Vận dụng kinh nghiệm tranh luận của Phan Khôi vào thực tiễn báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phan khôi và một số cuộc tranh luận tiêu biểu trên báo chí đầu thế kỷ XX (Trang 91 - 131)

chí Việt Nam hiện nay

4.2.1. Đánh giá thực tiễn tranh luận trên báo chí Việt Nam hiện nay

Có thể nói, đầu thế kỷ XX là thời kỳ vàng son của tranh luận báo chí. Đến thời điểm hiện tại, tranh luận trên báo chí không sôi động được như thời kỳ trước. Trong điều kiện các phương tiện truyền thông đại chúng phải cải tiến để thích nghi với thời đại thông tin, thì các cuộc tranh luận trên báo chí cũng có những thay đổi quan trọng, cụ thể:

Thứ nhất, dung lượng các bài tranh luận trên báo chí có xu hướng ngắn gọn,

dồn nén thông tin và ngôn ngữ cũng súc tích hơn. Các toà soạn báo hiện nay hầu như không sử dụng những bài phê bình dài, phân tích toàn diện một vấn đề hay một tác phẩm văn học nghệ thuật. Thay vào đó, họ cần những bài viết về một khía cạnh nổi

bình có tính chất hàn lâm, mang tính học thuật với văn phong tinh tế không còn được các báo ưa chuộng, trừ một vài tờ báo chuyên ngành.

Thứ hai, không có nhiều những tòa soạn chủ động khởi thảo các cuộc tranh luận và cũng không nhiều nhà báo theo đuổi lâu dài các cuộc tranh luận. Hệ quả là tranh luận trên báo chí ít được chuyên nghiệp hoá.

Thứ ba, báo chí hiện nay là tiếng nói của các cơ quan, đoàn thể, nên một bài

viết được đăng tải dễ gây cho bạn đọc ấn tượng đó là lời phát ngôn cho quan điểm của báo. Từ đó, rất hiếm khi xuất hiện trên cùng một tờ báo những cuộc thảo luận, tranh luận với ý kiến nhiều chiều. Để tránh va chạm với những đồng nghiệp ở báo khác và cũng do khuôn khổ trang báo, các tờ báo thường sớm khép lại những cuộc tranh luận này khi các luồng ý kiến chưa ngã ngũ.

Những năm gần đây, văn hóa tranh luận trên báo chí đang có những vấn đề đáng suy ngẫm. Nhà văn Đỗ Ngọc Yên cho rằng, “đã đến lúc cần làm rõ cốt lõi của mọi cuộc tranh luận là vấn đề văn hoá tranh luận, đặc biệt là trong thời gian gần đây khi mà các cuộc tranh luận về văn hoá đang có xu hướng thoát ly dần nội dung những vấn đề văn hoá và rất thiếu tính văn hoá trong tranh luận”[86].

Sở dĩ có tình trạng như vậy trước hết phải nói đến người chủ trì các cuộc tranh luận, là ban biên tập các báo và tạp chí. Họ thường không chủ động đề xuất các cuộc tranh luận, nên không thể tránh khỏi sự bất ngờ, luống cuống và bị động. Hiện nay, nhìn chung có rất ít toà báo chủ động đề xướng một cuộc tranh luận thật sự nghiêm túc như trước đây, và có thể điều khiển cuộc tranh luận đó vừa có văn hoá, vừa có giá trị học thuật và bổ ích đối với những người sáng tác và công chúng.

Tác giả Đỗ Ngọc Yên, trong bài Tranh luận văn hóa và văn hóa tranh luận, tạp chí Văn nghệ quân đội online 12-5-2011 cho rằng “Có tình trạng người ta lấy cái cớ là tranh luận về văn hoá, học thuật trên báo nọ, tạp chí kia để thanh toán, hạ bệ hoặc tung hô một ai đó theo sở thích cá nhân và quan hệ thân sơ - những cái nằm ngoài nội dung vấn đề cần tranh luận”.

Nhiều cuộc tranh luận trên các báo và tạp chí gần đây thường bắt đầu từ những vấn đề to và kết thúc thì lại bé, hoặc chỉ có mở đầu mà bỏ lửng không có kết thúc. Có tình trạng người tranh luận, mỗi khi đuối lý thì hay cãi cùn, suy diễn, cốt giành cho được thắng lợi. Một số lại không tranh luận về vấn đề để chứng minh cho chân lý khoa học mà chỉ lôi đời tư cá nhân đối phương ra để bôi nhọ nhau.

