:Thực trạng nhucầu hỗtrợ chung củabệnh nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 57 - 61)

N M SD Mức cần hỗ trợ Hỗ trợ y tế 200 3.61 0.74 1 Hỗ trợ chăm sóc 200 2.94 0.70 2 Hỗ trợ tâm lý 200 2.71 0.73 3 Hỗ trợ đời sống hàng ngày 200 1.88 0.63 4 Hỗ trợ về tình dục 200 1.25 0.43 5 (không cần hỗ trợ)

Theo kết quả nghiên cứu, cho thấy trong 5 nhóm nhu cầu cần hỗ trợ, nhóm “hỗ trợ về y tế” có nhu cầucao nhấtở các bệnh nhân được điều tra, với (M = 3.61, SD = 0.74) tương đương với mứccần hỗ trợ khá nhiều. “hỗ trợ về chăm sóc” có nhu cầu cao thứ 2 với (M = 2.94, SD = 0.70) tương đương với mức cần hỗ trợ một chút. Nhóm “hỗ trợ về tâm lý” có ĐTB cao thứ 3 (M = 2.71, SD = 0.73) tương đương với cần hỗ trợ một chút. “hỗ trợ về đời sống

hàng ngày” cao thứ 4 với (M = 1.88, SD = 0.63) tương đương với mức hỗ trợ cũng được, không hỗ trợ cũng không sao. Thấp nhất là nhu cầu hỗ trợ về tình dục với ( M = 1.25, SD = 0.43) tương đương với mức không cần hỗ trợ.

Như vậy,nhu cầu hỗ trợ chung của BN ở BVĐK tỉnh Thái Bình là không cao chủ yếu là ở mức “cần hỗ trợ một chút” và không đều giữa các nhóm hỗ trợ. Vậy nhu cầu hỗ trợ thấp của BN là do BV đã thực sự đáp ứng được những nhu cầu của BN rồi hay là do thực sự nhu cầu đơn thuần của BN chỉ có vậy? Đây là câu hỏi trong quá trình cứu chúng tôi mới đặt ra, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi lại chưa tiến hành nghiên cứu được, hy vọng trong một nghiên cứu khác sẽ có sự nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn. Ngoài ra còn có sự khác nhau về nhu cầu hỗ trợ của BN giữa các nhóm nhu cầu. Các nhóm nhu cầu về “Hỗ trợ tâm lý”, “Hỗ trợ y tế ” và “Hỗ trợ chăm sóc” là những nhóm có nhu cầu cao. Có lẽ họ có nhiều khó khăn liên quan đến các nhóm này hoặc cũng chỉ là những nhu cầu đơn thuần của họ khi bị bệnh và phải điều trị. Sau đây chúng tôi xin phân tích rõ hơn từng nhóm nhu cầu ở BN.

3.1.2. Nhu cầu hỗ trợ về y tế

Nhu cầu hỗ trợ về y tế là nhu cầu hỗ trợ của BN liên quan đến các hoạt động khám, chữa bệnh và điều trị của BN khi nằm viện và có liên quan nhiều đến nhân viên y tế. Các mức cần hỗ trợ: Mức 1: Không cần Mức 2: Không cần lắm Mức 3: Một chút Mức 4: Khá nhiều Mức 5:Nhiều

(các mức độ này sẽ được chúng tôi dùng chú thích cho các bảng tương tự trong luận văn)

Bảng 3.2: Nhu cầu hỗ trợ của bệnh nhân với các hoạt động hỗ trợ y tế

Mức độ cần hỗ trợ (%) Nội dung cần hỗ trợ Không

cần Không cần lắm Một chút Khá nhiều Nhiều M SD

Được báo tin về những điều có thể làm để giúp bản thân mình tự phục hồi

1.5 4.0 20 29 45.5 4.13 0.96

Được thông báo về tình trạng bệnh đang trong kiểm soát hoặc giảm dần.

1.5 7.0 25 34 32.5 3.89 0.99

Được thông báo ngay khi

có kết quả xét nghiệm. 0.5 6.5 32.5 33.5 27.0 3.80 0.93 Nhận được thông tin đầy

đủ về những lợi ích và tác dụng phụ của những phương pháp điều trị trước khi ông/bà chọn.

5.5 9.5 20.0 37.0 28.0 3.72 1.13

Nhận được thông tin (văn bản, biểu đồ, hình vẽ) về những vấn đề xử lý bệnh và tác dụng phụ điều trị tại nhà 4.0 15.0 18.5 31.5 31.0 3.70 1.17 Có n/v y tế để trò chuyện về tình trạng phương pháp điều trị 3.0 15.0 33.0 23.5 28.5 3.62 1.10

Được tiếp cận tư vấn chuyên nghiệp khi ông bà hoặc gia đình cần.

4.5 1.4 35.0 20.5 26.0 3.50 1.15

Được báo thông tin ông/bà cần biết qua văn bản.

9.0 20.0 20.0 27.5 23.5 3.36 1.12

Được điều trị tại một bệnh viện hoặc phòng khám với không khí thoải mái

7.0 19.0 36.5 24.0 13.5 3.18 1.10

Được điều trị công bằng 9.0 12.5 47.5 21.5 9.5 3.10 1.03

Với nhóm nhu cầu hỗ trợ các hoạt động y tế, đây là nhóm có nhu cầu hỗ trợ cao nhất ĐTBC = 3.61 trong đó có bẩy nhu cầu ở mức cần hỗ trợ khá nhiều và ba nhu cầu ở mức cần hỗ trợ một chút.

Từ bảng số liệu trên cho thấy trong nhóm nhu cầu được hỗ trợ các hoạt động liên quan đến y tế, những nhu cầu cần được hỗ trợ cao là “được thông báo về những điều có thể làm để giúp bản thân mình tự phục hồi” (M = 4.13, SD = 0.96 ) ở mức cần hỗ trợ khá nhiều. Tiếp theo là các nhu cầu như “được thông báo về tình trạng bệnh đang trong kiểm soát hoặc giảm dần”(M = 3.89, SD = 0.99), “được thông báo ngay khi có kết quả xét nghiệm”(M = 3.80, SD = 0.93), “nhận được thông tin đầy đủ về những lợi ích và tác dụng phụ của những phương pháp điều trị trước khi chọn, có nhân viên y tế trò chuyện về tình trạng phương pháp điều trị, được tiếp cận tư vấn chuyên nghiệp khi cần” đây đều là các nhucầu cao ở mức cần hỗ trợ khá nhiều. Các vấn đề“được điều trị công bằng”(M=3.1, SD = 1.03)“được điều trị tại một bệnh viện với không khí thoải mái”(M=3.18, SD = 1.10)được báo thông tin cần biết qua văn bản” (M=3.36, SD = 1.12)có nhu cầu hỗ trợ thấp đều ở mức cần hỗ trợ một chút.Nhìn chung, sự hỗ trợ của bệnh viện về hoạt động y tế chủ yếu về mặt chuyên môn, điều đó rất quan trọng đối với BN. Khi chia sẻ với một số BN, chúng tôi thu lại được một số ý kiến giải thích tại sao BN lại có nhu cầucao với nhóm hỗ trợ các hoạt động về y tế. BN cho rằng, khi nằm viện trongquá trình điều trị bệnh nhân có tốt hay không phải kể đến năng lực chuyên môn và sự quan tâm, sát sao của bác sỹ và đội ngũ nhân viên y tế đối với người bệnh. Chính sự quan tâm cả về mặt chuyên môn y học và và khía cạnh tâm lý xã hội của nhân viên y tế là nguồn động viên lớn đối với người bệnh. BN chỉ yên tâm khi thấy bác sỹ, y tá, điều dưỡng quan tâm đến mình và người bệnh thấy được sự tiến triển tích cực sau từng ngày điều trị.

Như vậy, chúng tôi cho rằng nhu cầu cao là do đây chỉ là những mong muốn đơn thuần của BN khi tới bệnh viện chứ không xuất phát từ khó khăn của BN khi nằm viện.

3.1.3. Nhu cầu về hỗ trợchăm sóc

Nhu cầu về hỗ trợ chăm sóc là nhu cầu về những hoạt động liên quan tới chăm sóc cho BN khi nằm viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 57 - 61)