Lễ thổi tai (khi biết lẫy biết bò)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục tập quán về việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của một số tộc người ở tây nguyên (trường hợp jarai, churu và ê đê ) (Trang 60 - 61)

Chƣơng 3 .CÁC PHONG TỤC DIỄN RA TRONG NGÔI NHÀ

3.1. Các phong tục liên quan đến vòng đời con ngƣời

3.1.2. Lễ thổi tai (khi biết lẫy biết bò)

“Ở Tây Nguyên có một phong tục rất thú vị: khi đứa bé trai sơ sinh vừa tròn tháng, người ta đặt nó nằm trên một chiếc chiếu giữa sàn nhà và vứt cạnh nó ba vật tượng trưng: một con dao, một mẩu gỗ nhỏ, một cây gậy. Đứa bé sẽ quờ tay chạm vào một trong ba vật ấy. Nếu chạm đúng con dao, mai sau nó sẽ là một chiến binh dũng mãnh; chạm phải mẩu gỗ (tượng trưng cho chiếc gậy chỉ huy) nó sẽ trở thành một thủ lĩnh lớn.Cịn đứa nào chạm phải cây gậy thì chắc chắn sẽ trở thành một khách lữ hành miệt mài, mãi mãi lang thang trên những nẻo đường bất tận, đi tìm những điều tốt lạ của cuộc đời”[7].

Tại Tây Nguyên, một đứa bé lọt lòng mẹ ra vẫn chưa phải là một con người, người ta phải thổi linh hồn vào cho nó thành người qua lỗ tai. Vì thế mà có lễ thổi tai cho đứa bé sơ sinh. Người thổi tai bao giờ cũng là người đàn bà. Người đàn bà thổi tai thường là một bà đã đứng tuổi, bà cẩm một cuộn chỉ bông, lấy ra từ chiếc xa quay, phun gừng mà bà đã nhai nát vào đó, rồi thổi bảy lần vào cuộn chỉ đặt sát tai đứa bé. Vừa thổi vừa khấn: “hluh amang

adung thong lỗ mũi rhung amang tongia tinh lỗ tai bbèt rosung roya phun gừng tongia gah iao tai trái honing ko brua’ nhớ lấy công việc tongia gah hnua’ tai phải honing ko hmua nhớ lấy ruộng rẫy. Làm người, hãy nhận lấy hồn người đây. Con trai. Phải nhớ lấy cái cuốc. Phải nhớ lấy cái rìu. Phải nhớ lẫy cái giáo giữ làng. Cái ná và ống tên. Con gái. Chớ quên chiếc xa cán bong. Cái go dệt vải. Chớ quên cái yết làm cỏ. Cái gùi suốt lúa. Giọt nước đầu làng. Và bếp lửa ủ ấm mẹ cha”… Trong tất cả các nghi lễ, người cầu

58

nhớ, tức sự sống cho sinh vật vừa sinh ra được chính thức thành người, người cầu khấn là đàn bà.

Cũng có nơi, người ta đặt em bé ở giữa gian khách của ngôi nhà, lật ngược lại người em bé một hoặc bảy lần, nếu nằm ngửa thì đặt úp xuống, nếu đâng nằm úp thì bế ngược dậy. Sau đó, thổi vào tai em bé qua một chiếc vòng tay bảy lần, vừa thổi vừa nói: “Cầu cho cái tai biết nghe, cái miệng biết nói,

đơi mắt biết nhìn, chân tay biết đi, biết cầm nắm, làm việc”…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục tập quán về việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của một số tộc người ở tây nguyên (trường hợp jarai, churu và ê đê ) (Trang 60 - 61)