Chọn đất, chọn hướng nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục tập quán về việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của một số tộc người ở tây nguyên (trường hợp jarai, churu và ê đê ) (Trang 38 - 44)

6. Bố cục của luân văn

2.2. Các thủ tục liên quan đến việc dựng nhà

2.2.2. Chọn đất, chọn hướng nhà

Với người Việt, khi xây nhà phải đặc biệt chú ý đến xem tuổi và lựa chọn phương hướng cho ngơi nhà. Bởi người xưa tin rằng nó ảnh hưởng trực

36

tiếp đến sức khỏe, tài vận gia chủ cũng như cuộc sống của cả gia đình sau này. Do vậy việc xem hướng khi làm nhà đã trở thành một tập tục quen thuộc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Dân gian có câu: 'Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam' tựa như một lời đúc kết cho hai việc lớn nhất của đời người vậy. Lựa chọn hướng nhà phù hợp sẽ đem lại nhiều may mắn cho gia chủ, gia đình hịa thuận, xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, tài lộc, sức khỏe dồi dào, công danh thăng tiến…

Tương đồng với người Việt, sau khi chọn đủ gỗ để làm nhà, đồng bào Jarai bắt đầu tiến hành việc chọn đất và hướng nhà. Với quan niệm chọn được hướng nhà và hướng cửa tốt sẽ nhận được khí tốt vào nhà, nhận được nhiều may mắn trong cuộc sống, người Jarai rất chú trọng đến việc chọn lựa này. Đầu tiên, người Jarai thường chọn những khu đất rộng, bằng phẳng, gần sông suối để tiện cho việc đánh bắt cá và sinh hoạt. Họ cũng có những kiêng kỵ trong việc chọn đất: Không quay ra bờ sông, chọn nơi cây cối tươi tốt (biểu hiện đất vượng), tránh những khu đất cây cối xơ xác (biểu hiện sự cằn cỗi), tránh khu đất cửa rừng hoặc thung lũng (nỗi lo lũ cuốn và sét đánh), không làm nhà ngã ba đường (chữ đinh kiêng kỵ), không làm nhà gần đền, chùa, miếu (khơng khí lạnh lẽo)… Nếu điều kiện cho phép, người Jarai đều cố gắng tránh những vùng đất không tốt đã nêu ở trên.

Hướng cửa nhà theo quan niệm của người Việt được coi như bộ mặt và là điểm nhấn đầu tiên của ngơi nhà. Họ quan niệm “ Người đi khí theo, nước chảy khí theo”. Vì vậy hướng nhà có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên hướng nhà lại ảnh hưởng trực tiếp đến Hướng cửa, ví dụ: Hướng nhà là Nam thì hướng cửa chỉ có thể là hướng Nam, Đông Nam hoặc Tây Nam mà không thể là hướng Tây hay Tây Bắc được. Mặt khác hướng nhà tốt thì sinh khí đi vào nhà khơng chỉ qua cửa chính mà cịn có thể qua cửa phụ hay các cửa sổ của nhà. Vì vậy đối với mỗi cơng trình, việc đầu tiên là phải chọn hướng nhà

37

tốt, rồi mới quyết định hướng cửa. Một khi hướng nhà đã tốt thì rất dễ có hướng cửa tốt.

Thường thì người Jarai chọn hướng Bắc là hướng của ngôi nhà và cửa chính của nhà cũng quay về hướng Bắc. Trục nhà sàn dài nằm dọc hướng Bắc Nam, các cửa sổ ngôi nhà đều nằm hướng Đơng, trừ gian cúng lễ hay cịn gọi là gian tiếp khách có thêm một cửa sổ đối diện nằm hướng Tây. Việc chọn hướng Bắc là phong tục chung của người Jarai chứ không quy định việc xem tuổi chọn hướng nhà như người Kinh và các tộc người khác. Nghĩa là dù chủ nhà ở độ tuổi nào cũng theo hướng đó. Kết cấu ngơi nhà dài thường có hai cửa: cửa quay về hướng Bắc là cửa tiếp khách và là cửa chính của ngơi nhà, cịn cửa quay về hướng Nam là cửa gần gian của chủ nhà nhất.

Giống như người Jarai, người Êđê cũng chọn đất làm nhà rất cẩn thận. Chỗ đất làm nhà phải xa nghĩa địa, xa thác nước, xa chỗ giao lưu của hai dòng nước, xa chỗ đất sập. Người ta cũng không làm nhà ở nơi tiếp cận ao hồ, nơi xảy ra tai nạn. Thông thường đất làm nhà phải bằng phẳng, cao ráo. Theo người Êđê, thần thác nước là thần ác, vì vậy khi làm nhà phải tránh xa. Cũng như nhiều tộc người Nam Đảo ở Đông Nam Á, người Êđê rất coi trọng hướng nhà, hướng cửa. Người Êđê thường chọn hướng cửa ra vào quay về trục Bắc – Nam. Phần lớn hướng cửa chính của ngơi nhà nằm chếch khoảng 2-3 độ về phía Tây Bắc. Theo cách lý giải của người Êđê, người ta khơng chọn hướng Đơng – Tây vì sợ những luồng gió thổi hắt vào bếp, để gây ra hỏa hoạn.

