Các cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn huyện Đồng Văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 42 - 53)

STT Phân loại nhà hàng Số lượng Số ghế

1 Nhà hàng gắn liền với khách sạn 2 400 2 Nhà hàng kinh doanh riêng biệt 38 2770

3 Tổng số 40 3170

(Nguồn: Phòng Văn hóa Thể thao Du lịch huyện Đồng Văn)

Các nhà hàng tại huyện thường là những quán độc lập không thuộc khách sạn, chỉ có vài khách sạn có nhà hàng như khách sạn Hoa Cương với sức chứa gần 300 khách hay nhà hàng Lâm Tùng thuộc khách sạn Lâm Tùng với sức chứa được 100 thực khách. Một số nhà hàng có qui mô phục vụ trên 100 thực khách như nhà hàng Sông Núi, nhà hàng Hoàng Gia phục vụ được 300 thực khách, nhà hàng Tiến Nhị phục vụ 160 thực khách, nhà hàng Âu Việt phục vụ 200 thực khách, nhà hàng Tú Lan phục vụ 120 thực khách, nhà hàng Mã Gia Quán phục vụ 140 thực khách.

Các nhà hàng còn lại là những nhà hàng có qui mô nhỏ phục vụ từ 100 khách trở xuống. Tuy nhiên những nhà hàng này phục vụ chưa mang tính chuyên nghiệp, thực đơn không phong phú. Các món ăn chưa mang tính truyền thống, đặc sản của địa phương. Chất lượng phục vụ cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm tra khắt khao.

Ngoài hệ thống các nhà hàng trên, phố huyện Đồng Văn còn có khu chợ đêm sầm uất, là điểm thăm quan và vui chơi giải trí hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Văn hóa chợ phiên ở các bản làng cũng là nét văn hóa đặc sắc, với nhiều dân tộc thiểu số khiến cho Đồng Văn càng trở nên độc đáo.

2.2.4. Hệ thống giao thông vận tải

Hệ thống giao thông trên Đồng Văn hầu hết là giao thông đường bộ. Mặc dù trong những năm qua, hệ thống giao thông đường bộ ở đây đã được cải thiện, nâng cấp đáng kể nhưng so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng thì còn chưa thực sự được tương xứng. Hiện chỉ có một phần đường huyện là có mặt đường đủ tiêu chuẩn “cứng hóa”, còn lại hầu hết là đường đất và đường dân sinh. Do địa hình cao nguyên đá hiểm trở, bị chia cắt mạnh, chênh vênh nên hệ

thống giao thông còn nhiều yếu kém, các con đường chạy men theo các triền núi đá, nay được giải nhựa qua nhiều dốc và đèo cua gấp liên tục, bên thì vách đá dựng đứng, bên thì vực sâu thăm thẳm.

Tuyến đường giao thông quan trọng nhất trên cao nguyên là quốc lộ số 4C. Quốc lộ 4C là tuyến quốc lộ có một ý nghĩa đặc biệt đối với tỉnh Hà Giang nói chung, huyện Đồng Văn nói riêng, bởi đây là con đường độc đạo từ thành phố Hà Giang lên Đồng Văn cũng như lên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, được biết đến với cái tên “Con đường hạnh phúc” – con đường huyết mạch của cao nguyên đá. Thế nhưng một số đoạn trên tuyến đường này đang bị xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và du lịch. Năm 2010, khi cao nguyên đá Đồng Văn được Unesco công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, lượng phương tiện ngày một tăng lên, đã không đáp ứng được nhu cầu vận tải của địa phương. Vì vậy nhu cầu nâng cấp quốc lộ 4C lên Đồng Văn hiện nay đang rất cấp thiết để phát triển kinh tế và du lịch. Việc nâng cấp, cải tạo tuyến đường quốc lộ 4C sẽ tạo điều kiện đi lại thuận tiện, giúp thu hút khách du lịch lên cao nguyên đá Đồng Văn nói chung, huyện Đồng Văn nói riêng.

Về phương tiện vận chuyển khách du lịch: Hiện nay hệ thống vận tải từ Hà Nội lên thành phố Hà Giang khá tốt, đảm bảo đáp ứng về vận chuyển hàng hóa, đi lại phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Hệ thống xe lên Hà Giang chủ yếu là các loại xe chất lượng cao, xe giường nằm hoặc xe ghế ngả mềm, trang thiết bị tiện nghi, có nhiều chuyến xe trong ngày vận chuyển hành khách. Từ thành phố Hà Giang lên huyện Đồng Văn thì còn gặp nhiều khó khăn bởi địa hình chia cắt, hiểm trở, mất nhiều thời gian vận chuyển, các chuyến xe chưa có nhiều, chất lượng xe chưa thực sự tốt. Các phương tiện vận tải hàng hóa và hành khách của huyện đều do tư nhân đảm nhiệm. Hàng ngày từ thị trấn có 03 chuyến xe khách từ trung tâm huyện về Hà Giang và ngược lại.

Với quãng đường 450 km từ Hà Nội để lên cao nguyên đá nhưng con đường vận chuyển duy nhất là đường bộ, vì vậy việc di chuyển lên cao nguyên đá nói chung, huyện Đồng Văn nói riêng còn gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.

Vì vậy cần thiết phải xây dựng một sân bay trên cao nguyên đá Đồng Văn để đơn giản hóa việc di chuyển của du khách, tiết kiệm thời gian để khách có nhiều thời gian tham quan. Trong tương lai con đường lên Đồng Văn sẽ bớt vất vả hơn nhiều và Đồng Văn sẽ là một điểm đến lý tưởng để thu hút du khách.

2.2.5. Các cơ sở vui chơi giải trí, dịch vụ bổ sung

Cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung là một trong những yếu tố để đáp ứng nhu cầu khách du lịch, tuy nhiên cho đến nay các dịch vụ vui chơi giải trí và dịch vụ bổ sung tại Đồng Văn vẫn còn khá hoang sơ, chưa được đầu tư phát triển nhiều. Trên địa bàn huyện Đồng Văn nhìn chung các dịch vụ bổ sung cho hoạt động du lịch của huyện còn hạn chế về quy mô, số lượng, chưa có công viên vui chơi, chưa có những khu tổ hợp dịch vụ thương mại và giải trí, chỉ có một vài quán cafe. Tiêu biểu là quán:

- Cafe Phố Cổ:

Được xây dựng từ năm 1912, tuy trải qua nhiều thăng trầm cùng khu phố cổ, nhưng ngôi nhà vẫn còn gần như nguyên vẹn, mang dấu ấn kiến trúc giao thoa Việt – Hoa với hai tầng cùng hành lang và lan can gỗ. Không gian bên trong quán hoàn toàn khác biệt xung quanh, trầm mặc và vương màu xưa cũ. Tầng dưới là những bộ bàn ghế bằng tre đặt quanh các góc nhà; tầng trên là khu cà phê ngồi bệt, dưới ánh sáng từ những chiếc đèn lồng đỏ hắt vào bức tường màu gạch non chưa nung, càng khiến không gian thêm phần bí ẩn mà ấm cúng.

Lý tưởng nhất là chọn một góc bàn có hướng nhìn ra khu trung tâm phố cổ, để vừa có một không gian riêng vừa có thể hòa chung niềm vui đêm ở thị trấn vùng cao. Nhâm nhi tách cà phê, thưởng thức vị đắng dịu đầu môi mà lắng lòng hoài niệm; thi thoảng hớp ngụm trà nóng vừa thơm vừa có vị đặc trưng riêng của cà phê phố cổ, và để những câu chuyện râm ran hòa theo tiếng nhạc du dương… bấy nhiêu thôi cũng đủ xua tan những cơn gió lùa qua ô cửa, để đêm phố cổ Đồng Văn thêm quyến rũ lữ khách đường xa.Vào đêm cuối tuần, quán cà phê phố cổ lại rộn ràng với những chàng trai, cô gái từ các bản được chủ quán mời về hát những bài dân ca, thể hiện những điệu múa giao duyên.

- Cafe Cực Bắc:

Nằm phía dưới Cột cờ Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, thôn Lô Lô Chải là nơi sinh sống của gần 100 hộ dân với khoảng 450 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc Lô Lô. Tại đây có một quán cà phê độc đáo mang tên Cực Bắc. Quán cà phê Cực Bắc do ông Ogura Yasushy, một người Nhật đã nhiều năm sinh sống tại Việt Nam và đặc biệt yêu mến Hà Giang xây dựng. Ông đầu tư gần như toàn bộ vốn ban đầu để tạo nên quán cà phê độc đáo này, sau đó giao lại cho một gia đình người Lô Lô kinh doanh,phục vụ du khách đến thăm Cột cờ Lũng Cú.

Bên cạnh đó, huyện Đồng Văn đã tổ chức mỗi tháng 3 “Đêm phố cổ” vào các ngày 14, 15, 16 âm lịch. Theo đó các hộ dân trong khu phố cổ đồng loạt treo đèn lồng đỏ, một số hoạt động như trưng bày thổ cẩm các dân tộc, trình diễn văn hóa văn nghệ, bán và thưởng thức bát thắng cố, uống rượu ngô và cùng trò chuyện. Các hoạt động cứ thế diễn ra, vừa quen vừa lạ, nhưng rất độc đáo, tạo thêm một điểm nhấn cho khu phố cổ Đồng Văn. Nó làm du khách như trút hết mệt mỏi sau khi vượt những chặng đường dài để đến với Đồng Văn.

Do các dịch vụ vui chơi giải trí và dịch vụ bổ sung ở Đồng Văn chưa có nhiều, chính vì vậy chưa thu hút được khách du lịch lưu trú dài ngày tại Đồng Văn và điều đó cũng làm giảm doanh thu từ các hoạt động du lịch tại huyện. Bên cạnh đó chất lượng của các dịch vụ bổ trợ này vẫn còn hạn chế và thiếu chuyên nghiệp, từ đó làm giảm sự hài long cũng như tạo nên ấn tượng không tốt cho du khách khi đến Đồng Văn.

2.3. Thực trạng sản phẩm du lịch tại huyện Đồng Văn

Đồng Văn là huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch bởi sự đa dạng về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Dựa vào nguồn tài nguyên du lịch huyện, ngành du lịch Đồng Văn đã xây dựng một số loại hình du lịch tiêu biểu.

2.3.1. Du lịch tham quan cao nguyên Đá

Các công viên địa chất đều mang trong mình những giá trị độc đáo và đặc sắc về lịch sử hình thành và phát triển của vỏ Trái đất. Trước tiên chúng được biết

với lịch sử hình thành lâu đời và những di sản địa chất độc đáo. Những kiến tạo địa chất đã tạo nên những cảnh quan hùng vĩ. Việt Nam nói chung, Hà Giang nói riêng tự hào vì có Cao nguyên đá Đồng Văn. Cao nguyên đá Đồng Văn là thế mạnh phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang, góp phần nâng cao thương hiệu du lịch của tỉnh. Từ khi CNĐ ĐV chính thức gia nhập mạng lưới công viên địa chất toàn cầu, du khách đến Hà Giang nói chung, Đồng Văn nói riêng, đặc biệt là khách quốc tế tăng đột biến. Khi du lịch cao nguyên đá Đồng Văn, khách du lịch có thể tham quan các điểm du lịch như: Núi Con Cò thuộc xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn; Hoang mạc đá Sảng Tủng nằm trên đường đi xã Sảng Tủng; Rừng đá Lũng Táo; Vườn đá Vần Chài ; Hang Rồng, Động Nguyệt

2.3.2. Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử

Các di tích lịch sử văn hóa của một vùng đất chính là những thước phim tài liệu ghi lại quá trình hình thành, phát triển, đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Vì thế, các di tích này tự thân đã cấu thành những sản phẩm du lịch văn hóa được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và đã góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của địa phương.

Hiện nay trên địa bàn huyện Đồng Văn có 3 di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia: di tích cột cờ Lũng Cú, di tích nhà Vương và phố cổ Đồng Văn. Tuy nhiên, nhóm di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật của huyện Đồng Văn còn nhiều mặt hạn chế. Với số lượng ít ỏi điều này đã tạo nên tính đơn điệu cho các di tích, không đủ sự đa dạng và sức hấp dẫn mạnh đối với khách du lịch. Ngoài ra, các vấn đề về quản lý, bảo vệ, tôn tạo và khai thác các di tích cũng là những điểm hạn chế. Thực trạng cho thấy việc quản lý và bảo tồn các di tích còn rất lỏng lẻo, chưa có quy định, chính sách cụ thể cho những vấn đề này. Vấn đề trong việc đầu tư bảo tồn lâu dài cũng chưa thực sự được chú trọng. Các tour du lịch chủ yếu mang tính tự phát, đơn lẻ của một số người hoặc các đoàn khách do công ty du lịch đưa đến nhưng sau chuyến tham quan thì người dân cũng nhu bản thân di tích không được hưởng lợi ích gì do du lịch mang lại. Đây là vấn đề bất cập thường thấy trong khai thác các di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật tại huyện Đồng Văn

2.3.3. Du lịch phong tục tại các bản của đồng bào dân tộc

Đồng Văn có 17 dân tộc khác nhau và mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa độc đáo, có những nét tương đồng và khác biệt. Đây chính là tiềm năng lớn để phát triển du lịch tại Đồng Văn.

