Tranh luận về sử học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phan khôi và một số cuộc tranh luận tiêu biểu trên báo chí đầu thế kỷ XX (Trang 58 - 63)

3.2.1. Nước ta có chế độ phong kiến hay không

Trên Phụ nữ tân văn ngày 29 tháng 11 năm 1934, Phan Khôi có bài viết khẳng định “Trên lịch sử nước ta không có chế độ phong kiến”.

Căn cứ của Phan Khôi về luận điểm trên là quan điểm của ông về chế độ phong kiến. Đó là vua chia đất cho các chư hầu, những chư hầu này hưởng huê lợi đất mình, rồi chính chư hầu phải cống nạp cho vua. “Theo chế độ phong kiến, thiên tử đè lên trên chư hầu, chư hầu đè lên trên bình dân, ấy là sự tự nhiên” [13; tr 235].

Phan Khôi cho rằng, trái với chế độ phong kiến là chế độ quận huyện, nghĩa là chia trong nước ra từng quận huyện rồi thiên tử đặt quan cai trị chứ không đặt chư hầu, tức là người bình dân có thể trực tiếp với thiên tử chứ không bị chư hầu ngăn cách như phép phong kiến, là một sự tiến bộ trong phong cách tổ chức.

Từ quan điểm trên, so với lịch sử nước ta, Phan Khôi khẳng định, trong lịch sử nước ta, chưa từng thấy có chế độ phong kiến, chỉ có chế độ quận huyện, từ thời Hùng Vương cho đến Đinh, Lê. Dù các triều vua có chia tước nhưng những người chịu phong tước chỉ có danh mà không có thực, không được hưởng huê lợi hay cai trị dân.

Thế thì các nhà xã hội học An-nam làm sao lại nhắm mắt nói liều rằng “người mình chịu áp bách dưới chế độ phong kiến” hay là chúng ta nay bắt đầu hoát ly chế độ phong kiến được? Chế độ phong kiến ở bên Tàu có, bên Nhựt có, ở bên Tây có, song có thể nào thấy mấy xứ ấy có chế độ phong kiến mà buộc cho xứ ta từ xưa cũng phải có chế độ phong kiến?” [13; tr.237] - Phan Khôi đặt câu hỏi, cũng là để khẳng định lại ý kiến của mình.

Một lần nữa, Hải Triều bác lại Phan Khôi bằng những lý lẽ và minh chứng thuyết phục với bài “Trên lịch sử nước ta vẫn có chế độ phong kiến” đăng trên Công luận ngày 2 và 3-1-1935. Hải Triều cho rằng Phan Khôi sai từ quan niệm về chế độ phong kiến, cho rằng căn bản của chế độ phong kiến là “cai trị dân chúng trong thái địa”, nếu không có cái quyền ấy thì chế độ phong kiến không thể có được. Hải Triều khẳng định 3 vấn đề: về mặt chính trị, chế độ phong kiến vẫn có trong lịch sử nước ta, bởi ở nhiều triều đại, nước ta vẫn phải đi triều cống Tàu hoặc chư hầu trong nước phải cống nạp vua; nước ta có chế độ phong kiến vì các dân tộc trên thế giới đều tiến hóa trên một con đường nhất định, và các nước trên thế giới đều phải trải qua chế độ phong kiến, cho nên nước ta cũng phải trải qua chế độ này; nông nô là điều kiện tất yếu của chế độ phong kiến, mà nước ta đã từng có nền kinh tế nông nô.

Không đồng tình với Phan Khôi còn có Nguyễn Văn Thới, với bài “Ông Phan

Khôi lầm chăng, Việt Nam cũng có chế độ phong kiến”, đăng trên Công luận Sài

Gòn số 6706, ngày 4-12-1934. Nguyễn Văn Thới chứng minh bằng việc đưa ra các chứng cứ lịch sử: xưa kia vua nước ta đối với nước Tàu đều mắc trong phận sự “chư hầu”. Ông này cho rằng, Phan Khôi chuyên môn về giải nghĩa từ ngữ cho nên mới cho rằng hai chữ trong chế độ “quận huyện” và chế độ phong kiến là đồng nghĩa nhau, chứ thực ra chế độ phong kiến bao gồm cả chính trị, xã hội học, triết học, tôn giáo, kinh tế, mỹ thuật, luân lý… còn chế độ quận huyện chỉ dùng về mặt chính trị mà thôi. “Vì Phan Khôi tiên sinh đứng về mặt chánh trị mà giải nghĩa hai chữ phong kiến chớ không đứng về mặt tổ chức kinh tế ở thời đại phong kiến mà hiểu chánh trị thì rõ ràng ông lấy ngọn làm gốc”[13; tr.573]. Nguyễn Văn Thới đề nghị, “học lịch sử cho đúng cần tìm ra cái quy luật tiến hóa của lịch sử mới được. Học chuyện xưa cho biết việc hiện tại và tương lai, nếu không đứng về phương diện kinh tế mà hiểu lịch sử, nghĩa là không theo thuyết duy vật sử quan mà hiểu chuyện xưa, thì không thể nào hiểu sự tiến hóa của lịch sử được” [13; tr.574].

Tiếp sau bài này, Công luận có bài viết 10 kỳ của Phan Văn Hùm “Phong

3.2.2. Bác cái thuyết nước Pháp giúp nước Nam

Tờ Tiếng dân số 68, ra ngày 7-4-1928 có bài xã thuyết của Mính Viên Huỳnh Thúc Kháng, trong đó có nêu: “... Đương thời kỳ Gia Long bôn ba, đã phái người sang đến Âu châu cầu viện, sau nhờ được binh lực nước Pháp mà làm thành cuộc thống nhứt”. Từ chi tiết cho rằng không đúng sự thực này, cùng với việc nhận định, nhiều người Pháp đã kể công với ta rằng nước Pháp đã giúp cho nước Nam trước đây một trăm năm mà không có chứng cứ, Phan Khôi lật ngược lại lịch sử, với 4 bài viết liên tục, tranh luận với nhiều học giả để minh chứng rằng, không có chuyện nước Pháp cho quân và vũ khí sang giúp vua Gia Long đánh nhau với Tây Sơn, có chăng chỉ có đôi mươi người Pháp sang với tư cách cá nhân.

Trên Đông Pháp thời báo số 714 (1-5-1928), bài “Mấy cái quái trong sách và

báo ta”, Phan Khôi cho rằng, bài viết của Mính Viên có thể tại tác giả nhớ sách lù mù

và đặt ra lời văn không được tách bạch, nên cũng còn có thể lượng thứ. Còn lỗi của ông Trần Huy Liệu, tác giả của sách Một bầu tâm sự thì mới là nặng. Phan Khôi

phản bác chi tiết mà Trần Huy Liệu cho rằng, “Pháp quốc giúp cho hai cái tàu và một ít súng thần công” [2; tr.23]. Phan Khôi chỉ rõ sự nguy hiểm của việc dựng sai sự thực lịch sử: “Nếu sách của ông Trần mà không bị cấm, được lưu hành tự do, chắc sau này sẽ có người Pháp khác viện chứng ở sách của ông mà cho sự nước Pháp giúp nước Nam là có thật, làm cho lịch sử Việt Nam rối loạn là ngần nào!” [2; tr.24].

Sau bài viết của Phan Khôi, cả Mính Viên và Trần Huy Liệu đều có ý kiến phản hồi, với bài Nói điều lỗi của ta là sự may cho ta đăng trên Tiếng dân, số 79, đăng lại ở Đông Pháp thời báo, số 719, ngày 12-5-1928, và bài “Trả lời ông C.D.” đăng trên Đông Pháp thời báo, số 719, ngày 12-5-1928. Trần Huy Liệu dẫn sách Đại Nam sử ký để bảo vệ ý kiến, còn Mính Viên bao biện “dầu thế nào mặc lòng, người nước mình hồi đó cũng có cầu cứu nước Pháp, nước Pháp cũng có hứa lời, trong cuộc chinh chiến, cũng có tàu Pháp súng Pháp và người Pháp, thì điều đó cũng không phải là không đúng sự thật”. Mính Viên cũng cho rằng, khảo cứu mà chỉ một sách Việt Nam sử lược mà Phan Khôi dẫn chứng thì không là đủ.

Phan Khôi không trực tiếp trả lời Mính Viên và Trần Huy Liệu, vì theo tòa soạn Đông Pháp thời báo, là vì “thấy bài của M. Trần Huy Liệu biện luận về quốc sử đã đăng ở bổn báo số trước có nhiều chỗ sai lầm thái quá và lại có giọng tự phụ vô cùng, tỏ ra trình độ học thức có lẽ còn thấp kém thua một kẻ sơ học, nên ông C.D. không buồn trả lời”. Tuy nhiên, Phan Khôi có ba bài viết tiếp theo đăng trên Đông Pháp thời báo, dẫn nhiều cứ liệu lịch sử và thể hiện tinh thần nghiên cứu nghiêm túc, sâu sắc để tiếp cận, lý giải vấn đề. Đó là các bài “Bác cái thuyết nước Pháp giúp

nước Nam về hồi cuối thế kỷ XVIII”đăng trên Đông Pháp thời báo ngày 15-5-1928

và ngày 19-5-1928; “Trở lại việc nước Pháp giúp nước Nam: Sách Tàu nói bướng.

Các nhà Hán học ta mở mắt ra mà coi” (Đông Pháp thời báo ngày 10-7-1928) và

“Nói một lần nầy nữa thôi, về việc nước Pháp giúp nước Nam. Một cuốn sách Tàu

minh oan cho chúng ta” (Đông Pháp thời báo ngày 4-8-1928).

