Khái niệm Nhucầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 26 - 29)

1.1.2 .Các nghiên cứu tại Việt Nam

1.2. Một số vấn đề lý luận liên quan đến BN và nhucầu được hỗtrợ tâm lý

1.2.1. Khái niệm Nhucầu

Theo nghĩa từ “nhu cầu” hiểu một cách chung nhất là sự đòi hỏi tất yếu, cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Nhu cầu là trạng thái của cá nhân xuất phát từ chỗ nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình và đó là nguồn gốc tích cực của cá nhân.

Trong lịch sử phát triển tâm lý học, nhu cầu là một trong những vấn đề quan trọng được các nhà tâm lý học quan tâm và nghiên cứu. Cuối thế kỷ thứ XIX, theo Henrry Murray - nhà tâm lý học người Mỹ - nhu cầu là một tổ chức cơ động, có tổ chức và hướng dẫn các quá trình nhận thức, hành vi và vì vậy, nhờ có nhu cầu mà hoạt động của con người mang tính mục đích. Theo ông, nhu cầu là một động lực xuất phát từ cơ thể và sự thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi phải có sự tác động qua lại với các tình huống xã hội, phải có sự cải tổ chúng nhằm mục đích đạt được sự thích ứng [13].

Vào những năm 30 của thế kỷ XX, đã xuất hiện hàng loạt các nghiên cứu về nhu cầu của con người. Đầu tiên là thuyết động cơ hệ do K.Levin đề xướng. K.Levin cho rằng, dưới sự tác động của nhu cầu nào đó, trạng thái căng thẳng sẽ xuất hiện, đồng thời ở chủ thể cũng xuất hiện sự liên tưởng có liên quan tới nhu cầu [8]. Như vậy, nhu cầu vừa là nguyên nhân làm xuất hiện căng thẳng và cũng là nguyên nhân tạo ra sự hoạt động tích cực của con người bởi vì hoạt động sẽ làm dịu sự căng thẳng.

Trong tâm lý học Xô Viết, người đề cập một cách khá sâu sắc tới vấn đề nhu cầu là D.N. Uznatze. Trong cuốn Tâm lý học đại cương xuất bản năm 1940, ông đã chú ý tới khái niệm nhu cầu và ý nghĩa của nó đối với hoạt động của con người. Theo ông, nhu cầu là yếu tố đặc trưng cho một cơ thể sống, là cội nguồn của tính tích cực và nó phát triển tương ứng với sự phát triển của

con người. Khi có một nhu cầu cụ thể nào đó xuất hiện, chủ thể hướng sức lực của mình vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu đó [8]. Tiếp theo đó là những công trình của nhiều nhà tâm lý học nhân văn như C. Rogers, A.Maslow, G. Allport và một số người khác. Trong đó điển hình là công trình nghiên cứu của A.Maslow. Ông chứng minh rằng tính xã hội nằm trong chính bản tính của con người. Con người có những nhu cầu chân chính về giao tiếp, về sự lệ thuộc, về tình yêu, về lòng kính trọng…. Ông sắp xếp các nhu cầu của con người thành hình tháp có năm bậc từ thấp đến cao [8].

Khi bàn về vấn đề nhu cầu, A.N Lêonchiev cho rằng, một nhu cầu thực sự bao giờ cũng phải là nhu cầu về một cái gì đó. Nghĩa lànhu cầu phải có đối tượng (các vật thể có khả năng thỏa mãn nhu cầu). Đối tượng này không phải xuất hiện cùng một lúc và rõ rệt với các trạng thái có tính chất nhu cầu (những ước mong, những ý muốn chủ quan của chủ thể) mà nó chỉ “phát lộ” ra trong quá trình con người hoạt động để thỏa mãn nhu cầu [19]. Như vậy, nhu cầu theo đúng nghĩa tâm lý học phải gắn liền với đối tượng của nó. Nói cách khác, nhu cầu phải được “vật hoá”, “đối tượng hoá” vào trong thực thể khách quan, ở bên ngoài chủ thể, hướng dẫn và kích thích chủ thể về hướng đó. Sự phát triển nhu cầu là sự phát triển nội dung đối tượng của nó.

