lịch đồng thời bảo tồn, giữ gìn các giá trị di sản của Cao nguyên đá Đồng Văn.
Trong tương lai gần, cao nguyên đá Đồng Văn sẽ là thương hiệu của du lịch Hà Giang. Qua đó thúc đẩy các ngành dịch vụ, thương mại, nông nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông...phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương, nhất là đối với loại hình du lịch cộng đồng đã và đang khai thác có hiệu quả.
Bên cạnh những thành quả đạt được, Đồng Văn vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn, hạn chế trong phát triển du lịch.
Điều kiện kinh tế còn chưa phát triển vì Đồng Văn là một trong bốn huyện nghèo nhất của tỉnh Hà Giang. Cơ sở vật chất nơi đây vẫn còn khá nghèo nàn, yếu kém chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, hạ tầng cơ sở bị ảnh hưởng nhiều do địa hình. Các mô hình du lịch sinh thái, du lịch gắn với cộng đồng chưa
được triển khai thực hiện tốt. Các tài nguyên phục vụ dân sinh và kinh tế như đất canh tác, nguồn nước sinh hoạt, nước canh tác, chất đốt...còn rất thiếu thốn.
Đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động phát triển du lịch còn nhiều yếu kém, một số yếu cả về chuyên môn và ngoại ngữ; các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa thực sự phong phú, chưa khai thác hết được các giá trị của vùng cao nguyên đá để phát triển du lịch...
Một vấn đề nữa đó là một số dự án, các công trình xây dựng thời gian qua đã làm phá hủy cảnh quan vốn có. Vấn đề người dân khai thác đá để làm vật liệu xây dựng hay lấy mặt bằng để xây dựng các công trình, khai thác phục vụ các ngành công nghiệp khai khoáng, tình trạng phá rừng, gây ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học là vấn đề rất đáng lưu tâm dù chúng ta đã và đang có rất nhiều biện pháp ngăn chặn. Bên cạnh đó là sự quản lý chưa chặt chẽ của các cấp, ngành cùng với sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan trên địa bàn huyện nên một số du khách khi đến tham quan đã tự ý vào hang đập nhũ đá mang về nhà để đáp hòn non bộ, trang trí trong gia đình làm phá vỡ cảnh quan của vùng.
Tình trạng thiếu nước cũng là một vấn đề nghiêm trọng cần quan tâm giải quyết trên địa bàn huyện Đồng Văn. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất đã kéo dài từ đời này sang đời khác và khát vọng tìm nước, chinh phục “cơn khát” không lúc nào nguôi ngoai trong mỗi con người nơi đây. Vào giai đoạn cao điểm mùa khô, trẻ em phải nghỉ học ở nhà đi lấy nước, nhiều ngowif dân mắc bệnh vì thiếu nước và sử dụng nước không hợp vệ sinh. Một trong những đặc điểm khí hậu của Đồng Văn là mùa hè lượng mưa lớn, nước dồi dào nhưng thường chảy hết theo các hang caster. Vì vậy ngay trong mùa mưa, vẫn có nơi khan hiếm nước sinh hoạt.
Trong tương lai du lịch Đồng Văn sẽ phát triển theo hướng du lịch bền vững với phương châm “bảo tồn để phát triển – phát triển để bảo tồn”. Tuy nhiên tính chất “thương mại hóa” của hoạt động du lịch có thể làm mai một đi những giá trị văn hóa truyền thống quý báu ở đây.