Tranh luận về Quốc học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phan khôi và một số cuộc tranh luận tiêu biểu trên báo chí đầu thế kỷ XX (Trang 53 - 58)

Đầu năm 1930, Sở Cuồng Lê Dư đặt ra vấn đề quốc học, lập tủ sách “Quốc học tùng thư” và cho in Nam quốc nữ lưu, Nữ lưu văn học sử, Vị Xuyên thi văn tập, Phổ Chiêu thiền sư thi văn tập, Bạch Vân am thi văn tập, đánh giá Nguyễn Bỉnh Khiêm như là người có công nhất trong việc xây dựng nền quốc học.

Những tranh cãi giữa Trịnh Đình Rư và Lê Dư đã khởi ra loạt bài tham gia bàn luận về vấn đề Quốc học. Cuộc tranh luận này có quy mô rộng, nhiều học giả tham gia, nhiều tờ báo trong Nam ngoài Bắc đăng tải, tập trung vào ba tờ: Phụ nữ tân văn, Trung lập (Nam kỳ), Đông Tây (Bắc kỳ). Phan Khôi tham gia cuộc tranh luận này chủ yếu bằng cách nêu phản đề: nước ta không có “Quốc học” (Luận về quốc học [5; tr.126-134]; Nhân vấn đề quốc học kéo qua vấn đề khác [5; tr.206-221]; Bất điều

đình [5; tr.271-274]).

Phan Khôi là người có ý thức về di sản văn hóa truyền thống của người Việt nhưng ông vượt qua được ảo tưởng có tính phóng đại về sự vĩ đại của nền văn hóa đó. Điều đó thể hiện rất rõ trong cuộc tranh luận về quốc học. Trong cuộc tranh luận này, dù có tình cảm anh em thân thiết với Lê Dư, nhưng về học thuật, Phan Khôi đã bút chiến thẳng thắn theo quan niệm và lập luận của riêng mình. Nhiều ý kiến của Phan Khôi được các học giả khác đồng tình, và Lê Dư với quan niệm đánh đồng quốc học với văn học, đã đuối lý trước Phan Khôi.

3.1.1. Cắt nghĩa về “Quốc học”

Phan Khôi có định nghĩa riêng của mình về Quốc học. Trong bài “Luận về

quốc học”, ông cho rằng, Quốc học là một danh từ cũ và mới có nghĩa khác nhau.

Trước đây, nói “Quốc học” tức là cái trường học cho cả nước, như trường Quốc học ở Huế, còn chữ “Quốc học” ngày nay thường dùng là chỉ về cái học riêng của một

nước, có vẻ đặc biệt, có chỗ khác với nước ngoài. Vậy khi nói quốc học cũng gần như nói “quốc phục” là đồ y phục riêng của một nước, nói “quốc kỳ” là cờ hiệu riêng của một nước. Sau khi cắt nghĩa như vậy, Phan Khôi cho biết, chữ “quốc học” mà ông đề cập là theo nghĩa thứ hai, nghĩa mới.

Khi đặt quốc học với văn học, Phan Khôi nhìn nhận, Lê Dư đã đánh xô bồ văn học với quốc học làm một, và cho rằng quan niệm về quốc học của Lê Dư chưa được minh xác, có thể do sự nhận biết chưa đúng. Phan Khôi so sánh, dù chưa chắc chắn với nhận định của mình về quốc học, đó là quốc học là học thuật của một nước từ xưa đến nay có ảnh hưởng đến sinh hoạt của xã hội, trong đó bao hàm cả triết học và khoa học nghĩa rộng, bao gồm cả văn học. Nhưng văn học thì không bao hàm quốc học được, vì quốc học có ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội, còn văn học chỉ ảnh hưởng gián tiếp. Vì vậy không nên trộn lẫn quốc học với văn học khi thảo luận, Phan Khôi nêu ý kiến.

Từ việc cắt nghĩa trên, Phan Khôi khẳng định thẳng, ông cùng với Phạm Quỳnh và Trịnh Đình Rư đều nói không cho câu hỏi: Nước ta có quốc học hay không? Cái học của nước ta từ trước có thể gọi là quốc học được không?

3.1.2. Chứng minh nước ta chưa từng có quốc học

Sắc sảo chỉ ra những nhầm lẫn của Lê Dư về quốc học với văn học, Phan Khôi phân tích cho rằng, từ sự không minh xác về khái niệm, có thể những chứng cứ Lê Dư đưa ra để chứng minh sẽ không được chắc chắn.

Phan Khôi dẫn chứng cụ thể: “Chí như Việt Nam văn học sử nó đã là văn học, thì có thể nào nhìn nó là cái bằng chứng quốc học một cách trọn vẹn được ư? Tôi nói thế nghĩa là tôi muốn ông Lê, nếu cho chúng tôi biết chứng cớ về quốc học thì ngoài cuốn Việt Nam văn học sử còn phải có cuốn Việt Nam quốc học sử - hay Việt Nam học thuật sử kìa. Mà thứ sách ấy, ông có tài liệu mà biên tập được không?” [5; tr.133].

từ lịch sử: “Học thuật nước Tầu, không luận hay dở ra sao, chớ nó vẫn có cái vẻ đặc biệt, đem mà so sánh với các nước Âu Mỹ, nó không giống của nước nào hết… Bởi vậy, họ mới dùng hai chữ “quốc học” để chỉ về cái học thuật của riêng nước họ. Theo ý riêng tôi, sự dùng ấy thật xứng đáng, vì cái học của họ đủ đại biểu cho cái tư tưởng một dân tộc, không giống với ai, cũng như y phục và cờ hiệu của nước họ không giống với ai” [5; tr.126-127].

Phan Khôi khẳng định, nước ta từ xưa đến nay không có cái gì đáng gọi là quốc học:“…khi tôi dám hạ một câu kết luận rằng nước ta không có cái học đáng gọi là quốc học, là khi tôi đã lo cái định nghĩa của chữ quốc học trên đó mà soát qua những nhà học vấn trong nước ta và sách vở của họ từ xưa đến nay rồi.” [5; tr.129].

So sánh văn hóa nước ta với văn hóa Nhật Bản, Phan Khôi phản bác Lê Dư, cho rằng ta không thể sánh với Nhật Bản. Thần thoại, truyền thuyết của ta tuy có Sơn Tinh, Thủy Tinh, Chử Đồng Tử, Kim Quy sứ giả… nhưng rời rạc, không có thống hệ, lại không có nhiều, trong khi Nhật Bản có sách Cổ ký sự là một tài liệu vô giá. Đó là chưa đưa so sánh với những thần thoại rất phong phú của thế giới như Hy Lạp, La Mã. Về vũ trụ quan, trong khi Việt Nam chưa có vũ trụ quan của riêng mình thì Nhật Bản có sách Nhật Bản ký, làm vào khoảng năm 720 sau kỷ nguyên.

Về ý kiến của Lê Dư là những sách vở ta bị người Minh lấy đi, bị những cuộc biến loạn làm tan nát hết… nên khó tìm ra những tang chứng về quốc học, Phan Khôi cũng bác lại mà cho rằng, nếu nền quốc học ta từng được rực rỡ như người, thì dầu có bị những cớ ấy lấy đi nữa cũng không đến mất tất cả đi mà không có dấu vết. Còn nếu lấy cớ vì nghề làm giấy tiêu diệt đi thì lại tỏ rõ dân mình kém về văn hóa, bởi phá sách đi không tiếc.

Về sử học, Phan Khôi cũng cho rằng, nước ta không có sử học, bởi sử nước ta không làm ra một khoa, không có ảnh hưởng đến nhân chúng: “Phàm làm sách, thuật ra một cái hiện trạng gì từ xưa đến nay hoặc về một thời kỳ nào, mà có nói rõ cái hiện trạng ấy thay đổi ra sao, cho đến cái nhân và cái quả của nó ra sao, thì mới gọi là sử được” [5; tr.133]. Ông cũng phân biệt rõ giữa sử học cũ và sử học kim thời,

Đi sâu vào từng trường hợp mà Lê Dư đưa ra để chứng minh nền quốc học của đất nước là có, Phan Khôi phản bác lại từng minh chứng ấy. Ông cho rằng, Chu An chỉ là một nhà nho khảng khái, Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là một nhà thuật số, rồi Võ Trường Toản hay Chu Doãn Trí thì ngoài mấy chữ “thành” và “bất căng” thì không có gì khác nữa, đâu đủ gọi là học được?

Đưa ra nhiều ví dụ từ lịch sử để chứng minh là Việt Nam không có quốc học, Phan Khôi khảng khái tuyên bố: “Tìm mãi không ra, cho đến ngày nay, tôi mới trịnh trọng và cả quyết mà nói rằng không có. Nếu cái câu kết luận đó của tôi mà sai, thì duy có một lẽ là tại chỗ sở kiến của tôi còn hẹp, không thấy cho khắp mà đã hạ lời quyết đoán, tôi phải đứng ra mà chịu tội giữa làng nho”[5; tr.130].

