CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.1. Tiềm năng du lịch huyện Đồng Văn
2.1.1. Lịch sử hình thành vùng đất Đồng Văn
Huyện Đồng Văn trước đây là tổng Đông Quang thuộc Châu Bình Nguyên, phủ Tương Yên, tỉnh Tuyên Quang sau đó thuộc về Châu Bảo Lạc do một thổ quan người Tày họ Nông ở Bảo Lạc cai quản như một lãnh địa. Khi thực dân Pháp xâm lược, chúng tách khu vực vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, thành lập tỉnh Hà Giang vào năm 1891, Đồng Văn được tách ra khỏi Bảo Lạc
Châu Đồng Văn bao gồm hai tổng: Tổng Quang Mậu và Tổng Đông Minh. Trong đó, tổng Quang Mậu bao gồm các xã: Lũng Cô, Mìa Ré, Mai Li Ăng, Đồng Văn, Sủng Máng, Sơn Vi, Chung Phùng, Sả Phung, Niêm Sơn. Tổng Đông Minh bao gồm các xã: Yên Minh, Mậu Duệ, Bạch Đích, Na Khê, Ngam La, Sà Phìn, Mèo Vạc, Lũng Chín, Lũng Tỉnh, Phú Cao, Sủng Là, Vần Chải, Đường Thượng, Lũng Phìn
Theo Ngô Vi Liễn công bố trong địa dư các tỉnh Bắc Kỳ. Xuất bản năm 1928 thì Đồng Văn là một trong hai đại lý của tỉnh Hà Giang gồm các tổng xã: Tổng Quang Mậu và tổng Đông Minh gồm 19 xã: Đồng Văn, Bạch Đích, Sà Phìn, Lũng Phìn, Đường Thượng, Lũng Chinh, Mậu Duệ, Mèo Vạc, Niêm Sơn, Na Khê, Ngam La, Phú Lũng, Sủng Máng, Sơn Vĩ, Phố Cáo, Sủng Là, Sủng Thài, Vần Chải, Yên Minh
Cuối năm 1975, hai tỉnh Hà Giang – Tuyên Quang được sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên và tới tháng 10 năm 1991 lại được tách thành Tuyên Quang và Hà Giang. Đồng Văn là một trong 7 huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang. Theo nghị quyết của Hội đồng chính phủ, quyết định số 211/CP tách Đồng Văn ngày 15/12/1962 đã tách Đồng Văn làm 3 huyện: Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc.
Huyện Đồng Văn ngày nay bao gồm 2 thị trấn và 18 xã: thị trấn Phó Bảng, thị trấn Đồng Văn và các xã: Tả Lủng, Thắng Mố, Sảng Tủng, Sính Lủng, Lũng Táo, Phố Là, Sủng Máng, Phú Lũng, Lũng Cú, Sà Phìn, Sủng Thài, Ma Lé, Sủng Là, Lũng Thầu, Thài Phìn Tủng, Phố Cáo, Vần Chải, Tù Phìn.
2.1.2. Tài nguyên du lịch
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Cao nguyên đá Đồng Văn:
Cao nguyên đá Đồng Văn có diện tích gần 2.350km², nằm trải rộng trên địa bàn 4 huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang gồm Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn của tỉnh Hà Giang. Đây là một trong những vùng đá vôi đặc biệt của cả nước, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển của vỏ trái đất.
Các hoạt động kiến tạo địa chất đã chia cắt cao nguyên đá Đồng Văn thành các khối tảng và sự chuyển động phân dị mạnh mẽ về địa chất đa tạo ra sự chênh lệch địa hình lên đến cả ngàn mét, hình thành nên các hẻm vực, trong đó hẻm vực karst ở huyện Đồng Văn là đẹp và hùng vĩ. Quá trình này cũng tạo ra các “vườn đá”, “rừng đá”, hang động đẹp như: vườn đá Vần Chài, động Én Vần Chài (huyện Đồng Văn), hang Rồng ở Sảng Tủng...nhưng phổ biến nhất vẫn là những dãy núi cao ngất trời hình kim tự tháp với đỉnh nhọn, sườn dốc, vách đá tai mèo chạy dài nối tiếp nhau. Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ đặc trưng cho cao nguyên đá. Với những giá trị nổi bật, ngày 3/10/2010, tại Lesvos (Hy Lạp), Cao nguyên đá Đồng Văn đã được Hội đồng tư vấn mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu công nhận là thành viên chính thức của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (GGN - Global Network of National Geoparks). Như vậy, Cao nguyên đá Đồng Văn đã trở thành công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam và thứ hai ở khu vực Đông Nam Á (sau Công viên địa chất Langkawi - Malaysia). Đây chính là tài nguyên du lịch thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến Đồng Văn.
- Khu rừng nguyên sinh Vần Chải:
Thuộc xã Vần Chải - huyện Đồng Văn, đây là khu rừng nguyên sinh rộng khoảng 500ha với những thân cây cổ thụ mọc chen giữa các tảng đá lớn, con đường
đi xuyên qua rừng được xếp bằng những khối đá lớn theo kiểu bậc thang dẫn lên đỉnh núi. Đứng trên đỉnh núi phóng tầm mắt nhìn ra xung quanh du khách sẽ thấy vẻ đẹp của thiên nhiên với một thung lũng khá bằng phẳng, một khu rừng xanh tốt với nhiều loài thực vất phong phú. Đặc biệt, nằm trong khu rừng nguyên sinh này có hang Tướng phỉ Vàng Vạn Ly, cách huyện lỵ UBND huyện Đồng Văn khoảng 4km, nằm trên núi Tùng Tò Sá cao gần 2000m. Nơi đây đã gắn liền với tên tuổi của người anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Sùng Dúng Lù, một mình dũng cảm vào hang đá gọi Tướng phỉ Vàng Vạn Ly ra hàng.
- Quẩn thể cây đa cổ thụ thôn Thiên Hương: là quần thể gồm hơn chục cây
đa cổ thụ, trong đó 4 cây to nhất có tuổi đời từ 515 năm đến 570 năm. Đây là một trong những giá trị sinh học quý hiếm cần thiết phải có sự tôn vinh và bảo tồn. Cộng đồng các dân tộc Tày, Mông, Giáy ở thôn Thiên Hương đã coi quần thể đa cổ thụ này là những vị thần linh thiêng che chở cho cuộc sống của dân làng. Tại đây, vào dịp đầu năm, người dân chọn một ngày tốt, cùng nhau đóng góp của cải tổ chức lễ cúng thần rừng, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, gia đình mạnh khỏe và hạnh phúc. Đây cũng chính là một trong những điểm nhấn đặc biệt trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.
2.1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa
*Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể - Di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật:
Di tích trên đất Đồng Văn không dày đặc như nhiều địa phương khác nhưng khá độc đáo. Tính đến nay, Đồng Văn có ba khu di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng quốc gia là di tích kiến trúc dinh thự ho Vương (xã Sả Phìn) xếp hạng quốc gia năm 1993, cột cờ Lũng Cú trên đỉnh núi Rồng (xã Lũng Cú) xếp hạng quốc gia năm 2008 và phố cổ Đồng Văn (thị trấn Đồng Văn) xếp hạng quốc gia năm 2009. Hệ thống di tích lịch sử của huyện Đồng Văn là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa hết sức có giá trị đối với việc phát triển du lịch trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, việc khai thác các di tích lịch sử văn hóa còn có ý nghĩa giáo dục tinh thần yêu nước và phát triển nhân cách cho các thế hệ con cháu Việt Nam.
- Làng văn hóa các dân tộc
Trên địa bàn huyện Đồng Văn, là nơi cư ngụ của 17 dân tộc anh em, cùng sự giữ gìn được đậm nét bản sắc văn hóa cổ truyền. Chính nét văn hóa nguyên sơ của cộng đồng các dân tộc thiểu số nơi đây chính là lợi thế để phát triển du lịch. Các làng văn hóa du lịch cộng đồng hiện đang được quan tâm đầu tư, xây dựng và phát triển, có đường thuận tiện cho khách, có đủ cơ sở phục vụ cho khách ăn, ngủ nghỉ. Tỉnh Hà Giang đang định hướng cho xây dựng mỗi dân tộc một làng văn hóa đặc trưng. Trên địa bàn huyện Đồng Văn hiện nay đã có một số làng văn hóa dân tộc đã được công nhận và là điểm đến thường xuyên của nhiều du khách có mong muốn tìm hiểu văn hóa các dân tộc miền núi: làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Lô Lô Hoa Lũng Cẩm, Sủng Là; Làng văn hóa người Mông thôn Lũng Cẩm Trên; làng văn hóa Lô Lô Chải, Lũng Cú; làng văn hóa cộng đồng thôn Thiên Hương...
- Ẩm thực
Ẩm thực của các dân tộc là kho tàng tri thức dân gian phong phú phản ánh mối quan hệ giữa con người và môi sinh. Văn hóa ẩm thực là một trong những ngả đường rất quan trọng khi giới thiệu về văn hóa tộc người. Mỗi dân tộc có điều kiện kinh tế và sở thích thói quen ăn uống khác nhau, chính vì vậy, với 17 dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất Đồng Văn, có thể nói rằng văn hóa ẩm thực của huyện đa dạng, phong phú, có thể khai thác cho phát triển du lịch của địa phương. Nói đến ẩm thực Đồng Văn, không thể không nhắc tới những món ăn nổi tiếng như; thắng cố, mèn mén, thịt bò khô, thịt lợn hun khói, lạp sườn, xôi ngũ sắc, đậu xị, chè...Thức uống không thể thiếu đó là rượu được đồng bào chế biến từ ngô, sắn, gạo (trong đó nổi tiếng là các loại rượu chế biến từ ngô, sắn...Những món ăn, đồ uống hấp dẫn, nhiều dinh dưỡng đã để lại cho du khách những ấn tượng khó quên khi một lần được thưởng thức.
*Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể - Làng nghề truyền thống
Đồng Văn là huyện đa dân tộc với những sắc thái văn hóa độc đáo, đa dạng. Vì thế, việc phát triển nghề, sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống các dân tộc có
Trên địa bàn huyện, nhiều đơn vị sản xuất hàng thủ công truyền thống còn tồn tại, sản phẩm nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc được chia thành 5 nhóm: sản phẩm dệt, sản phẩm mây tre đan, sản xuất các nhạc cụ truyền thống, sản phẩm kim hoàn và sản phẩm mộc. Trong đó nhóm dệt, mây tre đan và sản xuất các nhạc cụ truyền thống hiện nhu cầu trên thị trường là rất lớn.
- Chợ vùng cao
Từ lâu chợ phiên đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân vùng Cao nguyên đá Hà Giang. Ngoài mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ phiên còn là nơi giao lưu văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Ai đã một lần ghé thăm chợ phiên ở các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ của vùng cao núi đá hẳn không thể nào quên những nét đặc sắc của các phiên chợ nơi đây.
Tuy nhiên không phải bất kỳ du khách nào lên với Cao nguyên đá đều được hòa mình với nét văn hóa sinh hoạt đặc sắc này, bởi trong các phiên chợ ấy, có các phiên chợ họp ngày cố định, có các phiên chợ lại họp lùi.
Những mặt hàng được bán ở chợ phiên khá phong phú và đa dạng, chủ yếu là các sản vật của núi rừng hay những mặt hàng do chính người dân nơi đây làm ra như: Thổ cẩm, mật ong, nấm hương, mộc nhĩ, gạo nương, gạo nếp, ngô, đậu tương và các loại rau… Ngoài ra khu vực bán gia súc, gia cầm được bố trí tại một góc riêng của chợ như: Gà đen địa phương, lợn tên lửa, ngựa, dê… nhưng nhiều nhất vẫn là bò.
Ngoài khu mua bán, chợ phiên còn có khu hàng ăn với những chảo thắng cố, nóng hổi cùng những chai rượu ngô thơm nồng. Khi mặt trời đứng bóng, chảo thắng cố đã cạn, vò rượu ngô đã hết, những mặt hàng thiết yếu đã được sắm đủ, bà con dân tộc lại kéo nhau về nhà, kết thúc một phiên chợ đầy náo nhiệt. Lúc này, trên khắp các nẻo đường về bản, du khách sẽ dễ dàng gặp hình ảnh người dân dắt ngựa chở lỉnh kỉnh đồ đạc hoặc gùi những quẩy tấu với rất nhiều đồ trên lưng mua tại phiên chợ theo những con đường núi chênh vênh trở về nhà.
Đến với những phiên chợ vùng cao, du khách mới cảm nhận được cái nét đẹp ẩn chứa trong đó, không phô trương, cầu kỳ mà mộc mạc, đậm tính nhân văn. Không gian phiên chợ không chỉ là không gian mua sắm mà còn là không gian của ngày hội. Bởi thế, mỗi phiên chợ vùng cao Hà Giang luôn để lại những ấn tượng khó quên trong lòng du khách mỗi khi có dịp ghé thăm.
Tại huyện Đồng Văn có các phiên chợ như:
Chợ Đồng Văn thuộc xã Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là phiên chợ cố định họp vào chủ nhật hàng tuần. Chợ Đồng Văn là nơi giao thương của đồng bào các dân tộc như: Tày, Nùng, Hán, Mông, Hoa, Dao, Kinh… Chợ nằm dưới chân núi Đồn Cao, ngay bên cạnh khu phố cổ Đồng Văn. Toàn khu chợ được thiết kế theo lối kiến trúc Việt - Hoa và có sự giao thoa rất tinh tế hợp với phong thủy miền cao nguyên: những dãy cột đá ba bốn người ôm được đục đẽo rất đẹp; khu chợ bề thế, vững chãi giữa lòng chảo thung lũng cao nguyên Đồng Văn như một nét chấm phá đầy ấn tượng. Từng đoàn người nô nức, dắt díu nhau về chợ: người đi bộ thì mang theo gùi rau, quả, lồng gà, lồng chim, con trâu, con bò; người đi xe đạp, xe máy thì ở đằng sau xe là những tải hàng hóa hay những chú lợn... còn những người khác thì xúng xính trong những bộ trang phục dân tộc từ các bản làng xa xuống chơi chợ. Tất cả có vẻ như đều rất phấn khởi, hồ hởi vì sau những ngày làm việc mệt mỏi, đến cuối tuần, họ lại được tụ họp tại đây để cùng trao đổi, thưởng thức những sản phẩm của vùng quê mình.
Chợ lùi là phiên chợ họp luân phiên một tuần một lần và tuần sau lùi lại một ngày so với tuần trước. Chẳng hạn, tuần này chợ họp vào chủ nhật, thì tuần sau sẽ họp vào thứ bảy, tuần tiếp theo sẽ họp vào thứ sáu, tuần sau nữa sẽ họp vào thứ năm…Tại huyện Đồng Văn, chợ lùi gồm bốn chợ: Lũng Phìn, Sà Phìn, Phó Bảng và Phố Cáo.
- Các lễ hội
Là huyện cực Bắc của Tổ quốc với rất đông đồng bào các dân tộc cùng sinh sống; điều này tạo cho Đồng Văn sự độc đáo, đa dạng, phong phú về văn hóa truyền thống các dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, khi loại hình du lịch cộng đồng ngày
càng phát triển và thu hút du khách;văn hóa truyền thống trở thành tiềm năng vô tận để phát triển ngành công nghiệp không khói, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì những giá trị văn hóa ấy càng có cơ hội để bảo tồn và phát triển
Hiện nay, toàn tỉnh Hà Giang có 12 di sản văn hóa phi vật thể (VHPVT) của đồng bào các dân tộc thiểu số được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản VHPVT Quốc gia, bao gồm: Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn; Lễ cúng Tổ tiên của người Lô Lô; Lễ cúng Thần rừng của người Pu Péo; Nghi lễ Cấp sắc của người Dao; Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông; Lễ hội Năm mới của dân tộc Giáy; Tri thức canh tác hốc đá của cư dân Cao nguyên đá Hà Giang; Tết Khu Cù Tê của người La Chí; Lễ hội qua năm của người Dao đỏ; Nghi lễ Then của người Tày; Nghệ thuật Khèn của người Mông; Kỹ thuật trồng lanh và dệt vải lanh của người Mông... trong đó có nhiều lễ hội thuộc địa bàn huyện Đồng văn. Đến với Đồng Văn, du khách có thể tham gia vào các hoạt động lễ hội trên, để cảm nhận hết nét đẹp và những tầng sâu ý nghĩa trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân nơi đây. Họ không chỉ cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, xua đuổi tà khí, chứng minh sự trưởng thành, mạnh mẽ, gan dạ... trong các nghi lễ dân gian mà còn thể hiện sự khéo léo, chịu khó và phản ánh đầy đủ đời sống của người dân địa phương khi chế tác dụng cụ khèn Mông, khi thực hiện tri thức thổ canh hốc đá hay tạo nên những tấm vải lanh độc đáo...
- Các giá trị văn hóa truyền thống
Đồng Văn cũng là nơi hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về những phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc như Mông, Dao, Lô Lô, Tày, Nùng, Pu Péo, Pà Thẻn...Sự quần cư của nhiều tộc người trên vùng đất Đồng Văn đã tạo nên bộ phận văn hóa độc đáo nhất. Những phương thức canh tác độc đáo, các giá trị văn hóa được truyền lại từ nhiều đời của nhiều thế hệ những con người “sống trên đá” đã làm tăng sức hấp dẫn của vùng đất nơi địa đầu tổ quốc này. Di sản “Tri thức canh tác hốc đá của cư dân cao nguyên đá Hà Giang” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia