Nội dung cần hỗ trợ Mức độ cần hỗ trợ (%) M SD Không cần Không cần lắm Một chút Khá nhiều Nhiều
Lo âu rằng kết quả của điều trị là ngoài tầm kiểm soát của ông/bà
1.5 19.5 30.5 19.0 29.5 3.56 1.15 Ông/bà lo ngại bệnh 1.5 19.5 29.5 22.0 27.5 3.54 1.13 12 39.5 31 15.5 2 Không cần hỗ trợ Hỗ trợ cũng được, không hỗ trợ cũng không sao Cần hỗ trợ một chút Cần hỗ trợ nhiều Cần hỗ trợ rất nhiều
trầm trọng hơn
Lo âu về nhiều vấn đề 5.5 32.5 38.0 19.0 5.0 2.86 0.95
Quan tâm tới những lo âu của người thân của
ông/bà 2.0 33.5 47.0 13.0 4.5 2.84 0.83
Cảm thấy xuống tinh
thần hay chán nản. 8.5 40.5 28.0 17.5 5.5 2.71 1.03
Giữ một tinh thần tích
cực lạc quan 11.0 38.5 37.0 11.0 2.5 2.56 0.91
Cảm thấy nỗi buồn 14.0 43.0 32.0 10.0 1.0 2.41 0.88
Không tin tưởng vào
tương lai 17.0 47.0 28.0 6.5 1.5 2.28 0.87 Học cách kiểm soát vấn đề của bản thân 16.5 52.0 24.5 6.5 0.5 2.22 0.81 Cảm giác về cái chết và hấp hối 22.5 50.0 20.5 6.0 1.0 2.13 0.86 ĐTBC= 2.71
Nhu cầu được hỗ trợ về tâm lý của BN ở BVĐK tỉnh Thái Bình là nhóm hỗ trợ có nhu cầu cao thứ 3 trong năm lĩnh vực khảo sát với ĐTBC= 2.71, cho thấy nhu cầu hỗ trợ về tâm lý của BN ở BVĐK tỉnh TB ở mức cần hỗ trợ một chút. Trong đó có bẩy nhu cầu ở mức cần hỗ trợ một chút, ba nhu cầu là ở mức hỗ trợ cũng được, không hỗ trợ cũng không sao.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhu cầu cần hỗ trợ cao nhất là “lo kết quả điều trị là vượt ngoài tầm kiểm soát” (M = 3.56, SD = 1.15) “lo ngại bệnh trầm trọng hơn” xếp thứ hai (M = 3.54, SD = 1.13), tiếp đến là nhu cầu hỗ trợ liên quan đến “lo âu nhiều vấn đề” (M = 2.86, SD = 0.95). Như vậy, lo âu là vấn đề tâm lý lớn nhất ở BN đang điều trị nội trú tại BVĐK tỉnh Thái Bình. Trong khá nhiều nghiên cứu khác trên thế giới cũng ghi nhận được điều này. Chẳng hạn, nghiên cứu của Goodwin và cộng sự (2013) cho thấy người lớn bị viêm loét dạ dày có tỷ lệ rối loạn lo âu chiếm 27% [33]. Nghiên cứu của một nhóm tác giả ở Ba Lan (2015) trên BN suy tim và bệnh động mạch vành cũng cho thấy triệu chứng lo âu ở những BN đau thắt ngực [47].
Khi bị bệnh phải điều trị trong bệnh viện, tâm lý người bệnh không thể không bị thay đổi, theo nghiên cứu của chúng tôi có 25% BN thực sự có lo âu trầm cảm, vì thế nhu cầu hỗ trợ tâm lý của BN có thể xuất phát từ chính những khó khăn trong tâm lý mà họ gặp phải.
Chia sẻ với chúng tôi, BN P.X.T – đang điều trị bệnh ung thư cho biết: “Có người tư vấn, giải tỏa tâm lý cho thì cũng tốt. Nhưng lấy đâu ra. Bác sỹ với y tá thì họcó việc của họ, không ai rảnh rỗi ngồi với mình đâu”.
Khi bị bệnh, nhất là mắc các bệnh mãn tính, phải điều trị lâu dài bệnh lại nặng vì thế việc lo bệnh trầm trọng hơn và lo kết quả điều trị vượt ngoài tầm kiểm soát của mình, có thể vượt ngoài khả năng tài chính của mình, từ đó phát sinh những lo âu khác, những lo âu này cộng với việc đau đớn do bệnh gây ra thật sự khiến những lo âu của BN trở thành vấn đề tâm lý lớn. Vì thế mà nhu cầu của BN về hỗ trợ tâm lý liên quan tới những vấn đề này là cao nhất.
Rõ ràng khi một người trong gia đình nằm viện, kéo theo đó là phải có những người phục vụ, nhất là đối với văn hóa Việt Nam, mối quan hệ trong gia đình có sự gắn kếtchặt chẽ. Nếu một người nằm viện, những người thân trong gia đình sẽ phải thay nhau chăm sóc, từ đó dẫn tới những thay đổi trong công việc cũng như cuộc sống của người chăm sóc. Bên cạnh đó, khi một người bị bệnh, những người thân của họ cũng sẽ có những sự lo âu, căng thẳng nhất định. BN cũng cảm nhận được sự lo âu, khó khăn của người thân của mình, vì thế nhu cầu được hỗ trợ tâm lý về việc “quan tâm tới những lo âu của người thân” có nhu cầu hỗ trợ một chút(M = 2.84, SD = 0.83).
BN B.T.C – đang điều trị bệnh tim mạch cho biết “Tôi đang điều trị bệnh tim mạch hơn 10 năm nay, dạo gần đây tôi đi viện nhiều hơn thời gian trước, các con phải thay nhau lên chăm sóc, tôi thấy mình làm phiền tới các con quá nhiều, điều này khiến tôi phải suy nghĩ. Tôi cảm thấy mình yếu và thấy có lỗi với các con”.
Nhu cầu hỗ trợ vì “không tin tưởng vào tương lai” (M = 2.28, SD = 0.87), “học cách kiểm soát vấn đề của bản thân” (M = 2.22, SD = 0.81) và“cảm giác về cái chết và sự hấp hối” (M = 2.13, SD = 0.86) đây đều là những hỗ trợ có nhu cầu thấp ở mức hỗ trợ cũng được, không hỗ trợ cũng được trong nhóm nhu cầu hỗ trợ của BN về tâm lý. Đáng quan tâm nhất là nhu cầu được hỗ trợ về “cảm giác cái chết và sự hấp hối” đây là vấn đề có nhu cầu hỗ trợ ở mức thấp nhất trong nhóm. Có đến 72.5% bệnh nhân không cần hỗ trợ hoặc hỗ trợ cũng được không hỗ trợ cũng không sao đối với vấn đề này. Thái độ và tinh thần sống lạc quan, tích cực của BN biến cái chết trở thành một điều gì đó rất nhẹ nhàng, họ sẵn sàng đón nhận nó bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, hỗ trợ về “cảm giác cái chết và sự hấp hối” lại là một trong những nội dung quan trọng trong “chăm sóc giảm nhẹ”. Mặc dù được đánh giá là quan trọng, nhưng với BN ở BVĐK tỉnh Thái Bình, chủ yếu là trong giai đoạn điều trị ban đầu hoặc bệnh ổn định, bệnh nhân nặng gần như là sẽ xin chuyển tuyến trên vì vậy BN ở đây có nhu cầu thấp đối với việc hỗ trợ liên quan đến “cảm giác cái chết và sự hấp hối”. Hơn nữa, trong văn hóa của người Việt Nam, dường như việc nói đến cái chết là một sự cấm kỵ. Người ta thường kiêng cữ khi nói về cái chết vì sợ sẽ “linh ứng”, sẽ có điềm xấu hay sự đen đủi sẽ kéo đến. Đây cũng là một trong những thách thức đối với công tác chăm sóc giảm nhẹ nói chung và chăm sóc tâm lýnói riêng cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối.
Tiểu kết: BN đang điều trị các bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường, dạ dày – tá tràng ở BVĐK tỉnh Thái Bình có nhu cầu được hỗ trợ chung ở mức “cần hỗ trợ một chút” (tương đương mức trung bình), có sự khác nhau về nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ở các vấn đề. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý cao nhất là “Lo lắng rằng kết quả điều trị nằm ngoài tầm kiểm soát”.
3.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu đƣợc hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân
3.2.1. Yếu tố nhân khẩu
Chúng tôi đã đi tìm mối liên hệ giữa nhu cầu hỗ trợ tâm lý của BN với các biến nhân khẩunhư giới tính, độ tuổi, nơi sống, trình độ, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, mức thu nhập và thu được những kết quả như sau (bảng 3.7).
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu đến nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân