Khái niệm nhà ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục tập quán về việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của một số tộc người ở tây nguyên (trường hợp jarai, churu và ê đê ) (Trang 30 - 33)

6. Bố cục của luân văn

2.1. Một số khái niệm về văn hóa, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán

2.1.4. Khái niệm nhà ở

Nhà ở là loại cơng trình xuất hiện sớm trong lịch sử phát triển của xã hội lồi người. Đó là tổ ấm của gia đình nhằm tạo những mơi trường thích nghi với cuộc sống của cá nhân và gia đình, trước hết đảm bảo cho con người có thể có nơi trú ẩn, chống được sự đe dọa của thú dữ, cũng nhừ những điều kiện bất lợi của thiên nhiên như: nắng, mưa, bão, gió, nhiệt độ khắc nghiệt. Xã hội càng phát triển thì chức năng gia đình cũng có chuyển biến và nhà ở cũng được phát triển về hình thức và nội dung. Nhà ở không chỉ là nơi trú ẩn, nương thân đơn thuần mà còn là đơn vị sản xuất kinh tế ở quy mơ gia đình, một cơ sở để bảo vệ nịi giống, để từng cá thể và gia đình phát triển một cách toàn diện và đã từng được xem là cơ sở tiêu thụ hàng hóa trong xã hội đương đại để tận hưởng những phúc lợi của xã hội, thành tựu kỹ thuật và khoa học của thời đại.

28

Ví dụ ở xã hội nguyên thủy:.với đời sống du cư, nhà ở sơ khai chỉ là kiến trúc chòi lều ken từ cành lá trên các ngọn cây cao để tránh thú dữ, hoặc là những góc khuất trên sườn núi hay trong hang động có chèn lấp thêm cây cỏ đất đá để tạo nên mơi trường sống tiện nghi an tồn hơn. Dần dần thì ngơi nhà trở thành các túp lều làm từ thảo mộc, đất, đá nằm sát mặt đất, hay các kiểu nhà đất nửa hầm hay nhà sàn để tạo ra khơng gian sinh hoạt thích ứng với cuộc sống luân canh định cư. Nhà ở hiện nay cuối cùng đã là một chuỗi nhiều khơng gian liên hồn với mỗi khơng gian là một chức năng riêng biệt có đầy đủ trang thiết bị để thỏa mãn nhu cầu phong phú chất lượng cao của đời sống gia đình hiện đại.

Như vậy nhà ở là sản phẩm do con người tạo ra và luôn luôn được con người cải tiến, hoàn thiện dựa trên, kinh nghiệm chinh phục thiên nhiên, lợi dụng, khai thác thiên nhiên, đồng thời nhằm tận dụng phúc lợi do những tiến bộ khoa hộc kỹ thuật và mức sống xã hội luôn được nâng cao của văn minh nhân loại. Hơn bất kỳ cơng trình kiến trúc nào, nhà ở bao giờ cũng phản ánh trung thực nhất những điều kiện đặc thù của thiên nhiên (như khí hậu, địa hình, cảnh quan, sinh thái của một vùng địa lý), của mức sống kinh tế văn hóa (về đời sống tinh thần cũng như vật chất của dân tộc, thời đại). Khi nghiên cứu kiến trúc nhà ở vì thế cần phải gắn liền với việc tìm hiểu những đặc điểm mơi trường, khí hậu, xã hội, kinh tế, những tác nhân có ảnh hưởng đến cơng trình, để đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

Nhà dài của người Ê Đê có kết cấu kiểu nhà sàn thấp, dài thường từ 15m đến hơn 100m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Nó là ngơi nhà lớn của nhiều thế hệ sống chung như một đại gia đình và là nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ của người Ê Đê. Người Ê đê khơng có nhà rơng như các dân tộc khác ở Tây nguyên, ngôi nhà chung của buôn cũng là một ngôi nhà dài truyền thống nhưng to đẹp và hồnh tráng hơn.Đặc điểm chính của nhà dài Ê

29

Đê là thưòng rất dài vì là nơi ở chung có khi của cả một dòng họ và thường xuyên được nối dài thêm mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình xây dựng gia thất. Vì vậy có những huyền thoại nhà dài như tiếng chiêng ngân bởi vì đứng ở đầu nhà đánh chiêng thì cuối nhà chỉ cịn nghe rất nhỏ, ra khỏi là mất ln, khơng cịn nghe thấy gì nữa. Nhà dài truyền thống thường được xây dựng bằng vật liệu gỗ, tre, nứa lợp mái tranh. Nhà có kết cấu cột kèo bằng gỗ tốt có sức chịu đựng dãi dầu cùng năm tháng. Các đà ngang, địn dơng ln luôn bám nguyên tắc được đẽo hoàn toàn bằng tay, từ những cây gỗ nguyên vẹn dài có thể tới trên chục mét; đếm chúng, ta có thể biết nhà đã có thêm bao nhiêu lần được nối dài. Những lần nối dài thường là khi trong nhà có một thành viên nữ xây dựng gia thất vì người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, người con trai khi lấy vợ sẽ đến ở nhà vợ và khơng có quyền hành gì. Nhà được thưng vách và lót sàn bằng các phên nứa đập nát; mái lợp cỏ tranh đánh rất dày, trên 20 cm, thường chỉ làm một lần và sử dụng vĩnh viễn không phải lợp lại. Đỉnh mái cách sàn nhà chừng 4–5 m. Gầm sàn cao khoảng hơn 1m trước đây luôn được dùng làm nơi ni nhốt trâu, bị, lợn, gà nên rất mất vệ sinh, sau này đã bỏ dần tuy nhiên có một số nơi vẫn theo phong tục cũ này. Khi làm nhà mới, người Ê Đê rất kiêng không bao giờ dùng lại gỗ nhà cũ mà thường đốt bỏ, tuy nhiên ngày nay phong tục này chỉ còn tồn tại ở các vùng sâu gần rừng nơi còn dễ kiếm gỗ làm nhà.

Bên cạnh đó, nhà sàn của người Chu ru là loại nhà sàn ngắn, dài từ 8 đến 12 mét, rộng từ 5 đến 6 mét, cột sàn cao khoảng 0,5 mét làm bằng gỗ đẽo vng. Nhà có 4 mái, vách và mặt sàn bằng ván gỗ. Trước cửa ra vào là sàn hiên, có thang để leo lên. Chung quanh là một hành lang có lan can để vịn. Trong nhà chia thành nhiều buồng có vách ngăn. Buồng bên phải nhà là buồng cha mẹ, buồng bên trái là của gia đình cơ con gái. Ngồi 2 gian phân biệt nơi sinh hoạt của chủ nhà và con cái,nhà người Chu Ru nào cũng dành riêng ngăn giữa làm

30

nơi đặt bàn thờ, chiêng, ché rượu cần và trống, đồng thời làm nơi tiếp khách, đặt bếp lửa chính,riêng bếp thì cất riêng phía sau nhà ở chính.

Nhà sàn của người Jrai trên cao nguyên Pleiku và các nhóm Bahnar thường có quy mơ nhỏ, với chiều dài dưới 10m, chiều ngang trên dưới 3m. Đặc điểm những ngôi nhà sàn của bộ phận dân cư này là sàn nhà thường chỉ cao từ 0,6 – 0,8m so với mặt đất, gầm sàn chủ yếu để chứa củi. Riêng nhà sàn của các nhóm Bahnar ở Kon Tum và phụ cận có phần cao ráo, kiên cố hơn. Những ngôi nhà sàn nhỏ này là nơi cư trú của các gia đình nhỏ mẫu hệ (người Jrai) hoặc song hệ (người Bahnar). Trong nhà của người Bahnar thường chia làm 3 phần: Gian phía Đơng giành cho vợ chồng chủ nhà; gian giữa là nơi tiếp khách, ở đó có một bếp lửa to, là nơi ngủ của các thiếu nữ chưa có chồng; gian phía Tây là gian của những người con trai nhỏ, chưa đến tuổi ngủ nhà rông. Một điều tưởng như không quan trọng, nhưng thật ra là rất cần lưu ý trong thiết kế những ngôi nhà sàn Bahnar, Jrai là sàn nhà thường được ghép từ ván gỗ hay lồ ô đập dập. Khi làm sàn, đồng bào không ghép những miếng ván lót sàn khít vào nhau mà giữa miếng nọ với miếng kia ln có khoảng cách trên dưới 1 cm. Kiểu ghép này, một mặt giúp cho việc vệ sinh sàn nhà dễ dàng, nhưng mặt khác, quan trọng hơn là nó thích hợp với văn hóa uống rượu cần của người Tây Nguyên. Bởi mỗi khi uống rượu cần, người Tây Nguyên cần rất nhiều nước. Nước được đựng sẵn trong những chiếc nồi đồng, ống lồ ơ… để gần ché rượu để tiện rót vào ghè sau mỗi lần uống cạn. Nhờ kiểu sàn nhà này, mà khi đổ nước vào ghè rượu, nước sẽ không bị chảy tràn lênh láng ra sàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục tập quán về việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của một số tộc người ở tây nguyên (trường hợp jarai, churu và ê đê ) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)