.Nghiên cứu lý luận và xây dựng công cụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 46)

Từ khung lý thuyết, thao tác hóa các khái niệm để xác định bộ công cụ đo và đánh giá về các vấn đề được nghiên cứu.

2.3.2. Điều tra thực trạng

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10/2016 đến 12/2016: chúng tôi tiến hành tìm kiếm, đọc tài liệu tham khảo từ đó xây dựng cơ sở lý luận, thiết kế bảng hỏi cho đề tài nghiên cứu.

Từ tháng 1/2016 đến tháng 2/2016: hoàn thành cơ sở lý luận, nội dung bảng hỏi của đề tài sau đó tiến hành khảo sát thử.

Từ tháng 3/2016: từ kết quả thu được sau khảo sát thử, chúng tôi đã tiến hành điều tra chính thức. Từ kết quả thu được sau khi điều tra chính thức, chúng tôi viết báo cáo nghiên cứu và hoàn tất đề tài nghiên cứu của mình.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 200 bệnh nhân đang điều trị các bệnh Tim mạch, Tiểu đường, Dạ dày – Tá tràng, Ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Thái Bình. Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã xin phép lãnh đạo bệnh viện và lãnh đạo các khoa có khách thể nghiên cứu để tiếp xúc, trò chuyện và điều tra bệnh nhân.

Trước khi tiến hành điều tra phiếu, chúng tôi đã trò chuyện với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để xin phép nghiên cứu. Đối với một số bệnh nhân khả năng đọc hiểu kém (cao tuổi, bệnh..), nghiên cứu viên đọc, giải thích từng câu hỏi, khách thể trả lời và nghiên cứu viên ghi lại câu trả lời vào phiếu của họ.

Trong quá trình điều tra nghiên cứu viên đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và hợp tác nhiệt tình từ phía bệnh viện, khoa phòng, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, khách thể nghiên cứu là bệnh nhân những người có bệnh và đang được điều trị bệnh tại bệnh viện, do ảnh hưởng bởi tình hình sức khỏe nên trong quá trình điều tra, phỏng vấn đôi khi bị từ chối hoặc bị gián đoạn.

2.4. Đạo đức nghiên cứu

Chúng tôi đã trò chuyện trước với khách thể nghiên cứu, nói rõ mục đích nghiên cứu, cho khách thể nghiên cứu biết trước một số câu hỏi trong các thang đo. Khách thể cũng được khuyến cáo là có thể từ chối nghiên cứu bất cứ khi nào cảm thấy không phù hợp. Việc điều tra bằng bảng hỏi và thang đánh giá lo âu, trầm cảm, bảng khảo sát nhu cầu hỗ trợ của bệnh nhân chỉ

được thực hiện khi bệnh nhân hoàn toàn thoải mái, khỏe mạnh để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của họ cũng như độ xác thực thông tin thu được.

2.5. Các tiêu chí đo lƣờng

2.5.1. Nhu cầu đƣợc hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân

Như đã phân tích ở phần tổng quan nghiên cứu về nhu cầu được hỗ trợ của BN, đồng thời căn cứ vào khái niệm nhu cầu hỗ trợ tâm lý của BN mà chúng tôi đã thống nhất, chúng tôi nghiên cứu “nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của BN” được thể hiện ở các mặt sau.

- Nhu cầu được tiếp cận với các hoạt động hỗ trợ tâm lý:

- Nhu cầu được nâng đỡ về mặt tâm lý, giải tỏa cảm xúc : lo lắng nhiều vấn đề; cảm thấy xuống tinh thần hay chán nản, cảm thấy nỗi buồn; lo ngại bệnh trầm trọng hơn...

- Nhu cầu nhận được tư vấn giải quyết khó khăn, thay đổi hành vi: giữ tinh thần tích cực lạc quan; không tin tưởng vào tương lai

Ngoài ra khi sử dụng SCNS – SF34 thì chúng tôi còn có điều kiện điều tra về một số nhu cầu khác có liên quan: nhu cầu hỗ trợ y tế; nhu cầu hỗ trợ chăm sóc; nhu cầu hỗ trợ đời sống hàng ngày; nhu cầu hỗ trợ tình dục.

2.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân

Dựa trên các kết quả của các nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ở mục 1.4 và đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa tại Thái Bình nói riêng và Việt Nam noi chung, chúng tôi xem xét môt số yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của BN ở BVĐK tỉnh Thái Bình đó là:

 Các yếu tố nhân khẩu: - Giới tính : Nam/Nữ

- Độ tuổi : <25/ 26-45/46-60/ >60 - Nơi sống: Thành thị/Nông thôn.

- Nghề nghiệm : lao động chân tay/ lao động trí óc/ hưu trí. - Trình độ: dưới THCS/ THPT/ Trung cấp/ CĐ-ĐH

- Thu nhập : <1.000.000/ 2.000.000 – 4.000.000/ >5.000.000

- Tình trạng hôn nhân: đã kết hôn/ ly hôn/ góa vợ(chồng)/ sống độc thân.

 Các yếu tố thuộc về tương tác giữa NVYT với BN: - Được trao đổi thường xuyên với nhân viên y tế.

- Được NVYT cung cấp thông tin liên quan đến tình trạng bệnh.  Các yếu tố thuộc về nhận thức của BN về hoạt động hỗ trợ tâm lý.

- Biết về phòng hỗ trợ tâm lý : có biết/ không biết

- Đánh giá của BN về sự cần thiết của hoạt động hỗ trợ tâm lý: không cần thiết/ ít cần thiết/ khá cần thiết/ rất cần thiết.

 Các yếu tố thuộc về tình trạng bệnh:

- Bệnh đang điều trị: ung thư/ tim mạch/ tiểu đường/ dạ dày – tá tràng.

- Thời gian mắc bệnh: < 6 tháng/ 7-12 tháng/ 13-36 tháng/ >36 tháng.

- Thời gian nằm viện: 1-4 ngày/ 5-9 ngày/ 10-14 ngày.

- Hiểu biết về bệnh: không hiểu gì/ hiểu một chút/ khá hiểu biết/ hiểu biết nhiều.

 Mức độ lo âu, trầm cảm của BN.

2.6. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về các chủ đề nghiên cứu nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân, tâm lý học sức khỏe. Từ đó khái quát hóa, hệ thống hóa các vấn đề có liên quan đến các khái niệm như

nhu cầu, hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân, nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân... nhằm có thêm cơ sở khách quan khi phân tích kết quả điều tra.

2.6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Hình thành nội dung bảng hỏi dành cho bệnh nhân đang điều trị các bệnh: tim mạch, tiểu đường, dạ dày-tá tràng, ung thư đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với bệnh nhân trên 4 nhóm bệnh chính: Tim mạch, Tiểu đường, Ung thư và bệnh Dạ dày-tá tràng. Nội dung khảo sát đề cập đến: nhận thức của bệnh nhân với các hoạt động hỗ trợ, hỗ trợ tâm lý trong bệnh viện; nhận thức của bệnh nhân về bệnh; mối quan hệ với nhân viên y tế; những thay đổi về thái độ, tính cách, cuộc sống của bệnh nhân;những nhu cầu của bệnh nhân cần được hỗ trợ nói chung và hỗ trợ tâm lý nói riêng. Ngoài ra trong quá trình phỏng vấn bằng bảng hỏi với bệnh nhân và trò chuyện với bệnh nhân, chúng tôi cũng tiến hành thu thập thêm những ý kiến, nhận định để làm phong phú thêm dữ liệu.

2.6.3. Phương pháp trắc nghiệm

*Bộ câu hỏi khảo sát nhu cầu chăm sóc hỗ trợ dạng ngắn cho bệnh nhân ung thƣ(Supportive Care Needs Survey Short form - SCNS-SF34)

Khảo sát nhu cầu chăm sóc hỗ trợ (SCNS) là một công cụ để đánh giá nhu cầu nhận thứccủa người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. SCNS là sản phẩmcủa hơn một thập kỷ nghiên cứubởi các tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu Y tế và Tâm lý học (Centre for Health Research & Psycho-oncology (CHeRP) .

Bộ câu hỏi khảo sát nhu cầu chăm sóc hỗ trợ dạng ngắn cho bệnh nhân ung thư(Supportive care needs survey short form SCNS-SF34) gồm 34 hạng mục bao gồm năm lĩnh vực: tâm lý (10 bài), hệ thống y tế và thông tin (11

bài), đời sống vật chất và hàng ngày (5 bài), hỗ trợ bệnh nhân trong hoạt động chăm sóc (5 bài) và tình dục (3 bài).

Bảng 2.3. So sánh hệ số Cronbach’s Alpha của bộ câu hỏi SCNS – SF34 ở một số nghiên cứu ở một số nghiên cứu

Nghiên cứu Hệ số Cronbach‟s Alpha

Reliability and validity of the Japanese version of the Short-formSupportive Care Needs Survey questionnaire (SCNS-SF34J), (2009) [60].

0.85 đối với tất cả năm lĩnh vực .

Validation of the Supportive Care Needs Survey- short form 34 with a simplified response format in men with prostate cancer, (2012) [65]

>0.8 cho cả năm lĩnh vực

Nghiên cứu của chúng tôi trên 200 BN ở BVĐK tỉnh Thái Bình

0.93 toàn thang.

Các bệnh nhân được yêu cầu cho biết mức độ nhu cầu của họcần được giúp đỡ trong tháng bằng cách sử dụng năm lựa chọn sau đây:

Không cần thiết 1.Không áp dụng: Tôi không gặp vấn đề

2.Hài lòng;Tôi cần giúp đỡ, nhưng tôi hài lòng

Cần thiết 3.Nhu cầu cần giúp đỡ thấp: tôi không cảm thấy thoải mái. Tôi cần một chút sự giúp đỡ

4.Nhu cầu cần giúp đỡ trung bình: tôi không cảm thấy thoải mái. Tôi cần thêm sự giúp đỡ

5.Nhu cầu cần giúp đỡ nhiều: tôi không cảm thấy thoải mái. Tôi cần nhiều sự giúp đỡ

Các điểm tiểu thang thu được bằng cách tổng hợp điểm các lựa chọn. Ngoài ra, tổng số điểm thu được bằng cách tổng hợp tất cả các điểm của các tiểu thang (từ 34-170). Điểm số cao hơn chỉ ra một nhu cầu cao

hơn. Đây cũng là một sử dụng thay thế, quy mô có thể được sử dụng để có được thông tin về sự có mặt / vắng mặt và số lượng các nhu cầu chưa được đáp ứng nhận thức.

Trong quá trình điều trị bệnh, những khó khăn bắt đầu nảy sinh và ngày càng gia tăng. Có những khó khăn có thể tự vượt qua được, có những khó khăn BN phải tìm đến sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè…tuy nhiên, có những khó khăn bệnh nhân cần tìm đến các chuyên gia tư vấn tâm lý, nhân viên y tế đề chia sẻ, giúp đỡ. Từ đó nhu cầu được hỗ trợ nói chung và nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân nói riêng xuất hiện với những mức độ khác nhau.

Trong luận văn, chúng tôi xây dựng bảng “Khảo sát nhu cầu chăm sóc hỗ trợ của bệnh nhân” dựa trên bộ câu hỏi “Khảo sát nhu cầu chăm sóc hỗ trợ dạng ngắn cho bệnh nhân ung thư – Supportive care needs servey SCNS- SF34”. Mặc dù đây là thang đo nhu cầu thường được sử dụng cho bệnh nhân ung thư nhưng cũng thích hợp với BN tim mạch, tiểu đường, dạ dày – tá tràng bởi đây đều là các bệnh mãn tính, đòi hỏi thời gian điều trị lâu dài. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng, những căn bệnh này có liên quan mật thiết đến các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu kéo dài. Hơn nữa, khi đã mắc những bệnh này rồi, bệnh nhân đều có nhiều đặc điểm tâm lý giống nhau như sốc, hoang mang, căng thẳng.

Thang đo này bao gồm 5 tiểu thang đo nhu cầu được hỗ trợ của BN:Hỗ trợ về tâm lý; hỗ trợ về hệ thống y tế ;hỗ trợ đời sống hàng ngày; hỗ trợ về chăm sócvà hỗ trợ về tình dục.

Giá trị khoảng cách của thang đo được tính như sau:

Giá trị khoảng cách bằng = (max-min)/n = (5-1)/5= 0.8 Ý nghĩa các mức như sau:

1.81 – 2.60: Không cần lắm 2.61 – 3.40: Mộtchút.

3.41 – 4.20: Khá nhiều. 4.21 – 5.00: Nhiều

*Thang đo lo âu, trầm cảm tại bệnh viện (Hospital Anxiety and Depression Scale – HADS)

Nhằm thu nhập các thông tin định lượng, sử dụng thang đo lo âu, trầm cảm (Hospital Anxiety and Depression Scale - HADS) được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới và Việt Nam.

Thang đánh giá lo âu, trầm cảm tại bệnh viện (Hospital Anxiety and Depression Scale –HADS) là thang đo thường được sử dụng để đánh giá trạng thái lo âu, trầm cảm với bệnh nhân bị mắc các bệnh, thường là các bệnh lý mạn tính điều trị tại bệnh viện. Năm 1983,As Zigmond và R.P Snaith đã phát triển công cụ này như là những câu hỏi sàng lọc tại phòng khám ngoại trú.

HADS gồm 14 câu hỏi tự báo cáo những triệu chứng của chính người bệnh trong thời gian tuần kế trước, bao gồm 7 câu đánh giá lo âu (Anxiety) và 7 câu cho trầm cảm (Depression). Mỗi câu hỏi có 4 sự lựa chọn theo mức độ tương ứng với số điểm từ 0-3.