Dẫn lại lời Lê Dư trách những người cho rằng nước ta chưa có quốc học: “Ôi, sao các ông xét chưa kỹ và to gan dạn miệng, bội bạc tiền nhân như vậy! Sao các ông vu nhục nền văn hóa nước nhà như vậy!”, Phan Khôi cho rằng, nếu sau này chứng minh lời ông khẳng định là bậy, thì câu trách của Lê Dư còn là nhẹ, còn nếu chứng quả đúng thế thì “chớ có đâu mà bội bạc mà vu nhục” [5; tr.130].

Phan Khôi giải thích cho bạn đọc hiểu tại sao mình lại thẳng thắn khẳng định là nước ta không có quốc học. Bởi theo ông, sự học tức là sự tri thức, là khuynh hướng về lý trí mà không nên xen vào một chút tình cảm. Nước ta nếu quả không có quốc học thì dầu nó là một sự sỉ nhục thì cũng phải chịu, không nên vì tình cảm mà nói không thành có, thành ra dối mình. Vì vậy, trước khi muốn người trong nước từ nay lập nên một nền học thuật thì phải thành khẩn nhìn nhận đúng sự thật.

3.1.3. Giải pháp để nước ta có quốc học

Phan Khôi cho rằng, văn hóa của ta so với Nhật Bản cũng như với các nước khác còn thua thì phải biết vậy mà cố gắng lên cho bằng họ, chứ không nên coi điều đó là sỉ nhục.

Bên cạnh đó, Phan Khôi khẳng định với Phạm Quỳnh khi biện luận về quốc học, đó là “biện luận để mà phá tan những điều sai lầm thì rất cần cho học giới,

cũng không thành lập nổi. Bởi vì nước ta từ xưa đến nay chưa có cái học thuật gọi là chơn chánh, mà hầu hết người trong xã hội lại còn sống trong cái di tộc của cái khoa cử và của cái tư tưởng Tống Nho” [4; tr.237].

Về giải pháp của Phạm Quỳnh lập hội “chấn hưng quốc học”, Phan Khôi không đồng tình, bởi theo ông, nền quốc học chưa từng có thì sao “chấn hưng” được? Bên cạnh đó, ông cũng vạch ra một số vấn đề như: căn cứ vào đâu để lấy người vào hội, sẽ có những hội viên “lạm dự” bởi nước ta không có chuẩn cho nhà văn. Phan Khôi cũng cho rằng, việc lập hội là không cần thiết, vì không như Nhật Bản hay Trung Quốc có nhiều hội, ở Việt Nam, văn học còn hiếm, vì vậy cần nhen nhúm dần cho đông ra rồi sau này mới lập hội như các nước khác. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng “cái gì thì nên hiệp lại chứ sự học thì lại nên chia ra. Nhờ có chia ra phái này, phái khác mà đối địch cùng nhau, rồi sự học mới mau tấn bộ; chớ có hiệp lại, làm cho tư tưởng của cả nước phải ở dưới một cái quyền nhất thống nào… sẽ làm giảm tư tưởng quốc dân” [4; tr.239].

Phản đối giải pháp của Phạm Quỳnh, Phan Khôi đưa ra giải pháp của riêng mình. Đó là diệt trừ lối khoa bảng, Tống Nho, đồng thời tự mỗi người phải trau dồi lợi khí, phải dụng công về chữ và văn quốc ngữ: “Chữ viết phải đúng, đừng để cho kẻ khác có thể hiểu lầm, văn phải viết cho thật đâu ra đó như tờ giao kèo hay lời quan tòa kết án, đào đất mà chôn những cái giọng văn khoa cử ngày xưa đi…”[4; tr.240]. Phan Khôi cho rằng, mỗi người trong nước đều làm như thế, theo phương pháp tự do nghiên cứu môn học mình yêu thích, sau đó đem cống hiến cho học giới, và những người khác cùng tham gia vào thảo luận. “Làm như vậy, chẳng những giục giã cho kẻ học phải càng ngày càng nhắc cái trình độ của mình lên cao, mà cũng khiến cho nhứt ban xã hội nô nức vì cái hứng thú của sự học. Rồi dần dần những người tự do nghiên cứu thêm đông ra, những học thuyết này đánh với học thuyết nọ, cái nào không thích hạp với thời đại thì tiêu đi, cái nào thích hạp thì còn lại: những cái còn lại đó sẽ được kêu chung là “một nền quốc học”” [4; tr.241].

Với giải pháp của mình, theo Phan Khôi, nền quốc học sẽ được hình thành trong bảy mươi năm hay một trăm năm nữa, nếu bắt tay làm ngay từ bây giờ và với điều kiện là phải tích cực với các cuộc biện luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phan khôi và một số cuộc tranh luận tiêu biểu trên báo chí đầu thế kỷ XX (Trang 53 - 58)