1.1.2 .Các nghiên cứu tại Việt Nam
1.2. Một số vấn đề lý luận liên quan đến BN và nhucầu được hỗtrợ tâm lý
1.2.2. Khái niệm Hỗtrợ tâm lý
Khái niệm “hỗ trợ tâm lý” ở đây cũng được dùng như khái niệm “trợ giúp tâm lý”. Theo tác giả Trần Thị Minh Đức (2011) “Hỗ trợ tâm lý”: là một hoạt động(một công việc) giúp đỡ cho người đang có khó khăn tâm lý để họ thực hiện được điều họ mong muốn trong cuộc sống. Bao hàm những công việc của người giúp đỡ không chuyên –tất cả mọi người, và công việc giúp đỡ của những người chuyên nghiệp – công việc của các nhà tâm lý học, nhà tham vấn, nhân viên công tác xã hội, bác sĩ tâm thần, nhà giáo dục…[5].
Theo Hội chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (International Federation of Red Cross and Red Crescent Societies):Hỗ trợ tâm lý là hoạt động giúp giảm bớt các cảm xúc đau khổ để con người sớm có thể dựa vào nguồn lực của chính mình và đối phó thành công hơn với những khó khăn mà họ phải đối mặt trên con đường hồi phục sức khỏe. Nó giúp các cá nhân và cộng đồng chữa lành những vết thương tâm lý và xây dựng lại cấu trúc xã hội sau những trường hợp khẩn cấp hoặc một sự kiện quan trọng[73].
Hỗ trợ tâm lý sớm và đầy đủ có thể:
- Ngăn chặn sự đau khổ phát triển thành một cái gì đó nghiêm trọng hơn. - Giúp mọi người đối phó tốt hơn và trở nên hòa giải với cuộc sống hàng ngày. - Giúp những người hưởng lợi tiếp tục cuộc sống bình thường của họ.
- Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng.
Hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân là ứng dụng thực tế của tâm lý học trong bệnh viện. Các nhà tâm lý học làm việc trong bệnh viện cung cấp dịch vụ trực tiếp cho bệnh nhân thông qua khuyến khích, thúc đẩy các hành vi lành mạnh có ảnh hưởng tới sức khỏe, xác định và điều trị các vấn đề về tâm lý có liên quan đến bệnh và các khó khăn trong quá trình điều trị bệnh, đồng thời cũng cung cấp tư vấn cho đội ngũ nhân viên y tế về cách kết hợp các nguyên tắc tâm lý vào chăm sóc bệnh nhân để nâng cao kết quả lâm sàng.
Các bước trong tư vấn và giải quyết vấn đề: - Xây dựng mối quan hệ tin cậy với người bệnh.
- Cùng bệnh nhân tìm hiểu chính xác tình trạng của họ thông qua việc lắng nghe, đặt câu hỏi mở, không dùng các câu hỏi dẫn dụ.
- Tìm ra những vấn đề, và cả những điểm mạnh của bệnh nhân. - Cùng người bệnh lên kế hoạch và đề ra mục tiêu.
- Giúp người bệnh thực hiện kế hoạch.
- Theo dõi, giám sát, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Trong phạm vi đề tài này, nhà nghiên cứu cho rằng: hỗ trợ tâm lý trong bệnh viện là quá trình tương tác giữa nhà tâm lý, nhân viên CTXH với bệnh nhân nhằm khơi dậy tiềm năng, nội lực của bản thân để họ giải quyết được những vấn đề tâm lý của mình, nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị.