Bản sắc vănhóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục tập quán về việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của một số tộc người ở tây nguyên (trường hợp jarai, churu và ê đê ) (Trang 28 - 30)

6. Bố cục của luân văn

2.1. Một số khái niệm về văn hóa, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán

2.1.2. Bản sắc vănhóa

Lịch sử phát triển văn hóa nhân loại cho thấy, nền văn hóa của tất cả các dân tộc đều có xu hướng bản sắc văn hóa. Các nếp cảm, nếp nghĩ, tâm lý cộng đồng, quan hệ giao tiếp, điều kiện tự nhiên và ngôn ngữ dân tộc… luôn luôn tương tác thành diện mạo văn hóa của mỗi dân tộc. Các đặc điểm về truyền thống đạo đức, các quy chuẩn thẩm mỹ làm thành những nét đặc thù trong văn hóa của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, mỗi nền văn hóa bao giờ cũng tàng chứa những tố chất đặc sắc, tạo nên nét riêng của mình đó là bản sắc. Cái bản sắc đó được kết tinh từ tâm hồn, khí phách hàng ngàn đời của dân tộc, nó là căn cước để nhận dạng nó trong hàng trăm ngàn nền văn hóa, là bộ gien để di truyền bản sắc truyền thống của mình cho các thế hệ mai sau. Bản sắc văn hóa là cái bảo đảm cho thế ổn định và trường tồn của một nền văn hóa.

Như vậy có thể hiểu bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, nội dung, bản chất của một nền văn hóa riêng vốn có của một nền văn hóa của một dân tộc. Những nét riêng ấy thường được biểu hiện qua các giá trị văn hóa vật chất và

26

tinh thần, vật thể và phi vật thể. Các giá trị văn hóa này ra đời gắn với chính điều kiện mơi sinh mà dân tộc ấy thích nghi và phát triển qua các giai đoạn khác nhau của một dân tộc. Những giá trị văn hóa ấy, cho dù có trải quanhững thăng trầm biến cố của lịch sử nó cũng khơng những không mất đi, mà cùng với thời gian, nó cịn tiếp nhận những cái hay, cái đẹp, cái phù hợp của văn hóa các dân tộc khác làm phong phú, đặc sắc hơn cho dân tộc mình, làm cho nó ln là nó chứ khơng phải cái khác.

Bản sắc văn hóa là một sức mạnh, là sức mạnh nội tại của dân tộc. Nó là hạt nhân bền vững nhất trong toàn bộ tinh thần sang tạo truyền từ đời này sang đời khác.Bản săc văn hóa làm cho một dân tộc ln là chính mình. Ở đây nguyên lý phát triển vẫn là nguyên lý xuất phát, có ý nghĩa phương pháp luận. Với nguyên lý này chúng ta có thể vạch ra cơ sở chung và sự thống nhất đằng sau sự đa dạng trong sinh hoạt cộng đồng của con người. Theo đó văn hóa được quan niệm là nội dung chung, là kết quả của sự phát triển lịch sử. Bản sắc văn hóa là cái được thường xun duy trì, tái hiện, hồn thiện trong tiến trình lịch sử, mặc dù nó tồn tại dưới một hình thức đặc thù, đặc biệt ở mỗi giai đoạn phát triển lịch sử cụthể.

Bởi vậy, khi đề cập đến vấn đề bản sắc văn hóa của một dân tộc, một quốc gia nào đó chúng ta cần phải nhận thấy nó ở sự thống nhất giữa cái đặc thù và cái phổ biến, cái chung và sắc thái riêng trong tiến trình phát triển lịch sử. Bản sắc văn hóa cũng là mối liên hệ thường xuyên, có định hướng của cái riêng ( văn hóa dân tộc) và cái chung (văn hóa nhân loại). Mỗi dân tộc trong q trình giao lưu văn hóa sẽ cống hiến những gì là đặc sắc của mình vào kho tang văn hóa chung. Đồng thời tiếp nhận có lựa chọn, nhào nặn thành giá trị của mình, tạo ra sự khác biệt trong cái chung, hình thành nên bản sắc văn hóa của một dân tộc. Bản sắc văn hóa của một dân tộc khơng phải là biểu hiện nhất thời mà là kết quả của các mối liên hệ lâu dài, sâu sắc và bền vững trong lịch sử và đời sống văn hóa dântộc.

27

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục tập quán về việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của một số tộc người ở tây nguyên (trường hợp jarai, churu và ê đê ) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)