Tranh luận về Triết học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phan khôi và một số cuộc tranh luận tiêu biểu trên báo chí đầu thế kỷ XX (Trang 38 - 43)

Cuộc tranh luận về triết học với nội dung duy vật hay duy tâm diễn ra chủ yếu giữa Phan Khôi và Hải Triều. Trên Phụ nữ thời đàm số ra ngày 8-8-1933, trong bài “Văn minh vật chất với văn minh tinh thần”, Phan Khôi cho rằng, tinh thần là cơ bản, vật chất là phụ thuộc. Đáp lại bài viết này, Hải Triều có bài “Ông Phan Khôi

không phải là một học giả duy vật”, khẳng định vật chất là cơ bản, tinh thần là phụ

[13; tr.162]. Hải Triều tiếp tục tấn công Phan Khôi đang ở thế yếu, với bài “Ông

Phan Khôi là một nhà học giả duy tâm” đăng trên Phụ nữ tân tiến, số 1-1934. Cùng

quan điểm với Hải Triều còn có Thành Lâm, Hoàng Tân Dân, Bùi Công Trừng, Hải Vân, Hồ Xanh trên các báo Văn học tuần san, Tiến bộ, Đông phương, Ngày mới…

Phan Khôi và Hải Triều cũng tranh luận về việc có hay không chế độ phong kiến. Bên cạnh tranh luận với Hải Triều, Phan Khôi còn tranh luận với Ngô Văn Triện, Bùi Công Trừng về vũ trụ quan của Khổng Tử.

2.2.1. Duy vật hay duy tâm

Khởi đầu cuộc tranh luận duy vật hay duy tâm là từ Phan Khôi với bài viết “Bác cái thuyết văn minh vật chất với văn minh tinh thần” [13; tr.130].

Phan Khôi cho rằng, văn minh loài người không hề chia ra mà có thứ văn minh nọ, kia, và văn minh Đông, Tây chỉ khác nhau về trình độ chứ không về tính chất. “Cái nghĩa tinh thần và vật chất ở đây tuy là hai mà kỳ thực có một. Hễ tinh thần đã đến một trình độ kia thì vật chất cũng đến một trình độ kia, tinh thần còn ở một cái trình độ này thì vật chất cũng còn ở một trình độ này. Theo lẽ ấy thì vật chất Đông phương sở dĩ kém Tây phương là tại tinh thần cũng kém Tây phương và Tây phương đã hơn Đông phương về vật chất thì cũng hơn luôn về tinh thần nữa”.

Cũng thừa nhận đồng quan điểm với Phan Khôi về việc văn minh Đông, Tây khác nhau về trình độ chứ không khác nhau về tính chất, tuy nhiên Hải Triều phản đối Phan Khôi ở nhiều điểm, cho rằng Phan Khôi thuộc trường phái duy tâm, trước hết phải định cái nguyên lý của tinh thần đã rồi mới suy ra bản thể của vũ trụ. Hải Triều cho rằng Phan Khôi sai lầm khi lấy tinh thần làm căn bản, vật chất làm phụ thuộc, tinh thần đến một trình độ kia thì vật chất mới đến một cái trình độ kia, tinh thần Đông phương kém nên vật chất Đông phương kém.

Sau khi Hải Triều “bác cái thuyết văn minh vật chất và văn minh tinh thần”, Phan Khôi lên tiếng cho rằng mình chỉ nói về thường thức, dù nói về vật chất và tinh thần nhưng chứ không dính đến triết học. Dù chịu nhận là chủ trương tinh thần sinh

hiện tượng ra để giải thích cho mình, Phan Khôi cho rằng, thường thức và khoa học để giải thích về hiện tượng, còn triết học là để giải thích về nguyên lý.

Trong bài Nguyên lý và hiện tượng đăng trên Phụ nữ thời đàm số 9, ngày 12- 11-1933, Phan Khôi cho rằng Hải Triều phản đối vì đã nhận lầm hiện tượng làm nguyên lý, và đề nghị Hải Triều: “cái bài nói về văn minh vật chất và văn minh tinh thần hôm trước của tôi, toàn nói về hiện tượng, không hề đả động đến nguyên lý, thì ông không nên kéo nó vào vấn đề triết học”.

Phan Khôi khẳng định một lần nữa: “Tôi không thiên trọng tinh thần như ông tưởng. Có điều khi nói về hiện tượng, tôi thấy cái tinh thần ở trước, vật chất ở sau thì tôi nói tinh thần ở trước, vật chất ở sau đó thôi”.

Rồi có vẻ Phan Khôi khá bực mình: “Ông Hải Triều có điều rất ngang, là ông ấy làm như bắt tôi phải theo ông mà duy vật! Hay! Duy tâm hay duy vật thì mặc người ta, miễn khi giải thích nguyên lý nói chảy thì thôi, chứ “duy” mà làm gì!... Tôi hướng về duy vật hay duy tâm, cái đó chỉ đọc tôi thì đủ biết; tôi chẳng khi nào chưng mình ra là một nhà triết học mà hòng bắt tôi cung khai”.

Từng nổi tiếng với luận điệu tranh luận sắc bén, gãy gọn, thuyết phục với kiến thức uyên thâm, thật đáng kinh ngạc về lần tranh luận này của Phan Khôi, khi ông tỏ ra lúng túng, nóng nảy, ngụy biện. Và Hải Triều nhìn nhận rõ, đã tung lại Phan Khôi một đòn cuối, mà sau đòn này, không thấy Phan Khôi đáp trả gì. Trong bài đáp lại Phan Khôi “Ông Phan Khôi là một học giả duy tâm”, Hải Triều “cười ông Phan Khôi khéo cãi”. Hải Triều chứng minh rằng, có thể căn cứ vào duy vật để giải thích hiện tượng, chứ không phải như Phan Khôi cho rằng, duy vật chỉ giải thích về nguyên lý; triết học là khoa học của những khoa học, có hệ thống nên không thể tách triết học và khoa học được, cũng như không thể tách nguyên lý ra khỏi hiện tượng, và cái nguyên lý cuối cùng thì cũng chỉ là một hiện tượng mà thôi.

Đây là cuộc tranh luận không chỉ dừng lại ở khái niệm, ở nhận thức, mà là ở cuộc tranh luận tư tưởng, triết học, có ý nghĩa quan trọng trong việc đặt nền tảng quan điểm triết học Mác-xít trong quá trình đấu tranh tư tưởng – văn hoá hàng chục

năm về sau do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Phan Khôi, với một số nhược điểm từ trong nhận thức, từ tàn dư của nền giáo dục cũ, với những quan điểm duy tâm, mơ hồ đã phải lúng túng ngụy biện. Từ cuộc bút chiến này đã mở đường cho những tư tưởng tiến bộ, kiên định trong nhiều tầng lớp xã hội, giúp họ tham gia tích cực vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Sau này, trong những năm Phan Khôi tham gia cách mạng trên chiến khu Việt Bắc từ năm 1945 đến năm 1954, có thể thấy rõ rằng, vì không xóa bỏ được những quan điểm này mà ông không thể hòa nhập hoàn toàn về tư tưởng với mọi người xung quanh. Đây có thể nói là một trong những điểm yếu trong tư duy của Phan Khôi, mà cũng bởi tuổi tác nên ông không có điều kiện học tập và nhìn nhận lại vấn đề thông suốt.

2.2.2. Vũ trụ quan của Khổng Tử duy tâm hay duy vật

Trên Tao đàn số 3, ngày 1-4-1939 và số 8 ngày 16-6-1939, Ngô Văn Triện có bài “Khổng Phu Tử với cái vũ trụ quan duy vật”, trong đó chứng minh từ một vài chi tiết của Kinh Dịch, cho rằng vũ trụ quan của Khổng Tử là duy vật. Bùi Công Trừng trên Ngày mới số 7, 1939 bác ý kiến này, cho rằng, cụ Khổng thuộc về phái duy tâm. Tao đàn số 8 ngày 16-6-1939 tiếp tục có ý kiến của Ngô Văn Triện, khẳng định “Tôi vẫn bảo cụ Khổng có vũ trụ quan duy vật”.

Phan Khôi xuất hiện đúng cao trào của cuộc tranh luận, với bài “Một cái vũ

trụ quan còn mờ tối và yếu đuối: Khổng Tử chẳng duy vật mà cũng chẳng duy tâm” đăng trên Tao đàn số 12, ngày 16-9-1939. Phan Khôi tham gia nhưng không

đứng về bên nào, mà khẳng định “tôi không thể nào nhận là Khổng tử có cái vũ trụ quan duy vật được, còn trái lại, nhận là duy tâm thì tôi cũng lại ngại vì chứng cứ không đủ”.

