TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa bàn nghiên cứu
Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Thái Bình (tiếng Anh: Thai Binh Hospital) , là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hạng I, được thành lập tại Thái Bình từ năm 1903 với tên cũ là Nhà thương Thái Bình. Năm 1969, bệnh viện nhận viện trợ và hợp tác với Bungari đổi tên thành Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam- Bungari. Ngày 21-12- 1992, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 495/QĐ-UB đổi tên Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam- Bungari thành Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Với cơ cấu giường bệnh thực kê là 1481 giường bệnh, tiếp nhận 223.589 lượt khám bệnh cả đúng tuyến, vượt tuyến và tỉnh ngoài (Số liệu năm 2016) bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình xứng đáng được xếp là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hạng I.
Bệnh viện là trung tâm y học hiện đại nhất trong tỉnh với cơ sở vật chất tương đối khang trang sạch đẹp, hệ thống trang thiết bị được hiện đại hóa, cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám chữa bênh cho bệnh nhân; là cơ sở thực hành chính của Trường Đại học Y Thái Bình và Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình, tham gia đào tạo hàng nghìn bác sĩ đa khoa, chuyên khoa, bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II, bác sĩ nội trú, thạc sĩ, cung cấp nguồn nhân lực y tế cho nhiều tỉnh trong cả nước và hai nước bạn Lào, Campuchia; là đơn vị đi đầu về công tác nghiên cứu khoa học với nhiều đề tài cấp bộ, tỉnh, ngành có hiệu quả cao; là đơn vị thực hiện tốt công tác đào tạo, hỗ trợ chi viện chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới, góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của mạng lưới cơ sở y tế trong tỉnh.
Chức năng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hạng I có chức năng:
-Tiếp nhận khám, phát hiện, điều trị bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho nhân dân khu vực Thái Bình và các tỉnh lân cận.
- Tham gia đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, làm công tác chỉ đạo tuyến theo nhiệm vụ được phân công.
- Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ sức khoẻ nhân dân.
Bên cạnh cơ sở vật chất hiện đại là Đội ngũ cán bộ nhân viên y tế bao gồm 941 cán bộ. Trong số đó có có 232 bác sỹ, 462 điều dưỡng, 40 dược sỹ, 65 kỹ thuật viên y tế, 39 cán bộ đại học khác, 19 cán bộ cao đẳng khác, 34 cán bộ trung cấp khác. Cán bộ nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình với trình độ chuyên môn cao, luôn nhiệt tình, tâm huyết và có trách nhiệm trong hoạt động chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân.
Phòng CTXH tại BVĐK tỉnh Thái Bình được thành lập vào tháng 10 năm 2016, căn cứ theo quyết định số 880/QĐ-SYT ngày 11/8/2016 của Sở Y tế tỉnh Thái Bình. Phòng CTXH thành lập với chức năng chính là: tổ chức các hoạt động công tác xã hội để hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế; hỗ trợ cho nhân viên y tế trong các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình và tham gia phát triển chương trình xã hội và sức khỏe trong cộng đồng. Về nhân sự, phòng có tất cả 22 cán bộ, cùng mạng lưới cộng tác viên hỗ trợ ở hầu hết các khoa phòng. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn đi vào làm việc, các hoạt động chủ yếu của phòng mới chỉ dừng lại ở các hoạt động thăm hỏi, động viên đơn
thuần. Các hoạt động hỗ trợ chuyên sâu hơn (tư vấn hỗ trợ tâm lý cho BN, người nhà BN, nhân viên y tế ...) còn chưa có.
Trong nghiên cứu này chúng tôi chủ yếu khảo sát ở các Khoa Ung Bướu, Khoa Nội Tim mạch,Khoa Nội tiết, Khoa Nội tiêu hóa. Trong đó Khoa Ung bướu có 85 giường bệnh, đội ngũ nhân viên y tế có 29 người. Khoa Nội tim mạch có50 giường bệnh, đội ngũ nhân viên y tế có 43 người. Khoa Nội tiêu hóa có 57 giường, đội ngũ nhân viên y tế là 22 người. Khoa Nội tiết có 25 giường bệnh, đội ngũ nhân viên y tế có 14 người.
2.2. Khách thể nghiên cứu
Bảng 2.1. Đặc điểm chung của khách thể nghiên cứu
Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu n %
Giới tính Nam 112 56,0 Nữ 88 44,0 Tuổi 18-25 2 1,0 26-45 22 11,0 46-60 101 50,5 >60 75 37,5 Nghề nghiệp
Lao động chân tay 124 62
Lao động trí óc 25 12,5 Hưu trí 51 25,5 Trình độ Dưới THCS 26 13,0 THCS 58 29,0 THPT 63 31,5 Trung cấp và CĐ-ĐH 53 26,5 Nơi sống Thành thị 64 32,0 Nông thôn 136 68,0 Tình trạng hôn nhân Đã kết hôn 173 86,5 Ly hôn 0 0 Góa vợ/góa chồng 18 9 Sống độc thân 9 4,5
Thu nhập (triệu đồng)
<1.000.000 84 42
2.000.000-4.000.000 78 39
>5.000.000 38 19
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 200 bệnh nhân, trong đó, có 112 bệnh nhân nam chiếm 56% và 88 bệnh nhân nữ chiếm 44%. Phần lớn các bệnh nhân ở độ tuổi 45-60 (50,5%) và độ tuổi trên 60 (37,5%).
Có thể nói đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở độ tuổi trung niên 45-60. Theo Schaie, 1978 cho rằng: Ở tuổi trung niên, con người bước vào giai đoạn thực hiện các nghĩa vụ xã hội, họ luôn phải tính đến lợi ích của mọi người( gia đình, nghề nghiệp và xã hội nói chung) khi giải quyết một vấn đề nào đó. Đây được coi là thời kỳ hưng thịnh đối với cuộc sống gia đình, sự nghiệp cũng như khả năng sáng tạo. Song đối với nhiều người, đây cũng có thể là thời kỳ suy giảm tính tích cực kèm theo những khủng hoảng tâm lý và thể chất. Những biến đổi rõ ràng nhất có liên quan đến tuổi trung niên là những biến đổi về thể lực,những nếp nhăn xuất hiện, vòng bụng to, tóc bắt đầu bạc. Hoạt động của hệ thần kinh chậm dần,khung xương không còn linh hoạt và bị co ép lại khiến chiểu cao thấp đi chút ít, da và cơ bắp bắt đầu mất đi tính đàn hồi. Lượng máu tuần hoàn qua tim giảm, dung lượng phổi giảm.Cảm giác đau trở nên rất nhậy bén. Các kỹ năng vận động giảm sút. Những biến đổi về thể chất và sức khỏe đòi hỏi con người phải có sự nhìn nhận lại hình ảnh của cái tôi và của bản thân, thay đổi hành vi ứng xử của mình. Có thể nói trong giai đoạn tuổi trung niên con người gặp phải quá nhiều sự kiện có thể ảnh hưởng đến tâm lý như mất người bạn đời, nghỉ hưu, đau ốm…Vậy rõ ràng, sức khỏe thể chất, bệnh tật ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người trung niên.
Phần nhiều bệnh nhân có trình độ THCS (29,0%) và THPT (62%) một số ít bệnh nhân có trình độ cao:cao đẳng chiếm (11,5%) và đại học chiếm (5%). Trình độ học vấn là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến những lo âu, trầm cảm của bệnh nhân khi điều trị ở bệnh viện. Hơn nữa nó
còn ảnh hưởng tới nhận thức và nhu cầu của bệnh nhân về các hoạt động hỗ trợ cho bệnh nhân.
Hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi (68,0%) sống tại nông thôn, (32,0%) đối tượng nghiên cứu sống ở thành thị. Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature – Tạp chí khoa học danh tiếng nhất thế giới thì “ những người sống ở nông thôn ít bị stress hơn so với những người sống ở thành phố lớn bởi vì bộ não của họ phản ứng khác nhau với môi trường sống [72].
Các nghiên cứu trước đây kết luận những người sinh ra và lớn lên trong các thành phố lớn thường có cảm giác lo âu, bất an và hay bị stress nhiều hơn những người sống ở nông thôn, nhưng chưa tìm được các bằng chứng sinh học để lý giải cho kết luận này.Sau khi lần lượt chụp cắt lớp não của ba nhóm tình nguyện viên ở Đức (tổng cộng 92 người) nhóm nghiên cứu Đức phát hiện: não của người sống trong thành phố trên 100.000 dân sử dụng nhiều amygdala - phần chất xám tựa như quả hạnh, hiện diện trong mỗi bán cầu, có liên quan đến cảm giác sợ hãi và kích động - hơn người nông thôn nên dễ bị lo âu, trầm cảm hơn. Bên cạnh đó, “nguy cơ bị chứng tâm thần phân liệt ở người thành thị cao gấp đôi so với người nông thôn”- giáo sư Jens Pruessner, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
Theo giáo sư Pruessner “nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu hơn về những tác động môi trường sống ở đô thị lớn lên não người và sức khỏe con người nói chung”.
Về nghề nghiệp của khách thể trong nghiên cứu của chúng tôi. Có thể thấy trong 200 khách thể nghiên cứu chủ yếu công việc là lao động chân tay 124 (62%), hưu trí là 51 (25.5%). Đa phần đối tượng nghiên cứu chủ yếu đến từ nông thôn (68,0%) nghề nghiệp chủ yếu ở vùng nông thôn liên quan đến các hoạt động nông nghiệp và tay chân, vì thế ảnh hưởng đến cơ cấu ngành nghề của đối tượng nghiên cứu.
Bảng 2.2. Đặc điểm bệnh của khách thể N % N % Thời gian mắc bệnh < 6 tháng 69 34,5 7-12 tháng 40 20,0 13-36 tháng 38 19,0 >36 tháng 53 26,5 Thời gian nằm viện (ngày) 1-4 117 58,5 5-9 67 33,5 10-14 16 8,0
Trong nghiên 200 khách thể nghiên cứu của chúng tôi, phần nhiều là bệnh nhân mới mắc bệnh dưới 6 tháng có 69 BN(34,5%). Bệnh nhân mắc bệnh trên 36 tháng là 53 BN (26,5%). Từ 7-12 tháng có 40BN (20,0%), từ 13- 36 tháng có 38 BN (19%). Chúng tôi nghiên cứu ở các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính thời gian mắc bệnh lâu.
Bệnh nhân mới mắc bệnh < 6 tháng, đây là thời gian đầu trong quá trình mắc bệnh mãn tính. Đây là giai đoạn BN mới phát hiện bệnh, và có những lần nằm viện đầu tiên, cùng với những sự thay đổi về những thói quen sinh hoạt, làm quen với căn bệnh của mình. Chắc chắn sẽ có những sự thay đổi về tâm lý.
2.3. Tổ chức nghiên cứu