Trong tâm lý học Việt Nam, khái niệm nhu cầu cũng được sử dụng nhiều trong các tài liệu và các công trình nghiên cứu. Theo tác giả Phạm Minh Hạc, “Nhu cầu là một thuộc tính nhân cách, biểu thị mối quan hệ tích cực của cá nhân với hoàn cảnh, là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần phải được thoả mãn trong điều kiện nhất định để có thể tồn tại và phát triển” [8]. Tương tự như vậy, tác giả Nguyễn Quang Uẩn cũng cho rằng: “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển”[28].Theo tác giả Vũ Dũng: “Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu để cá nhân tồn tại và phát triển trong điều kiện nhất định” [3]. Theo Lê Khanh,

Trần Trọng Thủy, Phạm Minh Hạc trong cuốn Tâm lý học thì cho rằng “Nhu cầu là đòi hỏi ở môi trường xung quanh những cái cần thiết (không thể thiếu) cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân” [7]. Trần Hiệp trong Tâm lý học xã hội cho rằng “Nhu cầu là một trạng thái tâm lý xuất hiện khi cá nhân cảm thấy cần phải có điều kiện nhất định để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình. Trạng thái tâm lý đó kích thích con người hoạt động nhằm đạt được những điều mình mong muốn” [11].

Như vậy, có thể hiểu nhu cầu với tư cách là một hiện tượng tâm lý, chi phối mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống tâm lý con người. Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của một hay nhiều nhu cầu nào đó.Nhu cầu là điều kiện cần thiết để bảo tồn và phát triển, được thỏa mãn thì dễ chịu, thiếu hụt thì khó chịu, căng thẳng, ấm ức [9]. Vì thế, cá nhân phải nổ lực tìm kiếm đối tượng thoả mãn nhu cầu của mình để lập lại trạng thái thăng bằng và ổn định, nói cách khác, nhu cầu là nguồn gốc tích cực của hoạt động cá nhân. Từ những quan điểm trên, cho thấy, nhu cầu của con người vừa mang tính tích cực vừa mang tính thụ động. Cụ thể: nhu cầu là sự đòi hỏi cần được thỏa mãn của chủ thể, nhưng được thỏa mãn hay không phụ thuộc vào hệ thống các đối tượng trong những điều kiện cụ thể (tính thụ động của nhu cầu), mặt khác, nhu cầu sẽ thúc đẩy chủ thể tích cực tìm kiếm đối tượng, phương thức, phương tiện thỏa mãn nhu cầu, nghĩa là nhu cầu thúc đẩy hoạt động, kích thích hoạt động (tính tích cực của nhu cầu). Vì vậy khi xem xét một nhu cầu cụ thể nào đó của con người dưới sự tham gia của ý thức, có sự thống nhất giữa hai yếu tố chủ quan và khách quan, ta thấy nhu cầu như là nguồn gốc tích cực của nhân cách con người. Và chính sự tham gia của ý thức vào quá trình hình thành nhu cầu đã làm cho nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật. Như vậy, dù cho nhu cầu được nghiên cứu trong nước hay ngoài nước, nhu cầu được nghiên cứu dưới góc độ nào, dựa trên

quan điểm nào thì vẫn có thể khái quát như sau:Nhu cầu là trạng thái tâm lý của con người thể hiện sự cần thiết thỏa mãn về một đối tượng cụ thể cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của chủ thể. Sự thỏa mãn ấy là điều kiện để chủ thể tồn tại và phát triển. Nếu nhu cầu được thỏa mãn thì chủ thể cảm thấy thoải mái dễ chịu ngược lại thấy bứt rứt khó chịu nếu không được thỏa mãn. Nhu cầu vừa là tiền đề vừa là kết quả của hoạt động. Nhu cầu là nguồn gốc thúc đẩy con người tích cực hoạt động.

Như vậy trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các khái niệm khác nhau về nhu cầu và trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi cho rằng nhu cầu là trạng thái tâm lý của con người biểu hiện những mong muốn và đòi hỏi của cá nhân cần được đáp ứng, để tồn tại và phát triển ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)