CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.3. Thực trạng sản phẩm du lịch tại huyện Đồng Văn
Đồng Văn là huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch bởi sự đa dạng về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Dựa vào nguồn tài nguyên du lịch huyện, ngành du lịch Đồng Văn đã xây dựng một số loại hình du lịch tiêu biểu.
2.3.1. Du lịch tham quan cao nguyên Đá
Các công viên địa chất đều mang trong mình những giá trị độc đáo và đặc sắc về lịch sử hình thành và phát triển của vỏ Trái đất. Trước tiên chúng được biết
với lịch sử hình thành lâu đời và những di sản địa chất độc đáo. Những kiến tạo địa chất đã tạo nên những cảnh quan hùng vĩ. Việt Nam nói chung, Hà Giang nói riêng tự hào vì có Cao nguyên đá Đồng Văn. Cao nguyên đá Đồng Văn là thế mạnh phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang, góp phần nâng cao thương hiệu du lịch của tỉnh. Từ khi CNĐ ĐV chính thức gia nhập mạng lưới công viên địa chất toàn cầu, du khách đến Hà Giang nói chung, Đồng Văn nói riêng, đặc biệt là khách quốc tế tăng đột biến. Khi du lịch cao nguyên đá Đồng Văn, khách du lịch có thể tham quan các điểm du lịch như: Núi Con Cò thuộc xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn; Hoang mạc đá Sảng Tủng nằm trên đường đi xã Sảng Tủng; Rừng đá Lũng Táo; Vườn đá Vần Chài ; Hang Rồng, Động Nguyệt
2.3.2. Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử
Các di tích lịch sử văn hóa của một vùng đất chính là những thước phim tài liệu ghi lại quá trình hình thành, phát triển, đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Vì thế, các di tích này tự thân đã cấu thành những sản phẩm du lịch văn hóa được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và đã góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của địa phương.
Hiện nay trên địa bàn huyện Đồng Văn có 3 di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia: di tích cột cờ Lũng Cú, di tích nhà Vương và phố cổ Đồng Văn. Tuy nhiên, nhóm di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật của huyện Đồng Văn còn nhiều mặt hạn chế. Với số lượng ít ỏi điều này đã tạo nên tính đơn điệu cho các di tích, không đủ sự đa dạng và sức hấp dẫn mạnh đối với khách du lịch. Ngoài ra, các vấn đề về quản lý, bảo vệ, tôn tạo và khai thác các di tích cũng là những điểm hạn chế. Thực trạng cho thấy việc quản lý và bảo tồn các di tích còn rất lỏng lẻo, chưa có quy định, chính sách cụ thể cho những vấn đề này. Vấn đề trong việc đầu tư bảo tồn lâu dài cũng chưa thực sự được chú trọng. Các tour du lịch chủ yếu mang tính tự phát, đơn lẻ của một số người hoặc các đoàn khách do công ty du lịch đưa đến nhưng sau chuyến tham quan thì người dân cũng nhu bản thân di tích không được hưởng lợi ích gì do du lịch mang lại. Đây là vấn đề bất cập thường thấy trong khai thác các di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật tại huyện Đồng Văn
2.3.3. Du lịch phong tục tại các bản của đồng bào dân tộc
Đồng Văn có 17 dân tộc khác nhau và mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa độc đáo, có những nét tương đồng và khác biệt. Đây chính là tiềm năng lớn để phát triển du lịch tại Đồng Văn.
Trong những năm gần đây, Đồng Văn đã bắt đầu đưa loại hình du lịch cộng đồng vào khai thác và phát triển ở một số làng văn hóa du lịch của các dân tộc như:
- Làng văn hoá du lịch Lũng Cẩm:
Làng văn hóa Lũng Cẩm thuộc thôn Lũng Cẩm, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, với hơn 60 hộ dân tộc Mông cùng nhau sinh sống, an cư lập nghiệp. Kiến trúc nhà cửa, thôn bản, truyền thống canh tác và phong tục tập quán của cộng đồng người Mông ở thôn Lũng Cẩm tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của người Mông ở Cao nguyên đá Đồng Văn. Đặt chân tới Lũng Cẩm, quý khách không thể bỏ qua ngôi nhà cổ có kiến trúc truyền thống đặc trưng của dân tộc Mông. Ngôi nhà được ông Mua Súa Páo xây dựng vào năm 1947, nay thuộc quyền sở hữu của ông Mua Sính Già – cháu nội của ông Mua Súa Páo.Toàn bộ khu nhà là một tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh khép kín theo bốn hướng, chính giữa là sân trời. Nhà có tường trình bằng đất, mái lợp ngói máng âm dương, cửa gỗ thấp, cột, kèo, ván bưng và sàn đều làm bằng gỗ, móng, hiên nhà, chân cột và sân đều làm bằng đá vôi xanh. bàn thờ tổ tiên rất đơn giản được đặt ở giữa gian chính, phía dưới gian chính có hầm trước đây dùng chứa thuốc phiện, chuồng trại chăn nuôi đối diện với gian chính qua khoảng sân trời. Cối xay thóc bằng gỗ được đặt ngay gian cổng. Đối diện gian cổng là gian phụ bao gồm nhà kho và bếp. Bao quanh khuôn viên nhà là tường đá.
Kiểu kiến trúc độc đáo này rất thích nghi với điều kiện khí hậu và thời tiết vô cùng khắc nghiệt ở Cao nguyên đá Đồng Văn, đồng thời phù hợp với phong tục tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc Mông nơi đây. Ngôi nhà này đã được chọn làm cảnh quay cho bộ phim “Nhà của Pao” – bộ phim đoạt giải Cánh diều vàng năm 2005 của Hội Điện Ảnh Việt Nam. Hiện nay ngôi nhà đã được UBND huyện Đồng Văn đầu tư nâng cấp tôn tạo theo nguyên tắc bảo tồn nguyên vẹn những nét kiến trúc truyền thống đặc trưng của người Mông.
Đường vào Làng Văn hóa Lũng Cẩm trên đã được kiên cố hóa đến tận từng hộ gia đình, với hệ thống thủy lợi thoát nước được đảm bảo tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn vùng cao. Nhưng không vì thế mà mất đi vẻ hoang sợ mộc mạc, những mái nhà được lợp ngói âm dương nét đặc sắc riêng của đồng bào nơi cao nguyên Đá.
Bên cạnh đó, hiện nay tại làng văn hóa Lũng cũng trồng hoa hồng, mỗi năm cho thu hàng chục triệu đồng, giúp người dân nơi đây có cuộc sống ổn định hơn đồng thời tạo thêm cảnh đẹp thu hút khách du lịch đến tham quan.
Tại thôn Lũng Cẩm, ban quản lý làng văn hóa được thành lập và hoạt động từ ngày 24 tháng 4 năm 2015. Nhân dân trong làng đã được tập huấn thuyết minh, đón tiếp và phục vụ du khách.
Khi đặt chân tới làng văn hóa Lũng Câm khách du lịch còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của đồng bào do chính những người dân nơi đây chế biến. Ngoài ra còn được thưởng thức các tiết mục văn nghệ dân gian hòa trong màu sắc sặc sỡ của những trang phục truyền thống, xúng xính của những thiếu nữ người Mông nở ra như những bông hoa muôn màu trên rừng đá biên cương.
Với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương, cộng đồng các dân tộc đã và đang tiếp tục nỗ lực xây dựng Lũng Cẩm thành Làng Văn hóa Du lịch Cộng đồng Tiêu biểu – một điểm đến đầy thú vị và thơ mộng của Công viên địa chất.
- Làng Văn hóa du lịch Thôn Sủa Pả A và Trúng Pả A: Nằm cách đường
Quốc lộ 4C khoảng 700m, cách huyện Đồng Văn 32 km, cách huyện Yên Minh 16km, cách biên giới Việt - Trung 10 km. Hai thôn còn giữ được nhiều nét phong tục, tập quán cũng như văn hoá bản địa. Các ngôi nhà được trình tường, lợp ngói máng địa phương, tường xếp đá quây xung quanh nhà tạo nên những nét đặc thù của dân tộc Mông nơi đây. Hai thôn nằm trong thung lũng xã Phố Cáo với cảnh quan đẹp, địa hình rộng, bằng phẳng, xung quanh là những vách núi đá cao, trùng điệp.
- Làng văn hoá cộng đồng thôn Thiên Hương:
Thôn là nơi cư trú của trên 40 hộ dân tộc Tày, Mông, Giáy, trong đó dân tộc Tày chiếm đa số với hơn 200 nhân khẩu. Là thôn vùng cao của thị trấn Đồng Văn
cộng với đường xá đi lại khó khăn và đặc thù khí hậu khắc nghiệt nên người dân nơi đây sinh sống chủ yếu theo phương thức tự cung tự cấp bằng các nghề trồng trọt (ngô, lúa, rau màu) và chăn nuôi (trâu, bò, lợn, gà, ngựa bạch, chim bồ câu). Tuy nhiên, từ khi được tỉnh Hà Giang đầu tư xây dựng thành làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với phát triển nông thôn mới, Thiên Hương đã trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách trên cao nguyên đá Đồng Văn, góp phần nâng cao đời sống cho người dân trong thôn.
Đến Thiên Hương, du khách sẽ thấy hình ảnh một không gian xanh nằm giữa vùng đá tai mèo sắc nhọn, mà nổi bật trong đó là quần thể 10 cây đa cổ thụ có niên đại trên 100 tuổi nằm ở đầu thôn. Ẩn mình giữa quần thể này là ngôi đền thờ thần rừng - nơi người dân địa phương thường vào cúng bái cầu mưa thuận, gió hòa; mùa màng tươi tốt, bội thu; gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc vào mỗi dịp mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng.
Nhà trình tường truyền thống của dân tộc Mông là nét văn hóa đặc sắc, tiêu biểu ở Thiên Hương. Nhà được dựng trên nền đất bằng phẳng, lưng tựa núi. Tường nhà xây bằng sỏi và đất sét, mái nhà lợp ngói âm dương (ngói máng). Các vì kèo và cửa được làm bằng gỗ. Nhà có 3 gian chính (thêm 1 hoặc 2 chái) và 2 cửa ra vào. Trong 3 gian chính, gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên và tiếp khách, gian bên trái là nơi sinh hoạt của gia đình chủ nhà và bếp nấu ăn, gian bên phải là nơi để khách nghỉ ngơi và đặt bếp sưởi. Xung quanh nhà xếp đá chắc chắn và trồng nhiều cây như đào, mận, lê, tạo nên kiến trúc nhà ở độc đáo chỉ người Mông sống trên cao nguyên đá mới có. Ngoài dịp tham quan kiến trúc nhà ở, du khách đến Thiên Hương còn được dân bản mời uống nước chè, hút thuốc lào và thưởng thức chén rượu ngô men lá truyền thống hay tham gia các sinh hoạt hàng ngày cùng người dân như: dệt vải; trồng rau; chăm sóc gia súc, gia cầm...
- Làng Văn hóa Lô Lô Chải – xã Lũng Cú:
Bản Lô Lô Chải thuộc xã Lũng Cú (Đồng Văn, Hà Giang), nằm cách trung tâm xã Lũng Cú khoảng 500m. Từ trên đỉnh Lũng Cú có thể quan sát toàn bộ ngôi làng. Bản Lô Lô Chải là nơi sinh sống của 95 hộ dân, với 427 nhân khẩu. Là một
thôn giáp biên, có phía Đông, phía Tây và phía Bắc giáp với nước CHND Trung Hoa. Trong những năm tháng chiến tranh biên giới tộc người Lô Lô ở Lô Lô Chải cùng với nhân dân xã Lũng Cú luôn kiên cường gìn giữ và bảo vệ vùng đất biên cương của Tổ Quốc.
Nhờ bảo tồn, gìn giữ được nhiều nét đẹp trong văn hoá, lối sống cũng như trong lao động, sản xuất, bản của người Lô Lô giờ trở thành một trong những điểm đến thu hút sự quan tâm của du khách nằm ngay dưới chân cột cờ Lũng Cú.
Khi đến Làng văn hoá Lô Lô Chải hiện khách du lịch có thể tham quan 3 ngôi nhà có kiến trúc cổ của dân tộc Lô Lô; Người dân nơi đây vẫn duy trì sinh hoạt văn nghệ, phục dựng một số loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian phục vụ nhu cầu của du khách. Lễ cúng thần rừng, lễ cúng lúa mới, ngô mới, nghi lễ đám cưới, đám tang là những lễ hội truyền thống của người Lô Lô từ ngàn đời nay vẫn còn được lưu giữ. Người Lô Lô nơi đây có các nghề truyền thống như: nghề thêu dệt trang phục truyền thống, nghề đúc đồng.
2.3.4. Du lịch lễ hội
Lễ hội là một phần đời sống văn hóa, tinh thần của con người và là tài nguyên nhân văn quí giá. Do đặc điểm sống chung của 17 dân tộc anh em trên địa bàn nên tại huyện Đồng Văn nên có khá nhiều lễ hội. Số lễ này bắt nguồn từ tập quán cổ truyền hoặc do tín ngưỡng dân gian của mỗi dân tộc tạo nên. Quá trình sống chung của các dân tộc đã tạo nên việc sinh hoạt lễ hội – tín ngưỡng được cộng đồng thừa nhận và trở thành chính thức ở địa phương. Ngoài các lễ hội quốc gia, Đồng Văn còn có những lễ hội địa phương có ý nghĩa trong du lịch như: lễ hội Gầu tào của người Mông, lễ hội cầu mùa của dân tộc Dao, lễ hội cầu mưa của người Lô Lô, lế hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, lễ cúng Tổ tiên của người Lô Lô; Lễ cúng Thần rừng của người Pu Péo; Nghi lễ Cấp sắc của người Dao...và các lễ hội hiện đại được tổ chức để thực hiện tuyên truyền, quảng bá cho các sự kiện văn hóa, thể thao, kinh tế - xã hội, du lịch. Nhìn chung, do đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, các lễ hội của Đồng Văn vẫn còn bảo tồn được những nét truyền thống đặc sắc có giá trị hấp dẫn cao đối với du khách. Đến với lễ hội của Đồng Văn, du
khách ngoài việc nâng cao hiểu biết về phong tục tập quán, văn hóa ở địa phương mà còn cảm nhận được sự tôn nghiêm và các giá trị văn hóa nghệ thuật của những nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo.
Ngoài những lễ hội truyền thống, trong những năm gần đây, tỉnh Hà Giang nói chung, huyện Đồng Văn nói riêng còn tổ chức các lễ hội hiện đại, gắn với các sự kiện kinh tế, du lịch của địa phương. Năm 2015, Lễ hội hoa Tam giác mạch đầu tiên được tổ chức tại Đồng Văn vào ngày 15/11. Chương trình khai mạc lễ hội diễn ra vào đêm 13/11 tại Đồng Văn với chủ đề: "Cao nguyên Đá - ngàn hoa khoe sắc". Dự kiến lễ hội hoa tam giác mạch năm 2016 sẽ diễn ra vào tháng 10/2016 với thương hiệu “Hoa trên đá”. Cùng với lễ hội hoa tam giác mạch, lễ hội khèn Mông cũng là một trong những lễ hội thu hút được lượng khách lớn tới Đồng Văn.
Thế nhưng, thực tế cho thấy các lễ hội của Đồng Văn vẫn còn những yếu kém nhất định. Trước hết là về mặt qui mô, các lễ hội thường được tổ chức với qui mô nhỏ, thuộc phạm vi địa phương và chưa có sức lan tỏa rộng đến các tỉnh khác. Đây là yếu tố bất lợi cho hoạt động du lịch (do có ít người biết và có hứng thú để đi đến điểm diễn ra lễ hội nên chưa thể khai thác tốt loại hình du lịch lễ hội). Các lễ hội hiện đại tuy được tổ chức nhưng vẫn chưa đủ tiềm lực để có thể thúc đẩy ngành du lịch phát triển, chỉ mang tính chất tạm thời mà chưa hướng đến mục tiêu lâu dài.
Mặt khác, điều dễ nhận thấy ở các lễ hội là do sự quá tải về số lượng khách tham gia lễ hội nhưng khuôn viên của các danh thắng, không gian tổ chức lễ hội có giới hạn và trên tất cả khả nưng kiểm soát quản lý của ban tổ chức còn yếu kém nên thường xuyên dẫn đến tình trạng lộn xộn, xô đẩy, dẫm đạp. Hơn nữa, văn hóa đi hội và ý thức trách nhiệm của du khách còn rất hạn chế. Họ xả rác tùy tiện, ý thức giữ gìn cảnh quan, môi trường của du khách còn nhiều bất cập. Tình trạng này xảy ra là do công tác tuyên truyền vẫn chưa được thường xuyên, sâu rộng đến khách du lịch, đồng thời khâu kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm của du khách còn e dè, chưa nghiêm khắc, triệt để và chưa có các biện pháp xử lý thích hợp.
2.4. Thực trạng thị trường khách du lịch tại huyện Đồng Văn, Hà Giang
2.4.1. Lượng khách du lịch đến Đồng Văn
Với sự hội nhập nền kinh tế đất nước với nền kinh tế thế giới, đó là điều kiện thuận lợi để các địa phương có cơ hội phát huy tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực du lịch. Trong những năm qua, du lịch Hà Giang đang từng bước vươn lên, trở thành điểm đến thu hút khách du lịch không chỉ trong và ngoài nước.