Có thể lấy một vài dẫn chứng về lối phản biện hay tranh luận thiếu lành mạnh và khá thường xảy ra trên báo chí hiện nay. Năm 2013, báo chí có nhiều bài tranh luận về nhà thơ Bùi Giáng, với những quan điểm trái ngược, báo thì ca ngợi tài năng, báo lại thấy tác giả chỉ trích cá nhân để phản biện, bằng cách kể lại một vài tật xấu của nhà thơ “điên”, mà không có một lời nào bàn luận xác đáng về thơ ca.

Năm 2016, vụ việc Trường ĐH Fulbright Việt Nam bổ nhiệm cựu Thượng nghị sĩ Mỹ B. Kerrey (B. Ke-ry) làm Chủ tịch Hội đồng tín thác của trường này đã gây ra một cuộc tranh luận trong giới báo chí. Ông B. Kerrey là một cựu binh từng chỉ huy và trực tiếp tham gia cuộc thảm sát dã man những người dân vô tội ở Bến Tre trong chiến tranh xâm lược của Mỹ trên đất nước ta. Vì chủ trương “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam không những không truy cứu mà còn ghi nhận, hoan nghênh một số hoạt động tích cực của ông góp phần vào việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Chúng ta chỉ không tán thành việc bổ nhiệm ông vào vị trí đứng đầu một trường đại học, nơi có nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ của Việt Nam. Thế nhưng, bên cạnh nhiều bài viết phản đối việc này, dường như đã có cuộc vận động bất thường để bảo vệ vị trí của ông B. Kerrey ở Trường đại học Fullbright. Vì đã có một số bài viết trên báo chí chính thống không chỉ khẳng định sự "chính đáng" của việc bổ nhiệm, mà còn đánh đồng hành động của người lính khi thực hiện nhiệm vụ của cấp trên trong chiến tranh với hành vi gây tội ác chiến tranh bị luật pháp quốc tế nghiêm cấm.

Cũng trong năm 2016, việc nghệ sĩ hài Minh béo về nước sau khi thụ án tù ở Mỹ vì tội ấu dâm nhưng lại được một số báo “tung hô”, tạo ra một xu hướng rất nguy hiểm, gây bất an cho các bậc làm cha mẹ trước nguy cơ bị tấn công tình dục của hàng

triệu trẻ em từ kiểu nhân vật bệnh hoạn được báo chí lăng-xê. Nhưng đa số báo thì lại có thái độ ngược lại, từ đó thể hiện trách nhiệm của người làm báo đối với người đọc.

Năm 2016, chương trình “60 phút mở” của VTV do nhà báo Tạ Bích Loan dẫn chương trình thu hút sự quan tâm của dư luận. Hai chủ đề “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” và “Người ta làm từ thiện vì ai?” đã làm “dậy sóng” trong xã hội. Cả hai chủ đề đều là những câu hỏi, những vấn đề “nóng” trong xã hội hiện nay. Ý kiến khen, chê trái chiều đa dạng, mạnh mẽ, gay gắt. Có rất nhiều ý kiến phân tích sâu sắc, có tình, có lý. Tuy nhiên, dường như chưa có loại ý kiến nào khẳng định được lẽ phải của mình. Cả cộng đồng mạng, cả những cơ quan báo chí đều lên tiếng rất hăng hái. Tất cả đều đưa ra ý kiến rất có lý của mình, nhưng không có ý kiến nào được ủng hộ tuyệt đối, kể cả những nhà báo tên tuổi và có uy tín lớn. Nhà báo Trần Đăng Tuấn - nguyên Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam - cho rằng, cái chưa được của chương trình “60 phút mở” là phong cách mới, hình thức mới nhưng lại chuyển tải tư duy chưa mới.

Tuy nhiên, so với những năm đầu thế kỷ, những cuộc bút chiến trên báo chí hiện nay không nhiều, không sôi động và không mang nhiều tính học thuật, tư tưởng. Bù lại, “bàn phím chiến” (tranh luận trên mạng xã hội) lại phát triển rầm rộ. Nguyên nhân do trước đây báo in chiếm vị trí độc tôn, nên tranh luận trên báo in chính là tranh luận trên phương tiện truyền thông đại chúng gần như duy nhất. Nhưng hiện nay, với sự ra đời của mạng xã hội, báo in không còn chiếm vị trí độc tôn, nên tranh luận trên mạng xã hội đã trở nên phổ biến và lấn át. Các cuộc tranh luận trên truyền thông hiện này hầu hết khởi nguồn từ các nguồn tin báo chí, nhưng lại sẽ diễn ra sôi nổi trên mạng xã hội chứ không phải trên báo chí chính thống. Ví dụ như bài phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông “Mạng xã hội đang tha hóa hành vi sống

của chúng ta” đăng trên Vietnamnet ngày 10-8-2017 đã khơi nguồn cho hàng loạt

cuộc tranh luận trên mạng xã hội về vai trò và những mặt trái của mạng xã hội đối với cuộc sống mỗi người. Hoặc bài bình luận “siêu ngắn” trong lịch sử báo chí “Xin nói

tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội với hai chiều hướng, một bên ủng hộ, khen ngợi sự thẳng thắn của báo Tuổi trẻ, một bên cho rằng tờ báo này ảo tưởng về quyền lực.

Sau sự hy sinh của nhà báo Đinh Hữu Dư, thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Yên Bái khi đưa tin mưa lũ đầu tháng 10/2017, nhà báo Đà Trang có bài viết trên báo Tuổi trẻ ca ngợi sự hy sinh đó và cho rằng đó chính là sứ mệnh của nhà báo. Từ đó đã dấy lên một cuộc tranh luận trên mạng xã hội khi nhiều người phản đối tư tưởng này và cho rằng, các tòa soạn cần học bài học tôn trọng sự sống của phóng viên của họ hơn là một bài báo.

Tuy nhiên, việc tranh luận trên mạng xã hội hiện nay rất phức tạp, đặt ra hàng loạt vấn đề cho những người quản lý truyền thông và cho cả công chúng.

Một trong những nguyên nhân khiến người ta “hung hăng” khi chỉ trích người khác trên mạng xã hội là do họ ẩn danh. Còn người tham gia tranh luận trên mạng khi gặp những “anh hùng bàn phím” sẽ dễ rơi vào “vòng xoáy im lặng”, theo lý thuyết truyền thông có nghĩa là “ít có khả năng có ý kiến về một đề tài, sự kiện nào đó nếu họ cảm thấy mình thuộc về thiểu số, vì họ sợ bị trả thù hay bị cô lập bởi đa số còn lại” [52; tr. 58]. Từ đó, cuộc tranh luận sẽ không công bằng, chân lý không thể tìm ra. Người tranh luận trên mạng xã hội thường thiếu nhất quán trong lập trường quan điểm, đánh tráo khái niệm, khi không đủ lý lẽ để chiến thắng thì quay sang quy kết đối phương, nhân danh uy tín cá nhân người khác, nhân danh cộng đồng để chụp mũ, quy kết, biến những cuộc tranh luận trở thành những cuộc chỉ trích, đấu tố. Có nhiều cuộc tranh luận, thay vì việc nhằm vào lý lẽ của nhau để tranh luận, người ta lại nhằm vào nhau, dùng ngôn từ công kích, chì chiết, miệt thị nhau nhằm hạ thấp quan điểm của người đang tranh luận với mình, biến cuộc tranh luận thành cuộc cãi vã, đụng độ cá nhân.

4.2.2 Vận dụng kinh nghiệm từ những cuộc tranh luận của Phan Khôi vào hoạt động tranh luận trên báo chí hiện nay

trên nhiều lĩnh vực, có kỹ năng lý luận khúc chiết, rành mạch, tuy cãi rất hăng không kiêng nể và nhượng bộ bất kỳ một ai nhưng vẫn giữ được mức độ trầm tĩnh và thái độ nhã nhặn cần thiết của nhà Nho lớp trước.

Dù hoàn cảnh thời đại có khác nhưng có một số kinh nghiệm khi tranh luận trên báo chí, thời đại nào cũng có thể vận dụng, bởi sự giống nhau muôn thở trong tranh luận, đó là việc đi tìm chân lý, trao đổi học thuật, tư tưởng, phương pháp…

Từ những vấn đề rút ra được trong các cuộc tranh luận của Phan Khôi, căn cứ tình hình thực tế của việc tranh luận trên báo chí thời gian qua như phân tích ở trên, có thể vận dụng kinh nghiệm vào thực tiễn hoạt động tranh luận trên báo chí hiện nay.

Thứ nhất, cần có thái độ tranh luận ôn hòa, có văn hóa, tôn trọng lẫn nhau của

những trí thức. Có thể hết sức bảo vệ ý kiến mình nhưng lời lẽ cần nhã nhặn, không dùng những câu chữ khiếm nhã để mỉa mai hoặc mạt sát đối phương; không lợi dụng tranh luận để kích bác, chê bai, xúc phạm cá nhân. Tranh luận, nhưng vẫn giữ được thái độ lịch sự, tôn kính lẫn nhau, chê khen đúng mực, đó là phong cách đáng học tập của những bậc thức giả chân chính. Cả hai bên khi tranh luận đều phải tôn trọng một thứ đạo đức chung gọi là văn hóa tranh luận. Thậm chí, khi chưa đi đến thống nhất thì những gì đối phương làm được cũng cần phải thừa nhận.

Thứ hai, lấy chân lý làm đích đến cuối cùng, không lấy chuyện hơn thua làm

mục đích tranh luận. Người viết nào tìm được ra chân lý thì người đó tranh luận sẽ có sức thuyết phục, sẽ có khả năng đưa đường, dẫn dắt bạn đọc. Khi quan điểm, cách nhìn khác nhau thì tôn trọng sự khác biệt, tranh luận vì mục đích tìm chân lý chứ không ngụy biện.

Thứ ba, người tham gia tranh luận cần trang bị kiến thức phong phú, tri thức

vững chắc trên nhiều lĩnh vực, cách lập luận thuyết phục và tư duy phản biện. Tư duy phản biện là hết sức quan trọng, không có nó không thể có sự phát triển. Để có được những bài tranh luận “gây chấn động” công chúng, người viết cần phải đặt tư duy phản biện lên trên hết, luôn tìm tòi để đặt ra vấn đề mới, hoàn toàn khác với những lối

mòn suy nghĩ, tư tưởng đã cũ, đồng thời phải có đủ bề dày kiến thức để bảo vệ cho quan điểm mới của mình.

Thứ tư, trong bất kỳ cuộc tranh luận nào cũng cần phải có nghệ thuật tranh

luận, có sự sáng tạo trong cách phát hiện vấn đề, logic trình bày, hình thức trình bày, nghệ thuật cuốn hút. Và để có được thứ nghệ thuật này, nhà báo cần có sự kết hợp của tri thức uyên thâm của một học giả và nghệ thuật viết cùng sự nhạy bén của một nhà báo.

Thứ năm, để cuộc tranh luận có sự tác động đến xã hội, thu hút công chúng,

thì phong thái, phong cách của người cầm bút cũng có vai trò quyết định. Bởi vậy, khi chúng ta muốn tranh luận để bảo vệ, bênh vực những tư tưởng chính thống của Đảng, nhà nước hiện nay thì trong tranh luận, nhà báo phải tự tạo cho mình một tư thế, một nhân cách, nền tảng học vấn, phong cách riêng lôi cuốn. Tránh việc tuyên huấn chung chung, giống nhau sẽ không có hiệu quả, không có sức thuyết phục.

Thứ sáu, vấn đề được lựa chọn để tranh luận cần đáp ứng nhu cầu của thời

đại. Khi tranh luận, Phan Khôi đã đề cập đến nhiều vấn đề thời sự của những năm đầu thế kỷ XX, là những điều mà rất nhiều người trong xã hội khi ấy quan tâm. Vận dụng kinh nghiệm đó, ngày nay, để một cuộc tranh luận có ý nghĩa, việc lựa chọn vấn đề đem ra tranh luận là rất quan trọng, từ đó giúp thu hút lượng lớn độc giả quan tâm theo dõi.

Thứ bảy, về thái độ và cách hành xử của nhà báo, của tòa báo với những gì

mới mẻ và khác biệt. Thời đại của Phan Khôi, rất nhiều cái mới, như một luồng gió, thổi vào mọi lĩnh vực trong đời sống. Đó là lí do khiến các cuộc tranh luận nở rộ như hoa mùa xuân. Phan Khôi không chỉ tham gia vào những cuộc tranh luận do người khác khởi xướng mà còn là người mở đầu cho nhiều cuộc tranh luận sôi nổi lúc bấy giờ. Ở ông, người ta luôn thấy một tinh thần xông pha, tiên phong và ưu ái với những điều mới mẻ, mặc dù còn non nớt. Không chỉ tìm ra cái mới mà ông còn giống như một “thủ lĩnh tinh thần”, một người bảo trợ cho cái mới. Nếu không có ông động viên và khích lệ, đồng thời cùng kề vai sát cánh trong trận chiến giữa “thơ mới” và “thơ

cũ” thì có lẽ chưa chắc nền văn học Việt Nam đã có được một bước chuyển mình vĩ đại đến như vậy trong lịch sử. Từ đó, thiết nghĩ, trong tranh luận, những người làm báo và các cơ quan báo chí ngày nay phải luôn biết tìm tòi cái mới, đồng thời khích lệ, nâng đỡ, phát triển những điều mới mẻ trên báo chí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phan khôi và một số cuộc tranh luận tiêu biểu trên báo chí đầu thế kỷ XX (Trang 91 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)