Trong những năm gần đây, Đồng Văn đã bắt đầu đưa loại hình du lịch cộng đồng vào khai thác và phát triển ở một số làng văn hóa du lịch của các dân tộc như:

- Làng văn hoá du lịch Lũng Cẩm:

Làng văn hóa Lũng Cẩm thuộc thôn Lũng Cẩm, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, với hơn 60 hộ dân tộc Mông cùng nhau sinh sống, an cư lập nghiệp. Kiến trúc nhà cửa, thôn bản, truyền thống canh tác và phong tục tập quán của cộng đồng người Mông ở thôn Lũng Cẩm tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của người Mông ở Cao nguyên đá Đồng Văn. Đặt chân tới Lũng Cẩm, quý khách không thể bỏ qua ngôi nhà cổ có kiến trúc truyền thống đặc trưng của dân tộc Mông. Ngôi nhà được ông Mua Súa Páo xây dựng vào năm 1947, nay thuộc quyền sở hữu của ông Mua Sính Già – cháu nội của ông Mua Súa Páo.Toàn bộ khu nhà là một tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh khép kín theo bốn hướng, chính giữa là sân trời. Nhà có tường trình bằng đất, mái lợp ngói máng âm dương, cửa gỗ thấp, cột, kèo, ván bưng và sàn đều làm bằng gỗ, móng, hiên nhà, chân cột và sân đều làm bằng đá vôi xanh. bàn thờ tổ tiên rất đơn giản được đặt ở giữa gian chính, phía dưới gian chính có hầm trước đây dùng chứa thuốc phiện, chuồng trại chăn nuôi đối diện với gian chính qua khoảng sân trời. Cối xay thóc bằng gỗ được đặt ngay gian cổng. Đối diện gian cổng là gian phụ bao gồm nhà kho và bếp. Bao quanh khuôn viên nhà là tường đá.

Kiểu kiến trúc độc đáo này rất thích nghi với điều kiện khí hậu và thời tiết vô cùng khắc nghiệt ở Cao nguyên đá Đồng Văn, đồng thời phù hợp với phong tục tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc Mông nơi đây. Ngôi nhà này đã được chọn làm cảnh quay cho bộ phim “Nhà của Pao” – bộ phim đoạt giải Cánh diều vàng năm 2005 của Hội Điện Ảnh Việt Nam. Hiện nay ngôi nhà đã được UBND huyện Đồng Văn đầu tư nâng cấp tôn tạo theo nguyên tắc bảo tồn nguyên vẹn những nét kiến trúc truyền thống đặc trưng của người Mông.

Đường vào Làng Văn hóa Lũng Cẩm trên đã được kiên cố hóa đến tận từng hộ gia đình, với hệ thống thủy lợi thoát nước được đảm bảo tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn vùng cao. Nhưng không vì thế mà mất đi vẻ hoang sợ mộc mạc, những mái nhà được lợp ngói âm dương nét đặc sắc riêng của đồng bào nơi cao nguyên Đá.

Bên cạnh đó, hiện nay tại làng văn hóa Lũng cũng trồng hoa hồng, mỗi năm cho thu hàng chục triệu đồng, giúp người dân nơi đây có cuộc sống ổn định hơn đồng thời tạo thêm cảnh đẹp thu hút khách du lịch đến tham quan.

Tại thôn Lũng Cẩm, ban quản lý làng văn hóa được thành lập và hoạt động từ ngày 24 tháng 4 năm 2015. Nhân dân trong làng đã được tập huấn thuyết minh, đón tiếp và phục vụ du khách.

Khi đặt chân tới làng văn hóa Lũng Câm khách du lịch còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của đồng bào do chính những người dân nơi đây chế biến. Ngoài ra còn được thưởng thức các tiết mục văn nghệ dân gian hòa trong màu sắc sặc sỡ của những trang phục truyền thống, xúng xính của những thiếu nữ người Mông nở ra như những bông hoa muôn màu trên rừng đá biên cương.

Với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương, cộng đồng các dân tộc đã và đang tiếp tục nỗ lực xây dựng Lũng Cẩm thành Làng Văn hóa Du lịch Cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)