Bảng 2.4. So sánh hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo HADS ở một số nghiên cứu ở một số nghiên cứu

Nghiên cứu Hệ số Cronbach‟s Alpha

Lo âu Trầm cảm The validity of the Hospital Anxiety and

Depression Scale(2002) [32].

0.83 0.82

Reliability and validity of the Hospital Anxiety and Depression Scale in an emergency

department in Saudi Arabia: a cross-sectional observational study (2014) [68].

Nghiên cứu của chúng tôi trên 200 BN ở BVĐK tỉnh Thái Bình.

0.69 0.77

Như vậy, so với các nghiên cứu khác trên thế giới thì nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng về Cronbach‟s Alpha với các nghiên cứu trên.

Bệnh nhân được yêu cầu đọc câu hỏi và khoanh tròn vào các câu trả lời tương ứng với tình trạng mà họ cảm thấy trong suốt 1 tuần qua. Đối với một số bệnh nhân khả năng đọc hiểu kém (do tuổi, do bệnh) nghiên cứu viên sẽ đọc và giải thích câu hỏi, khách thể trả lời và nghiên cứu viên sẽ khoanh tròn vào các câu trả lời tương ứng của họ.

Sau khi tính tổng điểm cho mỗi phần, mỗi điểm cắt từ 11 trở lên chỉ ra sự có mặt của một rối loạn lo âu hay trầm cảm thực sự, khoảng điểm từ 8 đến 10 được coi như một gợi ý có thể có triệu chứng của lo âu hay trầm cảm, từ 0- 7 điểm là bình thường.

Bảng 2.5. Điểm đánh giá thang đo HADS

Mức độ Điểm số

Bình thường 0-7

Có dấu hiệu(ranh giới) 8-10

Có triệu chứng lo âu, trầm cảm >11

2.6.4. Phương pháp phỏng vấn sâu.

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu với 06 đối tượng theo cơ cấu như sau: - 01 phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện về nội dung: nhận định về vai trò của chuyên gia tâm lý trong chăm sóc hỗ trợ tâm lý cho người bệnh; định hướng về giải pháp hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân

-04 bệnh nhân trên các nhóm bệnh về nội dung : những thuận lợi và khó khăn khi bị bệnh phải điều trị tại bệnh viện; các kiến thức và hiểu biết về bệnh;các nguồn lực hiện có; những nhu cầu cần được hỗ trợ; cách thức mong muốn được đáp ứng nhu cầu; kiến nghị đối với sự trợ giúp của nhân viên y tế, chuyên gia tâm lý tại bệnh viện.

- 01 bác sỹ điều trị và 01 điều dưỡng. Nội dung phỏng vấn về: Đánh giá về vai trò của chuyên gia tâm lý trong chăm sóc đối với bệnh nhân; Nhận định về những nhu cầu của bệnh nhân; Đề xuất giải pháp hỗ trợ bệnh nhân.

2.6.5. Phương pháp thống kê toán học

Các bảng hỏi sau khi thu thập đã được xử lý qua chương trình xử lý thống kê SPSS 16.0. Chúng tôi sử dụng phần mền SPSS 16.0 để xử lý các số liệu bao gồm thông số: tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình, hệ số tương quan, phân tích số liệu thu được từ các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng trong đề tài luận văn.

Phân tích thống kê mô tả: gồm có tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình (mean), độ lệch chuẩn SD.

Phân tích thống kê suy luận so sánh: so sánh giá trị trung bình bằng phép kiểm định t về độc lập giữa hai mẫu cho hai nhóm và phân tích phương sai một yếu tố (Anova) cho từ 3 nhóm trở lên. Trong mối quan hệ này, biến độc lập là yếu tố thuộc về các đặc điểm nhân khẩu của bệnh nhân, các yếu tố thuộc về môi trường bệnh viện, các yếu tố thuộc về bệnh tật.

Phân tích tương quan: Phân tích tương quan được tiến hành dựa trên tương quan Pearson giữa các biến số (r). Nghiên cứu quan tâm đến tương quan giữa nhu cầu hỗ trợ tâm lý của BN với tình trạng lo âu, trầm cảm của BN; tương quan giữa nhu cầu hỗ trợ tâm lý với nhận thức của BN với hoạt động hỗ trợ tâm lý trong bệnh viện.

Phân tích hồi quy: phép phân tích này được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Nghiên cứu này sử dụng hồi quy để xem xét ảnh hưởng của các biến thuộc về nhân khẩu của bệnh nhân, các yếu tố thuộc về môi trường bệnh viện, các yếu tố thuộc về bệnh tật lên nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

Kết luận chƣơng 2

Dựa trên cơ sở lý luận tổng kết ở chương 1 và đặc điểm của khách thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 46)