Tranh luận về nữ quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phan khôi và một số cuộc tranh luận tiêu biểu trên báo chí đầu thế kỷ XX (Trang 43 - 53)

Những năm đầu thế kỷ XX, ảnh hưởng từ nền văn hóa phương Tây, vấn đề nam nữ bình quyền và giải phóng phụ nữ được đặt ra, và Phan Khôi với chủ trương duy tân mạnh mẽ đã là một trong những học giả hăng hái nhất đặt vấn đề và luận giải về nữ quyền với nhiều học giả khác trên báo chí. “Cách nhìn, cách nghĩ của Phan Khôi về vấn đề nữ quyền cách đây hơn 70 năm… vẫn chưa lỗi thời. Nói cho chính xác hơn, phần nào đó, nó vẫn còn tươi mới” [29; tr. 145].

2.3.1. Phản đối việc cấm đàn bà cải giá

Phụ nữ tân văn số 95, ngày 13-8-1931 có bài của Phan Khôi “Tống nho với

phụ nữ”, công kích Tống nho, đặc biệt là hủ tục bắt phụ nữ thủ tiết.

Thực ra đây không phải là bài báo đầu tiên Phan Khôi đề cập vấn đề này. Trên Phụ nữ tân văn số 25, ngày 17-10-1929, trong bài “Bà cố tôi”, ông đã kể cho bạn đọc câu chuyện trong gia đình mình, sự vô lý khi phân biệt, đối xử với người phụ nữ cải giá, và ông còn bực bội thốt lên: “Lễ gì như vậy? Luật gì như vậy? Chế độ gì như vậy? Tôi phải kiện nó!”. Đến bài viết “Tống nho với phụ nữ”, Phan Khôi tiếp tục đặt vấn đề, luật cấm cải giá của Tống nho là bất công, vô đạo, cướp mất quyền lợi đàn bà mà không bổ ích gì cho phong hóa, ta nên phế trừ đi. Và ông đề nghị: “Hễ đàn ông chết vợ thì lấy vợ khác, đàn bà chết chồng thì lấy chồng khác. Còn như cặp vợ chồng nào có cái ái tình đặc biệt, một người chết đi, một người đành ở vậy, cái thì tùy ý họ, xã hội không ép buộc gì. Đến như, nói cái thứ hai của tánh trời, gặp lúc đáng bỏ phải bỏ, thì, đã cấm đàn bà cải giá, xin cũng cấm đàn ông tái thú luôn”.

Phan Khôi đưa ra những ví dụ chứng minh những người phụ nữ chồng chết, cảnh ngộ thương tâm, buồn tủi trăm thứ mà không dám cải giá vì sợ mang tiếng. “

người bóp bụng cắn răng cũng giữ được trót đời; nhưng có người khôn ba năm dại một giờ, thành ra mang cái xấu lại còn hơn cải giá. Lại thường thấy bà góa nào có máu mặt thì bọn điêu thoa trong làng trong họ lập mưu mà vu hãm cho, để mong đoạt lấy gia tài. Những sự đó đều là chịu ảnh hưởng của cái luật cấm cải giá mà ra; vậy thì nó chỉ làm hại cho phong hóa thì có, chớ có bổ ích gì đâu?

Từ đó, Phan Khôi kêu gọi mọi người nên phế trừ cái luật cấm cải giá, “từ rày về sau, trong óc chúng ta - cả đàn bà và đàn ông Việt Nam - đừng có cái quan niệm ấy nữa”.

Phản đối Phan Khôi, Tản Đà trên An Nam tạp chí, bắt đầu từ số 26, ngày 23- 1-1932 khai chiến dữ dội với Phan Khôi về vấn đề chung luân lý và đạo đức người Việt, trong đó có vấn đề nữ quyền.

Ở bài “Một cái tai nạn lưu hành ở Nam Kỳ: Phan Khôi” đăng trên An Nam tạp chí số 26, ngày 23-1-1932, Tản Đà cho rằng những lời Phan Khôi viết là có hại cho phụ nữ. “Ngoài chiều ý người mua báo, trong chiều ý người mua bài, ông Phan Khôi mới hết sức viết những lời tầm bậy. Lời tầm bậy đã in lên báo, thời chiều ai mà tức thị hại ai. Đó là do tâm tình mà những lời viết báo của ông Khôi thành ra làm hại cho phụ nữ lưu vậy”.

Ở một bài khác đăng trên An Nam tạp chí số 34, ngày 26-3-1932, cũng về vấn đề này (Bài trừ cái nạn Phan Khôi ở Nam Kỳ), Tản Đà cho rằng việc thủ tiết của người đàn bà là một phong tục cao cả có từ đời Khổng Tử chứ đâu phải chỉ mới có từ đời Tống. Tản Đà cũng cho rằng, không có luật nào cấm đàn bà cải giá, đó là sự tự nguyện của phụ nữ để chứng minh tấm lòng của mình và duy trì một tập tính tốt cho phong hóa. “Cứ vậy ngẫm ra, tự thấy rằng một đạo trinh tiết của đàn bà Á Đông, thực do thượng cổ truyền lại, gốc ở một chữ trinh trong kinh Dịch nẩy mầm ra, đời đời nối tiếp vun bồi, gây thành cái phong hóa tuyệt thanh quý trong nhân loại. Nay Phan Khôi dám cho những sự đó là đàn bà chịu sự thiệt thòi, mà lại quy cái ảnh hưởng trực tiếp là chịu của Tống nho. Thực là loạn ngôn hoặc chúng vậy!

Trên An Nam tạp chí số 37, ngày 16-4-1932, Tản Đà tiếp tục kết án Phan Khôi là đồi trụy phong hoá, là gian, ác, tiểu nhân, tư tưởng của Phan Khôi khiến những cái tốt đẹp trong đạo làm người làm cho mất hết giá trị. Tản Đà khẳng định lại, từ nghìn xưa, những người tiết phụ là vật quý ở đời, là hòn ngọc ở núi đá, hạt châu nơi bể chai, được vua chúa ơn ban “tiết hạnh khả phong” đời đời. Từ đó, Tản Đà mạnh mẽ buộc tội Phan Khôi: “Nghĩ cho phong hoá đến lúc đã suy đồi, chẳng ai có sức nào giữ được. Song thuộc hành vi riêng của cá nhân, ai có muốn sao cứ tự, thực cũng chưa mấy ai nhẫn tâm dụng lực mong tồi hoại cho cái nền hủ cựu đó chóng đổ đi làm chi. Có chăng, thời là ông Tú Phan Khôi vậy”. Tản Đà gán cho Phan Khôi là kẻ có tội với danh giáo ở ba điểm: vu hãm tiên hiền, loạn ngôn hoặc chúng và bại hoại phong hoá, đáng phạt ba trăm roi ở trước sân Văn Miếu Thăng Long là nơi gốc văn vật của sự học nho của nước ta từ triều nhà Lý, ở Huế, là nơi thủ phủ xứ Trung kỳ và ở Quảng Nam, là nơi chốn của tội nhân sinh trưởng học tập.

Dù Tản Đà liên tục có bài đả kích nhưng Phan Khôi không trả lời. Thời gian này Phan Khôi còn nhận thêm sự đả kích nặng nề của Nguyễn Tiến Lãng và Vân Bằng cũng về vấn đề luân lý, đạo đức người Việt. Nhưng những tư tưởng mới mẻ của Phan Khôi cũng nhận được sự chú ý và đồng tình của nhiều học giả đương thời. Trên Văn học tạp chí số 18, ngày 1-6-1933, Chất Hằng Dương Tự Quán có bài “Ấm Hiếu

không thể làm Tú Khôi (Hay là một tỷ hiệu luận giữa Phan Khôi và Nguyễn Khắc Hiếu” đã đánh giá Phan Khôi có tư tưởng “khai phóng quá khích nhưng hợp lẽ phải”. Tác giả Bắc Hà trên báo Công luận số 3248 ngày 29-4-1932 cũng thừa nhận phong tục thủ tiết trong xã hội Trung Hoa và Việt Nam là một thứ luật không có văn bản minh bạch nhưng bất khả kháng là phản nhân văn và đó là do Tống nho đề xướng. Trên Đông Pháp thời báo ngày 11-1-1934, Nguyễn Văn Huyên với bài “Các giống

người và chế độ thổ ty ở châu Chiêm Hóa” đánh giá quan niệm của Phan Khôi là

chú trọng về nhân đạo và đời thực tế: “Nếu Tản Đà tiên sinh được mục kích những cảnh gia đình êm đẹp của người đàn bà Thổ cái giá (hay tái giá), cái cảnh tượng yên vui của người “chú dượng” gây dựng cho con riêng vợ, thờ phụng tổ tiên và trông nom di sản cho người đã khuất, thời chẳng những tiên sinh không nỡ gọi ông Phan

Khôi là một cái “nạn” mà có lẽ Trang Tử tái sinh cũng không thổ lộ được giọng chua cay trong bài hát cổ bồn”.

2.3.2. Thân oan cho Võ Hậu

Võ Hậu thường được đời sau nhìn nhận là một dâm phụ tàn ác đáng khinh, vậy nhưng với Phan Khôi, Võ hậu là một người đàn bà kỳ kiệt ở trong lịch sử loài người, thông minh, có tài chính trị, có khí anh hùng ít ai bì kịp. Phụ nữ tân văn số 53 (ngày 22-5-1930) và số 55 (ngày 5-6-1930), bài Xóa một cái án trong lịch sử: Thân

oan cho Võ Hậu của Phan Khôi đã gây xôn xao cho độc giả bởi góc nhìn riêng khác

này.

Phan Khôi nhận định, Võ hậu là “một vị hoàng đế anh minh, một nhà chánh trị đại tài, một tay vận động nữ quyền kịch liệt, chẳng có đắc tội gì với lịch sử hết”. Phan Khôi cho rằng, Võ hậu bị người đời ác cảm chẳng qua vì người là đàn bà, mà lễ chế của thánh hiền đặt ra “đàn bà không được dự việc ngoài”.

Biện hộ cho hai sự tàn ác và dâm uế mà người đời sau quy kết cho Võ Hậu, Phan Khôi cho rằng, hai sự đó cũng chẳng đáng trách quá, vì có những cớ khác mạnh hơn để chống lại. Về sự tàn ác của Võ hậu, đó là một sự bất đắc dĩ, cũng như trong các cuộc cách mạng khác, không dạn tay, không thể được. Còn về sự dâm uế thì là chuyện kín trong buồng người ta, là chuyện riêng của đàn bà mà Phan Khôi quan niệm rằng, người quân tử nếu biết tự trọng thì đừng nói tới. Phan Khôi còn cho rằng, “Các ông vua nhốt trong cung đến những mấy ngàn đàn bà, hoang dâm vô độ, ấy là cái quyền của các ổng. Vậy thì bà vua Võ hậu chọn cung nhân bằng đàn ông để mua vui trong lúc “vạn cơ chi hạ”, cũng là cái quyền của bả”. Phan Khôi cũng không loại trừ khả năng Võ hậu làm thế để trả thù đàn ông “bao lâu nay đã tồi tàn phụ nữ”. Sau cùng, Phan Khôi tuyên cáo trắng án cho Võ hậu.