Việc quan hệ với nước Nam nên trước hết Phan Khôi dẫn ra sách của người Nam: Đại Nam chánh biên liệt truyện, Quốc triều chánh biên toát yếu, theo đó đều thể hiện, “người Tây không có thể giúp được” và nói rằng “nhơn vì trong nước có việc bèn sai người đưa Hoàng tử về” [2; tr.30] thì đủ biết lúc bấy giờ nước Pháp không có đem binh lính hay là khí giới gì qua giúp cho vua Gia Long hết. Nếu quả nước Pháp đã có giúp gì cho vua An Nam ít nữa cũng phải có chép lấy một vài lời, chứ không có lẽ nào bỏ qua đi được”.

Dẫn chứng từ sách người Pháp, Việt Nam cận thế sử (Histoire moderne du Pays d'Annam) của ông Charles B. Maybon, Phan Khôi với những cứ liệu rõ ràng chứ không rời rạc như sử Việt, cũng cho người đọc thấy rằng, việc Cao hoàng sai Bá Đa Lộc phò Hoàng tử Cảnh sang cầu viện bên nước Pháp rút lại không hiệu quả gì. “Cứ theo sách ấy thì lúc bấy giờ Bá Đa Lộc nhờ mấy nhà buôn Pháp ở Pondichéry và Ile de France giúp tiền cho, lại hồi đó vua Cao hoàng cũng đã có tiền để mà chi dụng về việc quân phí, nên người mới mua được tàu bè súng ống và đưa lần lần về Nam Kỳ” [2; tr.33]. Sau khi phân tích các chứng cứ từ cuốn sách Pháp, Phan Khôi khẳng định, việc giám mục Bá Đa Lộc nhờ tiền của mấy nhà buôn Pháp hoặc lấy tiền

lại Tây Sơn, rồi nói rằng đó là nước Pháp giúp, thì là không được. Bởi những người đó không phụng mạng bổn quốc mình, ăn lương của vua Cao hoàng mà đi đánh giặc mướn, thì người ta chỉ coi như một bọn lính thuê mà thôi. Bên cạnh đó, là họ giúp vua Gia Long chứ không phải giúp nước Nam, vì “cuộc loạn trong nước Nam chỉ là một cuộc nội tranh, bên nào thắng thì làm vua đó thôi, còn dân An Nam vẫn cứ làm dân, và nước An Nam cũng không hề bị mất mà” [2; tr.34]. Phan Khôi còn đặt vấn đề, giả dụ lúc đó nước Pháp giúp nước Nam thực thì có lẽ đã bảo hộ luôn nước Nam, không cần về sau phải dùng đến binh lực.

Tiếp theo, Phan Khôi nghiên cứu thư tịch Trung Hoa: sách Thanh giám dị tri lục của Hứa Quốc Anh soạn dưới thời Thanh (trước 1911) và sách Bách khoa toàn thư của Thương Vụ ấn thư quán ở Thượng Hải soạn dưới thời Dân quốc (sau 1911). Ông chỉ ra những điểm sai của hai cuốn sách này và nêu rõ nguyên nhân là vì những người viết đã dịch theo sách Tây, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân sâu xa là lỗi của những người làm sử nước ta, đã không có ai chép cái gì bằng chữ Hán đủ làm tài liệu cho người Tàu tham khảo, khiến người Tàu viết sử chỉ có cứ liệu của người Pháp.

Cuối cùng, Phan Khôi đưa ra minh chứng thuyết phục nhất là từ một cuốn sách xuất bản năm 1925, cuốn Cận thế đại quốc gia chủ nghĩa của Lưu Văn Hải, một học giả nước Tàu. Lưu Văn Hải nêu rõ, nếu có coi chút viện binh và súng ống Bá Đa Lộc đưa sang là thi hành điều ước Versailles, tính hợp pháp của bản điều ước này vẫn cần xem xét lại. Bởi hành động của phía Pháp thực hiện điều ước Versailles là xúi giục cuộc nội loạn của các nước khác để kiếm lợi ích riêng cho mình, đây là điều mà các dân tộc văn minh nên lên án.

Phan Khôi kết luận, “Xin hết thảy người trong nước phải biết tôn trọng quốc sử, phải biết tôn trọng sự thực của lịch sử nước mình, đừng để cho người khác xáo bậy đi” [2; tr.59]. Như vậy, cuộc tranh luận này Phan Khôi không dừng lại ở việc bác ý kiến của Ái Mính Viên hay Trần Huy Liệu, mà ông từng bước, từng bước đưa ra những chứng cứ, thể hiện sự am hiểu lịch sử sâu sắc và thái độ nghiên cứu nghiêm túc, để bác lại một sự việc đã trở thành định kiến của nhiều người lúc đó là nước Pháp

từng giúp nước Nam trong cuộc chiến tranh giữa Gia Long và quân Tây Sơn. Từ đó ông giúp đưa sự thực lịch sử về đúng vị trí của nó, nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước cho công chúng đương thời.

Ý đồ về việc giáo dục lịch sử rộng rãi trong công chúng ở Phan Khôi là có chủ đích và được ông tiến hành thông qua báo chí một cách sáng tạo và sinh động, đặc biệt thông qua các cuộc tranh luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phan khôi và một số cuộc tranh luận tiêu biểu trên báo chí đầu thế kỷ XX (Trang 58 - 63)