Chọn gỗ và đilấygỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục tập quán về việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của một số tộc người ở tây nguyên (trường hợp jarai, churu và ê đê ) (Trang 34 - 38)

6. Bố cục của luân văn

2.2. Các thủ tục liên quan đến việc dựng nhà

2.2.1. Chọn gỗ và đilấygỗ

Trong “sử thi Đăm Săn” - Bộ sử thi dài 2077 câu thể hiện những nét lịch sử văn hóa độc đáo của người Tây Nguyên - có nhắc đến nhà dài với một niềm tự hào: “Nhà dài như tiếng chiêng ngân”. Nhà của ba tộc người Jarai, Churu và Êđê thường được thiết kế và xây dựng bởi chính chủ nhân ngơi nhà và sự góp sức của cả cộng đồng anh em. Nguyên liệu làm nhà là những vật liệu được tận dụng hoàn tồn từ thiên nhiên có sẵn như gỗ, tre nứa, lồ ô, lá tranh, dây mây… Tuy vậy, mỗi tộc người đều có một thiết kế đặc trưng, không hề bị trùng lặp với các tộc người khác.

Với người Jarai, cũng như các tộc người Nam Đảo khác, làm nhà là một trong những việc hệ trọng nhất của đời người. Vì vậy, khi chuẩn bị và trong quá trình làm nhà, người ta phải tuân thủ rất nhiều phong tục tập quán truyền thống mang tính chất kiêng kị. Xuất phát từ quan niệm “vạn vật hữu linh”, người Jarai tôn thờ rất nhiều Yang (thần) như thần mặt trời, thần rừng, thần cây, thần sông, thần suối, thần giọt (bến) nước, thần rượu, thần chiêng, thần nhà rông…Nhưng Yang được người Jarai xem trọng hơn cả là Yang Sang (Thần nhà cửa). Yang Sang là thần giúp cho con người dựng được nhà để ở. Khi mới dựng nhà, người Jarai thường cúng lớn, với các nghi lễ phức tạp để cầu mong thần bản mệnh phù hộ cho họ được khỏe mạnh, tràn đầy sinh

32

lực trong khi dựng nhà và cầu mong các thần phù hộ, giúp đỡ để nguyện vọng của họ thành hiện thực, được thuận buồm xi gió, xua đuổi ma xấu và mời ma tốt đến giúp đỡ mình.

Cũng như nhiều tộc người khác trên lãnh thổ Việt Nam, người Jarai rất coi trọng những thủ tục liên quan đến việc làm nhà, đặc biệt là việc đi lấy gỗ, chọn gỗ, chọn đất, chọn hướng nhà, hướng cửa. Nhưng, khác với nhiều tộc người, người Jarai lại không quan tâm lắm đến việc chọn ngày giờ cụ thể để dựng nhà. Trong ngôi nhà sàn truyền thống của người Jarai, gỗ là nguyên liệu chủ yếu. Gỗ trong quan niệm của tộc người này, là nơi trú ngụ của Yang do đó trong q trình làm nhà, việc đi lấy gỗ và chọn gỗ rất quan trọng. Người Jarai tiến hành các thủ tục rất cẩn thận với nhiều kiêng kị.

Người Jarai quy định: người đi lấy và chọn gỗ phải là đàn ơng vì theo họ chỉ có người đàn ơng mới có thể chọn và chặt được một cây gỗ tốt. Trước khi đi chọn gỗ, gia đình phải tổ chức lễ cúng Yang. Tục lệ này được gọi là tục cúng trước khi chặt gỗ. Lễ cúng được tổ chức vào buổi sáng, đồ cúng là một con gà và một ché rượu. Chủ nhà có thể tự cúng hoặc nhờ già làng đến cúng để cầu xin các Yang phù hộ cho việc đi chặt gỗ được may mắn, tìm được nhiều cây gỗ tốt và đi đường an tồn, khơng gặp phải tai nạn gì. Trong lời cúng, người ta thường cầu xin các Yang hãy báo hiệu cho họ biết: nếu ngày đi chặt gỗ khơng phải là ngày tốt, có thể gặp tai nạn hoặc chặt phải cây gỗ có ma quỷ thì hãy cho các con vật kêu lên để cho người đi chặt gỗ biết được mà quay về. Theo người Jarai, ngồi tiếng kêu của các con vật thì khi đi chặt gỗ, nếu gặp những dấu hiệu sau đây cũng là khơng tốt: con sóc, con thỏ trắng, con nai, con hoẵng và phụ nữ mang thai. Khi đó, người ta phải quay về, vài ba ngày sau mới đi lại.

Trong khi người đàn ông vào rừng chặt gỗ, người phụ nữ ở nhà tuyệt đối khơng được dệt vải vì theo quan niệm của người Jarai, khung dệt kéo về

33

phía trước là điềm gở, có thể làm cho người chặt gỗ ở rừng bị cây gỗ đổ vào. Ngoài ra, người ở nhà cũng không được tiếp khách và dọn bếp. Người Jarai đi lấy gỗ vào đêm trăng sáng vì theo họ, nếu đi vào đêm tối trời, gỗ sẽ bị mối mọt. Một số người giải thích rằng, đêm tối cây hút nhiều nước cịn vào đêm trăng thì cây khơng hút nước, thân gỗ khơ, do đó khơng bị mối mọt. Người Jarai khơng lấy về làm nhà những cây có khỉ, có tổ chim ở trên vì theo họ ngôi nhà làm bằng những cây gỗ ấy sẽ không may mắn. Họ quan niệm khỉ là con vật linh thiêng còn chim làm tổ là điềm xấu, giống như người Việt quan niệm „„chim sa cá lặn”. Cũng theo quan niệm trong mỗi cây gỗ rừng là nơi trú ẩn của các Yang, vì vậy chặt dược các cây gỗ tốt cũng có nghĩa là rước được các thần tốt về nhà bảo vệ cho ngơi nhà của mình. Người ta cũng khơng chọn những cây cụt ngọn, cây bị đạn, bị sét đánh, cây không lành lặn, ... vì những cây ấy khơng cịn thần tốt nữa, dễ tạo ra sự khơng sn sẻ và những điều xui xẻo cho gia đình.

Đối với người Việt, gỗ lim là loại gỗ quý và hiếm, chỉ những gia đình giàu có, bề thế mới có các vật dụng hay cột nhà bằng gỗ lim:

Nhà anh vóc nhiễu nghênh ngang Nhiễu điều lót áo cho nàng đi chơi Áo này anh sắm mười đôi

Bộ ba áo nhiễu mặc chơi ngày thường Dù nàng có bụng nàng thương

Thì anh quyết đóng bốn thang giường gỗ lim

Không giống với người Việt, người Jarai không chọn gỗ lim vì cho rằng đó là loại gỗ độc, hơn nữa gỗ lim không tự hủy, trái với quy luật của tự nhiên là „„sinh, lão, bệnh, tử”. Để làm cột nhà, người ta hay chọn gỗ chít cịn đề làm vách thì chọn tre, nứa. Bên cạnh đó, khơng chọn các cây gỗ bị khiếm khuyết như cây cụt ngọn, sét đánh, có vết thương tích đạn bom bởi nó sẽ gieo

34

tâm lý về sự thui chột, xui xẻo cho gia đình chủ nhà. Mỗi lần vào rừng kiếm gỗ, người ta chỉ có thể chặt được vài cây gỗ tốt để tích trữ. Khi đã gom đủ số lượng gỗ thì họ tiếp tục tìm kiếm tre, tranh, vách, nứa để đủ vật liệu xây dựng ngơi nhà của mình

Đối với người Êđê, nhà ở truyền thống của người Êđê là nhà sàn khung cột, gỗ là nguyên liệu chính, do vậy người Êđê cực kì cẩn thận trong việc chọn gỗ. Những cây gỗ làm cột phải thẳng, chắc, không mối mọt, sâu đục, ruột rỗng. Những cây mềm như blang không bao giờ được dung làm cột. Một số cây được coi là của thần linh cũng khơng được chọn, ví dụ: enăk, emăl, nut hra, kbruon, … Người ta cũng khơng chặt làm nhà những cây:

- có các bụi lan, dây leo, tầm gửi bám vào, - có nhựa chảy ra từ vết chặt đầu tiên, - nghiêng ngả, chạm vào nhau,

- có rắn mối nằm trên thân,

- trong khi đốn phát ra tiếng kêu răng rắc, - gẫy ngọn,

- khi đốn ngã không nằm sát đất mà treo hay dựa vào cây khác hoặc nằm vất qua suối.

Trong quan niệm của người Êđê, hoa lan là nơi nương tụa của những người chết bất đắc kì tử, cây bị đốn lại dựa vào cây khác là hình ảnh cho người hấp hối, cây gẫy ngọn là hình ảnh “mất đầu”, cây có nhựa chảy ra là biểu hiện của việc hồn lìa khỏi xác … do vậy đều khơng được dùng để làm nhà. Đối với những loại tranh, tre, mây … trong thời gian đi thu lượm về, người đi chặt không được nướng thịt những con vật nhỏ bắt được.

Người Churu dưới thời Mỹ - Ngụy, Đạo Kito và Đạo Tin Lành thâm nhập vào cộng đồng người, bên cạnh cúng tổ tiên họ còn tin tưởng vào Đức Chúa Jesu và Đức Mẹ Maria. Chính lý do tơn giáo này đã tạo nên sự khác biệt

35

về một số tập tục tín ngưỡng liên quan đến việc làm nhà và diễn ra trong ngôi nhà ở truyền thống giữa người Churu không theo Đạo với người Churu theo Đạo.

Đối với người Kinh hay các tộc người thiểu số khác, một trong những công việc quan trọng nhất là nghi lễ chọn đất, cúng bái, xem phong thủy để làm nhà. Tuy nhiên, đối với người Churu theo Đạo Tin Lành, họ chỉ sống cùng với niềm tin vào quyền năng vô biên của Đức Chúa. Với họ, ngồi Đức Chúa Trời ra thì khơng cịn một vị chân thần nào nữa, chỉ có một mình Ngài là Đức Chúa đúng nhất và duy nhất. Họ tin rằng Chúa đã tạo ra ngày giờ, tạo ra vạn vật sinh linh thì tất cả những điều đó rất linh thiêng, tốt đẹp. Cho nên với họ, việc dựng nhà vào ngày nào, giờ nào cũng là ngày tốt, đất nào cũng là đất tốt. Họ không nhất thiết phải chọn hướng nhà theo phong thủy. Mọi yếu tố chỉ phụ thuộc vào việc họ có đủ kinh tế để dựng nên một ngôi nhà như ý muốn hay không.

Người Churu theo đạo chủ yếu lấy gỗ cây sao, cây dầu về làm nhà. Không giống người Êđê hay một số tộc người khác có quan niệm rằng ma quỷ trú ngụ tại thân cây gỗ lâu năm trong rừng thiêng cho nên khi lấy gỗ về sẽ phải tiến hành tẩy uế trước khi dựng nhà để ma quỷ không ám vào gây hại cho gia đình; người Churu theo đạo khi lấy gỗ này về làm nhà không làm lễ tẩy uế trừ ma vì họ khơng tin vào điều đó. Gỗ được họ lựa chọn là loại gỗ tốt từ tự nhiên, rừng núi nên họ tiến hành dựng nhà sau khi đã có đủ số gỗ quy định.

Một số người Churu không theo đạo cũng không quá cầu kỳ trong việc chọn gỗ và tẩy uế gỗ như các tộc người khác. Họ chỉ cần chọn gỗ tốt, bền và đẹp như gỗ cây sao, cây dầu… là đủ. Họ khơng có q nhiều kiêng kị như người Jarai hay Êđê đã nêu ở trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục tập quán về việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của một số tộc người ở tây nguyên (trường hợp jarai, churu và ê đê ) (Trang 34 - 38)