Nguyễn Hoàng Cảnh trên Phụ nữ tân văn số 58 (ngày 26-6-1930) có bài “Lời

thưa cùng ông Phan Khôi”, bác lại đề nghị Phan Khôi về việc minh tuyết cho Võ

hậu, cho rằng Võ hậu độc ác, vô nhân đạo nên không thể gọi là đại tài, không thể phục. Tiếp ngay đó, Phan Khôi có bài đáp lời trên Phụ nữ tân văn số 60 (ngày 10-7-

1930) “Trả lời cho mấy vị độc giả hỏi về bài “Thân oan cho Võ hậu””. Phan Khôi chỉ ra việc Nguyễn Hoàng Cảnh nhầm lẫn về cách gọi Võ hậu ở bài trước, khi ông chỉ gọi là “ông vua thánh” chứ không gọi là “ông thánh” như Nguyễn Hoàng Cảnh vặn nhầm. Phan Khôi cũng nói rõ, ông không hề khen sự soán đoạt của Võ hậu, mà chỗ này ông đã nói rõ là không tỏ ý khen chê. Phan Khôi cũng một lần nữa thẳng thắn bày tỏ quan điểm nhất quán về việc nam nữ bình quyền khi khẳng định lại rằng hễ đàn ông đã muốn cho đàn bà giữ trinh tiết đối với mình, thì mình trước phải giữ trinh tiết đối với vợ, còn không thì “là lỗi tại mình, sao không trách mình lại trách ai?”.

Phan Khôi bênh vực Võ hậu bởi lập trường trước sau như một của ông về vấn đề nữ quyền, và đây chẳng qua là cách ông phản đối thiên kiến trọng nam khinh nữ của xã hội cũ, mà ông là người muốn duy tân cải cách tư tưởng này. Có thể Phan Khôi không có ý định bênh vực Võ Tắc Thiên nhưng ông muốn dùng việc này để phê bình lối suy luận một chiều, cùng những quan điểm luân lý hẹp hòi của Nho giáo, mà nhiều người đã viện vào đó để áp bức phụ nữ. Ông cho rằng trí thức Việt Nam ngày xưa chỉ biết “nhai lại những cái bả của Trung Hoa” mà không thấy những sai lầm nghịch lý trong đó.

2.3.3. Phụ nữ với văn học

Loạt bài của Phan Khôi về vấn đề phụ nữ với văn học: Về văn học của phụ nữ Việt Nam, Văn học với nữ tánh, Văn học của phụ nữ nước Tàu về thời kỳ toàn thạnh, đăng trên Phụ nữ tân văn các số 1, 2, 3, tháng 5-1929 đã gây ra một cuộc bút

chiến nhỏ khi Thế Phụng có bài phản bác lại đăng trên báo Công luận ngày 22-5- 1929. Thế Phụng đồng tình với Phan Khôi về quan điểm giải phóng và có quyền bình đẳng cho phụ nữ, nhưng không đồng ý với việc Phan Khôi cho rằng nữ giới thích hợp với văn học hơn đàn ông, đàn ông nên lo về khoa học, cơ khí cho đàn bà chăm sóc văn học. Về việc Phan Khôi cho rằng đàn bà có nhiều tình cảm để thành văn, Thế Phụng cho rằng đó chỉ là cái nhu cảm tầm thường, yếu đuối, không thể sinh ra văn chương được. Mà nhà văn phải có cảm giác thâm trầm, thanh nhã, cao thượng mới làm ra được thi văn. Đàn bà lại vốn tính tình nông nổi nên dù có tính nhẫn nại thì

cũng khó biết so sánh, suy xét; bên cạnh đó, thi văn không phải vì mài dũa nhiều mà nên hay. Thế Phụng cũng phản đối việc Phan Khôi chỉ lấy ví dụ về văn chương Tàu có nhiều chỗ tả tình cảnh của phụ nữ mà cho rằng nữ tánh là trung tâm của văn chương.

Phan Khôi có bài trả lời Thế Phụng đăng trên Phụ nữ tân văn số 6 (ngày 6-6- 1929), thừa nhận một số ý của Thế Phụng “có ích cho sự học của tôi lắm”, nhưng cũng thương xác lại một vài điểm. Phan Khôi khẳng định, những ý tứ của ông ở bài đầu cũng chỉ để khuyên đàn bà phải học, phải lập cái nền văn học của họ lên trên sự tri thức. Do tư tưởng phân biệt nam nữ của Thế Phụng và sự không có cảm tình với phụ nữ nên ông này đã liệt kê ra những tính không tốt của phụ nữ, còn theo Phan Khôi thì phụ nữ đã được giải phóng và đã được học rồi thì có thể thay đổi những tính đó và theo đòi văn học.

Về ý kiến của Thế Phụng lý giải vì sao văn chương Tàu hay có lời phụ nữ, đó là vì những trượng phu hào kiệt không muốn than thở khóc lóc nên phải ký thác vào một người đàn bà để dễ khiến người ta xót thương, tội nghiệp - Phan Khôi chỉ ra nguyên nhân sâu xa khiến Thế Phụng nhìn nhận như vậy, đó là vì tư tưởng khinh miệt đàn bà.

Phan Khôi cũng tự nhận việc mình chỉ lấy văn học Tàu mà khái luận là vì ông chỉ biết nhiều về văn học Tàu, sau này biết rộng hơn ông sẽ “phô diễn thêm để cho vững cái giả thuyết” của mình.

2.3.4. Phụ nữ với công việc xã hội

Trên Phụ nữ thời đàm số 5 ngày 15-10-1933, Phan Khôi có bài “Phản đối bài

“Thiên chức của người đàn bà”” của Hoàng Tăng Bí đăng trên tờ Trung Bắc tân

văn.

Phan Khôi bài bác suy nghĩ của Hoàng Tăng Bí khi cho rằng thiên chức của đàn bà là chỉ ở trong nhà, lo việc bếp nước, việc sai thầy khiến tớ, việc ruộng vườn chứ không nên dự đến việc ngoài. Ông chỉ ra rằng, đàn bà thời nay khác xưa, bởi

cứ bắt đàn bà ở nhà thì không những thất nghiệp mà còn tuyệt nghiệp. “Khi xã hội cần đến đàn bà ra làm việc là đàn bà phải “đạp tiêu phòng mà ra”, chẳng còn nói lôi thôi gì hết, dù muốn hay không muốn là cũng phải ra, cũng phải dự việc ngoài”.

Phan Khôi cũng nói thêm, ông phản đối cái thuyết của Hoàng Tăn Bí mà bảo rằng theo hoàn cảnh đàn bà phải dự việc ngoài, là tùy theo tình cảnh, tư cách phải ra làm việc với xã hội thì ra làm việc, nếu ai không cần thì cứ ở nhà chứ không ai cấm.

Phan Khôi chỉ rõ, thiên chức là cái chức vụ của trời phó cho, và chức vụ ấy cũng còn tùy thời biến cải, vậy thì việc “đàn bà coi việc trong bếp, trong buồng” chỉ là câu do người ta đặt ra chứ không thể gọi đó là thiên chức.

Về lý do mà Hoàng Tăn Bí vin vào là người ngoại quốc khen ngợi phong hóa nước ta, khâm phục cách tổ chức gia đình và xã hội nước ta, Phan Khôi nói “tôi đau lòng quá, tôi chẳng buồn nghe”. Bởi “Nếu quả phong hóa nước ta tốt, cách tổ chức gia đình xã hội của ta tốt, thì ít nữa ta cũng đã lên được cái địa vị thế nào rồi, sao lại còn phải nghèo yếu như ngày nay? Nếu quả họ nhận cho của ta là tốt thật, thì sao họ không bỏ phăng hết thảy của họ đi để theo ta, lại cứ đứng một bên mà ca tụng tán dương”.

Phan Khôi kết luận, các nước khác tiến bộ nên sẽ chẳng khi nào họ trở lại bắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phan khôi và một số cuộc tranh luận tiêu biểu trên báo chí đầu thế kỷ XX (Trang 43 - 53)