Theo Phan Khôi thì thời đại của Khổng Tử sống, tư tưởng của loài người còn thấp, nên Khổng Tử tuy có trí thức hơn nhưng không thể tiến bộ như học giả đời sau. Vì hạn chế của thời đại nên cái vũ trụ quan của Khổng Tử còn mờ tối và yếu đuối, không ngả hẳn về duy vật hay duy tâm được. Thời đấy chưa có hai danh từ duy vật và duy tâm, như vậy trong vũ trụ quan của Khổng Tử cũng chưa hề có sự phân biệt

tương phản duy vật hay duy tâm. “Ở bên Tàu, từ Khổng tử giở về trước cũng như triết nhân Hy Lạp từ Démocrite giở về trước họ chưa hề biết phân biệt duy vật hay duy tâm, thì ngày nay, chúng ta căn cứ vào đâu mà phân biệt họ được?”.

Phan Khôi viết: “Ông Ngô Văn Triện lấy độc một câu trong Kinh dịch là câu “Dịch hữu thái cực” để chứng minh rằng Khổng Tử có vũ trụ quan duy vật. Sao lại dễ dàng như thế được? Chứ không phải một người có quan niệm duy tâm hay duy vật là phải gom góp lại bao nhiêu những tư tưởng, những quan niệm rời rạc của người ấy mà quán xuyến lại mới thấy được sao?”. Bên cạnh đó, Phan Khôi cho rằng, hai chữ “thái cực” đã chắc gì là vật chất, mà lại cho rằng Khổng Tử nói vũ trụ dựng lên bởi vật chất, rồi từ đó phán đoán ngài duy vật? Rồi Khổng Tử nhận trời là đấng chủ trương nhất thiết, mà một nhà triết học duy vật thì không chủ trương thế.

Phan Khôi chỉ trích: “Ông Ngô Văn Triện chỉ lấy một câu sách để cãi cho Khổng Tử là một nhà duy vật, và hình như hễ Khổng Tử được là một nhà duy vật là ông ấy mãn nguyện rồi. Sự ấy mới đáng buồn cười cho”.

Phan Khôi cho rằng, để xét Khổng Tử có phải là một nhà duy vật hay không thì phải xét đến nhiều phương diện, ngoài vũ trụ quan còn xét cả nhân sinh quan. Mà nhà duy vật luận đồng thời là nhà vô thần luận, mà Khổng Tử nhận có Trời, dạy người ta phải “sợ mệnh Trời”, lại nhận là có quỷ thần, có cúng tế, thì sao là duy vật được.

Khổng Tử cũng không duy tâm – theo Phan Khôi. Trong Luận ngữ, Khổng Tử có nhiều chỗ bộc lộ là duy tâm từ thái độ sinh hoạt, nhưng chưa từng luận tới nguyên lý của vũ trụ mà ngã về duy tâm nên cũng không gọi là duy tâm được. “Như vậy ông Bùi Công Trừng liệt Khổng Tử vào phái duy tâm cũng hơi miễn cưỡng”.

Ngô Văn Triện đáp lại bằng bài “Trả lời ông Phan Khôi về câu chuyện vũ trụ

quan của Khổng Tử”, đăng trên Tao đàn số 13 năm 1939. Ngô Văn Triện nhận

Khổng Tử có vũ trụ quan duy vật, chứ không có ý cho rằng Khổng Tử là nhà triết học duy vật. Vả lại, không thể đòi hỏi Khổng Tử thuần toàn duy vật và duy tâm. Nhiều nhà học giả Trung Quốc về sau có thể duy vật ở phương diện này nhưng lại duy tâm

ở phương diện khác. Ông này cũng phản đối Phan Khôi khi cho rằng thời đó chưa có khái niệm về duy vật hay duy tâm thì không thể xếp những người thời đó duy vật hay duy tâm, mà người ta vẫn có thể lấy danh từ đời sau làm nhan đề cho tư tưởng hay sự vật có từ đời trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phan khôi và một số cuộc tranh luận tiêu biểu trên báo chí đầu thế kỷ XX (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)