1.2.4 .Khái niệm Nhucầu hỗtrợ tâm lý củabệnh nhân
1.3. Một số đặc điểm tâm lý chung củabệnh nhân
Bệnh tật tác động đến tâm lý và ngược lại bệnh tật chịu sự ảnh hưởng nhất định của tâm lý người bệnh. Bất kỳ một bệnh dù nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh. Bệnh ảnh hưởng đến người thân và cả những người xung quanh, đó là sự lo âu thay đổi kinh tế, sinh hoạt và hạnh phúc gia đình.
Có nhiều tác giả đã nghiên cứu những phản ứng tâm lý đối với việc nằm viện. Taylor (1979) nghiên cứu khá tỉ mỉ những phản ứng của bệnh nhân. Bà cảm thấy rằng bệnh nhân họ sẽ bị giảm khả năng tự chủ và giải thể nhân cách ( bệnh nhân thấy mình không còn là mình nữa) là hai đặc điểm thường gặp ở bệnh nhân nội trú. Taylor cũng đã mô tả những đặc điểm mà theo nhân viên y tế là bệnh nhân “tốt” họ là những người thụ động, không đòi hỏi và hợp tác. Những người này tuyệt đối nghe lời nhân viên y tế, không bao giờ đưa ra những câu hỏi hoặc đề nghị nào [21].
Rõ ràng, bệnh tật làm thay đổi tâm lý người bệnh, có khi chỉ làm thay đổi nhẹ về cảm xúc, song cũng có khi làm biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc toàn bộ nhân cách người bệnh. Thông thường bệnh càng nặng, càng kéo dài thì sự biến đổi tâm lý càng trầm trọng. Bệnh tật có thể làm người bệnh thay đổi từ
điềm tĩnh, tự chủ khiêm tốn thành cáu kỉnh, khó tính nóng nảy; từ người chu đáo thích quan tâm đến người khác thành người ích kỷ; từ người vui tính hoạt bát thành người đăm chiêu uể oải nghi bệnh; từ người lịch sự nhã nhặn thành người khắt khe hạnh hoẹ người khác; từ người có bản lĩnh độc lập thành người mê tín dị đoan tin vào những lời bói toán số mệnh...
Song cũng có khi bệnh tật làm cho tâm lý người bệnh theo hướng làm cho họ yêu thương, quan tâm tới nhau hơn, làm cho người bệnh có ý chí quyết tâm cao hơn.
Có những bệnh chỉ làm thay đổi nhẹ về cảm xúc, song cũng có những bệnh làm biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc toàn bộ nhân cách người bệnh. Nhìn chung, bệnh càng nặng, càng kéo dài thì sự biến đổi tâm lý càng trầm trọng.
Tùy từng trường hợp cụ thể, các biểu hiện tâm lý của bệnh nhân khác nhau phụ thuộc vào từng loại bệnh, loại hình thần kinh của bệnh nhân, đời sống tâm lý vốn có của người bệnh, tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh gia đình và công việc của bản thân bệnh nhân. Tuy nhiên, chung quy lại thì khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có các biểu hiện tâm lý sau đây.
Lo hãi: đây là phản ứng tự nhiên hợp quy luật biểu lộ khả năng tự vệ. Cái sợ của BN đôi khi do người thầy thuốc, nhân viên y tế thiếu thận trọng trong khi nói thông tin về bệnh, chăm sóc (lộ bí mật bệnh tình, cường điệu bệnh tật, doạ dẫm bệnh nhân...); ngoài ra còn sợ chết, sợ không khỏi bệnh.
Trạng thái này hay gặp ở những bệnh nhân lần đầu đến viện, đặc biệt là đối với những bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, họ chưa từng được tiếp xúc với môi trường mới. Khi bị bệnh họ phải tới một môi trường mới phải tiếp xúc với y bác sĩ, với những máy móc hiện đại. Họ rất lúng túng bỡ ngỡ không biết phải trình bày ra sao, phải làm những thủ tục gì khi khám bệnh, xét nghiệm... vì thế họ thường có cảm giác sợ hãi.
Lo âu: là cảm nhận có một nguy cơ khó tránh nhưng không định được đó là gì. Là phản ứng của con người khi thấy tự ti, bất lực, bị lệ thuộc vào người khác (cán bộ y tế, người thân v, v…). Người bệnh cảm thấy bất lực trước những vấn đề khi phải nằm viện. Lo âu có thể kèm theomột số triệu chứng cơ thể như hồi hộp, ngạt thở, khó ngủ, mệt và khó chịu toàn thân.
Có rất nhiều yếu tố trong bệnh viện gây ra lo âu cho BN. Lo âu là khá phổ biến ở BN điều trị nội trú, sự cách li với gia đình, bạn bè, công việc là nguyên nhân chủ yếu gây lo âu ở người bệnh.
Trầm cảm: là trạng thái buồn chán, một ấn tượng ảm đạm mơ hồ rằng thân thể đã bị đổi khác, như bị bỏ rơi, như mất mát một cái gì... không còn tự tin ở chính mình, nhân cách trở nên yếu đuối. Nếu trầm cảm nặng có thể đưa đến tự sát. Trầm cảm thường xuất hiện ở BN mãn tính và điều trị nội trú lâu dài.
Giận dữ, tức giận: là phản ứng tự nhiên, mỗi khi BN thấy khó chịu, phải bị bó buộc, không làm được mọi việc như ý mình (ví dụ: do bệnh tật làm khó chịu và bó buộc phải nằm một chỗ, kiêng cữ, phải uống thuốc phải phục tùng nội quy phải thay đổi thỏi quen hoặc nếp sống).
Biểu hiện phản ứng giận dữ, tức giận rõ ràng nhất ở BN là cau có khó tính, hay bắt bẻ thậm chí còn hăm doạ NVYT. Tuỳ theo nhân cách sự giận dữ, tức giận xảy ra với nhiều mức độ khác nhau kín đáo hay rõ nét.
Thoái lui: Là trạng thái quay lại kỳ sơ sinh, là phản ứng tự vệ của người bệnh. Đối với người bệnh, tuỳ theo nặng hay nhẹ, tuỳ theo nhân cách từng người mà biểu hiện thoái lui ở nhiều mức độ khác nhau, khi bệnh nhân đỡ và dần khỏi thì các biểu hiện thoái lui mất đi.
Bệnh nhân lấy mình làm trung tâm, không quan tâm đến cái gì khác hơn không gian mình đang sống. Vì thế, người bệnh khó hiểu được rằng người cán bộ y tế còn có rất nhiều việc phải làm ngoài điều trị và chăm sóc cho riêng cá nhân họ.Lệ thuộc và ỷ lại: là biểu hiện quan trọng của tình trạng thoái lui.
Ám ảnh – nghi bệnh: Bệnh luôn là nỗi ám ảnh của BN. Trong đầu BN luôn xuất hiện những câu hỏi mà mỗi khi có câu trả lời thì BN lại cũng có cơ sở để đặt ra câu hỏi ngược lại.
Phản ứng phân li: Bệnh nhân có các phản ứng: kêu, rên, hay phàn nàn rằng số mình khổ... Tuy nhiên những phản ứng này chỉ diễn ra khi có mặt người khác như NVYT, người nhà hoặc người thân, nhằm thu hút người khác chú ý đến bản thân bệnh nhân.
Phủ định bệnh: Đây là dạng phản ứng thường hay gặp, khi có những biểu hiện ban đầu như đau nhiều, mệt mỏi... họ có thể tìm ra những lí do khác nhau (trừ bệnh) để giải thích. Khi buộc phải đi khám và đã được chẩn đoán, họ cho rằng có thể họ không bị bệnh như bác sĩ chẩn đoán. Trong trường hợp đã có các triệu chứng bệnh không thể bác bỏ được thì họ lại cho rằng mức độ của bệnh không nghiêm trọng như bác sĩ khẳng định.
1.3.1. Đặc điểm tâm lý của bệnh nhân nội khoa
Vì nhóm bệnh nhân nghiên cứu thuộc các bệnh mãn tính chủ yếu là bệnh nội khoa, ở đây chúng tôi đưa ra một vài đặc điểm tâm lý của bệnh nhân nội khoa.
Trong giáo trình Tâm thần học và tâm lí y học của Học viện Quân y có đề cập đến đặc điểm tâm lý của những bệnh nhân nội khoa, nhấn mạnh biểu hiện thường gặp là các triệu chứng của trầm cảm.
Kết quả “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số nhân tố thúc đẩy rối loạn trầm cảm – lo âu ở người bệnh nội khoa”của Nguyễn Hữu Kỳ ( 2002) đã cho thấy một bức tranh khá tổng quát về những rối loạn trầm cảm lo âu ở bệnh nhân nội khoa [15].
Như vậy, ở nhóm bệnh nhân này các biểu hiện thường gặp là các triệu chứng trầm cảm. Bệnh nhân thường hay so sánh tình trạng hiện tại với “trước khi bị bệnh”. Do một số mặc cảm về bệnh nên có những bệnh nhân tự cách li
mình với gia đình và xã hội. Cũng có người nôn nóng, muốn giải quyết ngay tình trạng bệnh, tìm mọi cách “giúp” thầy thuốc chẩn đoán và điều trị nhanh chóng nhất. Họ có thể tìm đến nhiều thầy thuốc, vừa điều trị Tây y vừa điều trị bằng Đông y, thậm chí họ đi xem bói và làm theo những gì thầy phán.
Bệnh nhân bị bệnh cơ thể thường có những phản ứng cảm xúc khác nhau đối với cái đau tăng lên, với hoàn cảnh bên ngoài, những hành vi và lời nói của nhân viên y tế, với người thân trong gia đình… Những dạng cảm xúc này phụ thuộc nhiều vào đặc điểm nhân cách của bệnh nhân.
1.3.2. Đặc điểm tâm lí của người mắc bệnh ung thư
Những người bệnh này thường không được biết chính xác về kết quả chẩn đoán bệnh. Họ tò mò tìm hiểu nơi thầy thuốc và những người xung quanh. Họ sợ bị bệnh ung thư, sợ chết. Họ có trạng thái suy nhược, tăng ám thị (sẵn sàng nghe theo bất kỳ ai, miễn là giúp họ khỏi bệnh, hoặc làm dịu cơn đau). Nhiều người tỏ ra thất vọng, tiêu cực, sợ trở thành gánh nặng đối với người thân, thậm chí đi đến tự sát, không thiết sống...
1.3.3. Đặc điểm tâm lý của người mắc bệnh tim mạch
Theo Côxencô và Paramônôva, những biến đổi tâm lí ở những người bệnh động mạch vành, đặc biệt là bệnh nhồi máu cơ tim có ba hội chứng sau: - Hội chứng sảng khoái bệnh lí
- Hội chứng nghi bệnh, loạn cảm giác - Hội chứng giống suy nhược thần kinh.
Bệnh xơ vữa mạch não: dễ xúc động, khó kiềm chế những hành động bột phát, có khi nói năng ba hoa, có thái độ khoan dung, song lại là người bảo thủ và giảm khả năng lao động sáng tạo.Người bệnh cao huyết áp thường trong trạng thái u ám, dễ bị kích thích, dễ mặc cảm, thờ ơ với xung quanh [21].
Kết quả nghiên cứu“Trầm cảm trong tim mạch” của Lê Hồng Tuấn và Nguyễn Minh Quân (2012) cho thấy, trầm cảm trong bệnh tim mạch tương
đối phổ biến và có mối liên hệ 2 chiều. Nhu cầu điều trị trầm cảm cho bệnh nhân tim mạch là thiết thực nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh [25].
1.3.4. Đặc điểm tâm lí của người mắc bệnh tiểu đường
Những người bệnh tiểu đường khi biết mình mắc bệnh thường cảm thấy choáng, sốc về tâm lý và có sự nghi ngờ với kết quả, hoài nghi và chối bỏ bệnh. Nhóm khác lại có biểu hiện tâm lý bị ám ảnh bệnh tật và những biến chứng của bệnh nên bất cứ sự thay đổi nào dù nhỏ nhất trong cơ thể (ngày thường không hề để ý) thì khi bị bệnh lại được nhân lên gấp bội.
1.3.5. Đặc điểm tâm lý của người mắc bệnh dạ dày, tá tràng
Những người bệnh viêm dạ dày mạn tính thường hay thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm, có khi trầm cảm, nghi bệnh, sợ hãi. Những người bệnh loét dạ dày - tá tràng có tính khí thất thường, thiếu kiên trì, nhẫn nại, khó kiềm chế, dễ nổi khùng, kích động, rất nóng tính, hưng phấn mạnh hơn ức chế, lắm điều. Người bệnh khó làm chủ thói quen, không bỏ được thói quen uống rượu, ăn ớt cay, hút thuốc lá... và khó chấp hành các chế độ ăn kiêng.
1.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu đƣợc hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân
Theo nghiên cứu của Ernstmann N. và cộng sự (2009) trong nghiên cứu về “Yếu tố quyết định và những tác động của nhu cầu tâm lý bệnh nhân ung thư” Nghiên cứu cho thấy chức năng cảm xúc là một yếu tố dự báo quan trọng của các yêu cầu về hỗ trợ tâm lý xã hội. Và có sự khác biệt về nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội giữa nam giới và nữ giới, phụ nữ thường bị ảnh hưởng hơn so với những người đàn ông và cần sự hỗ trợ tâm lý xã hội nhiều hơn [37].
Nghiên cứu tại đại học California về nhu cầu của bệnh nhân ung thư não và người chăm sóc cũng cho kết quả tương tự về việc phụ nữ có nhu cầu cao hơn về hỗ trợ để đối phó với sự lo âu và căng thẳng của họ.
Tác giả Liao Y.C và cộng sự (2011) nghiên cứu cắt ngang ở 152 bệnh nhân ung thư phổi cũng cho thấy rằng mức độ triệu chứng bệnh, lo âu và trầm cảm là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc hỗ trợ của BN [52].
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan mật thiết giữa nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội và chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu trên 87 BN bị ung thư vú ở Nhật Bản về nhu cầu chăm sóc hỗ trợ và căng thẳng tâm lý ở BN đã cho thấy, nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội có liên quan mật thiết đến sự căng thẳng tâm lý và chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống và sự căng thẳng tâm lý có thể được cải thiện nếu có những can thiệp cho các nhu cầu chưa được đáp ứng, đặc biệt là nhu cầu về tâm lý và thông tin [48]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Samartzis L., Dimopoulos S., Tziongourou M., Nanas S.(2013) cũng cho kết quả nghiên cứu tương tự, chất lượng cuộc sống có liên quan đến can thiệp tâm lý xã hội đối với bệnh nhân suy tim mãn tính. Đồng thời cũng chỉ ra có một sự cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể sau khi được tiến hành can thiệp tâm lý xã hội [67].
Nghiên cứu của tác giả Yi M., Park K., Park E.Y.tại Trường Đại học Quốc gia SeoulHàn Quốc (2014) về “Nhu cầu tâm lý xã hội của những người mắc bệnh ung thư có thu nhập thấp tại Hàn Quốc” kết quả nghiên cứu cho thấy người mắc bệnh ung thư có thu nhập thấp có mức độ cao về nhu cầu tâm lý xã hội chưa được đáp ứng. Họ cần được hỗ trợ không chỉ đối với các vấn đề thực tế mà còn cho khu vực cảm xúc và tinh thần [71].
Kyung-Hyun Choi, Jae-HyunPark, Jong-Hyock Park, Joo-Sung Park (2012) cho rằng mức thu nhập và số năm chẩn đoán bệnh tương quan âm với nhu cầu hỗ trợ xã hội. Tức là thu nhập thấp thì nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội cao, người mới được chẩn đoán bệnh thì có nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội cao và ngược lại [47].
Theo tác giả Aranda S., Schofield P., Weih L., Milne D., Yates P., Faulkner R. (2006) cho rằng sự gặp mặt và gọi điện thoại theo dõi với một y tá chăm sóc sẽ làm giảm đáng kể nhu cầu tâm lý và tình cảm của những người có nhu cầu hỗ trợ ban đầu cao [31].
Trong nghiên cứu“Một số yếu tố liên quan tới lo âu, trầm cảm ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại khoa thận nhân tạo, bệnh viện Bạch Mai” của tác giả Trần Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Quỳnh Vân (2015), hai tác giả đã chỉ ra rằng: giới tính, trình độ học vấn, tình trạng công việc, có bệnh lý kèm theo không, điều kiện kinh tế hiện tại ảnh hưởng đến lo âu, trầm cảm ở bệnh nhân. Tác giả cũng nhấn mạnh viêc quan tâm đến cảm xúc, tinh thần của bệnh nhân để nâng cao hơn chất lượng cuộc sống và hiệu quả điều trị [14].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nancy E. Adler và Ann E.K. (2008) chỉ ra sự thay đổi liên quan đến tuổi tác làm giảm chức năng tâm lý và thể chất theo từng cá nhân, người lớn tuổi mắc bệnh ung thư có nhiều khả năng xuất hiện kèm theo của các bệnh mãn tính khác đã có từ trước đây và tăng chức năng suy giảm, tăng nguy cơtàn tật và có sự kết hợp với những triệu chứng căng thẳng do ung thư. Bằng chứng cũng chỉ ra rằng người cao tuổi có nguy cơ căng thẳng cao hơn vì những khó khăn với quyết định liên quan đến sức khoẻ và họ cần nhiều dịch vụ tâm lý xã hội hơn [58].
Tóm lại, các nghiên cứu chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu hỗ trợ của bệnh nhân đó là: Yếu tố nhân khẩu như là giới tính, tuổi, trình độ học vấn; Yếu tố chất lượng cuộc sống như là thu nhập của bệnh nhân; Các yếu tố bệnh tật như là thiếu thông tin hiểu biết về bệnh, thời gian mắc bệnh, giữa các nhóm bệnh; Yếu tố gặp mặt và có sự trao đổi, theo dõi tình hình sức khỏe của y tá hoặc nhân viên y tế; Lo âu, trầm cảm ở bệnh nhân...Đây chính là kết quả quan trọng để chúng tôi tham khảo và dựa vào thực tế nghiên cứu để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân trong nghiên cứu của mình.
Kết luận chƣơng 1
Qua phần lý luận về nhu cầu của bệnh nhân đã cho thấy vấn đề được