Như bao tộc người khác, trước khi bắt tay vào làm một ngôi nhà, bao giờ người Churu cũng phải lựa chọn xem khu đất mình dự định làm nhà có tốt khơng, sinh sống tại đó các thành viên trong gia đình có mạnh khỏe hay khơng, làm ăn có được thuận lợi khơng. Chọn đất làm nhà là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự tốt xấu của ngôi nhà. Tuy nhiên, nếu việc chọn đất của người Kinh dựa trên cái nhìn phong thủy, hay khơng chọn những

38

vùng đất thiêng (đất đình, chùa, gần nghĩa địa) thì với người Churu việc chọn đất lại diễn ra nhờ các phương pháp dân gian thử nghiệm tâm linh.

Đất được chọn trước tiên phải bằng phẳng, địa thế đi lại thuận lợi, gần nguồn nước. Đời sống sinh hoạt kinh tế của người Churu là nông nghiệp lúa nước, làm kim (tức trồng hoa màu) và chăn nuôi, trước hoặc sau mỗi ngôi nhà đều có giếng nước hoặc con suối nhỏ để thuận tiện cho việc phục vụ sản xuất nông nghiệp, chăn thả gia cầm và lấy nước cho sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, yếu tố chọn đất định cư bằng phẳng và gần nguồn nước là rất cần thiết. Đặc điểm này nếu so sánh với tộc người Raglai (cũng là một trong những nhóm người thuộc nhóm ngơn ngữ Mã Lai đa đảo vốn là những láng giềng lâu đời của các tộc người thiểu số như Chăm, Êđê, Jarai…) mặc dù đời sống sinh hoạt kinh tế cũng dựa vào nông nghiệp là chính nhưng lại có sự khác biệt hồn tồn. Nếu người Churu chọn đất càng gần nguồn nước càng tốt thì người Raglai lại hạn chế chọn đất gần sông suối và rừng. Bởi họ quan niệm “rừng thiêng nước độc”, “đất có thổ cơng, sơng có hà bá” nên chọn đất sinh hoạt gần sông suối sẽ làm kinh động đến các thần linh khiến cuộc sống của họ không yên ổn.

Tiếp theo, người ta sẽ tiến hành làm lễ cúng đất tốt. Lễ này như một phép thử mang tính tâm linh để chuẩn đốn xem mảnh đất mà gia chủ chọn có phải đất tốt hay khơng, vì với người Churu mảnh đất vng vắn, bằng phẳng vẫn chưa hẳn là mảnh đất tốt. Lễ này được diễn ra như sau: Saukhi chọn được mảnh đất ưng ý, người ta tiến hành san bằng bốn góc, đào ở mỗi góc một hố nhỏ. Bên trong mỗi hố, người ta đặt một chén nước đầy và đóng một chiếc đinh bên cạnh miệng hố (đóng chìm xuống đất) mỗi chiếc đinh buộc một sợi chỉ. Tiếp đó người ta rắc tám hạt gạo xung quanh bốn chén nước vừa đặt rồi dùng một vật bất kỳ chụp lên miệng hố. Sau khi hoàn thành, người ta tiến hành lễ cúng nhỏ, lễ vật là gà và rượu. Cúng xong, mọi người đợi đến sáng

39

hôm sau, quay lại khu đất xem kết quả. Đất tốt hay xấu sẽ được xác định như sau: Nếu sáng hôm sau quay lại, ở một trong bốn hố có hiện tượng như là mất đi một vài hạt gạo, chén nước bị vơi đi, hay đinh buộc chỉ trồi lên mặt đất thì đất đó khơng tốt cho việc dựng nhà. Bởi người Churu quan niệm đất như thế khơng bình n, đã bị ma quỷ đến làm xáo trộn những thứ trong hố, vì thế khơng hề tốt để con người đến ở. Còn trong trường hợp mọi thứ còn nguyên như ban đầu thì đất đo rất tốt, nếu dựng nhà lên các thành viên trong gia đình sẽ có cuộc sống yên bình, hạnh phúc và họ sẽ tiến hành dựng nhà khi chọn được ngày tốt.

Cùng công việc thử đất tốt làm nhà ở và những nghi lễ cúng bái ta có thể thấy nghi lễ của người Churu có nét tương đồng với nghi lễ của người Raglai và người Jarai. Đối với người Raglai, họ cũng dùng những hạt gạo để chôn trong hố theo cách đào một hố nhỏ ở khu đất được chọn rồi lấy năm đến chín hạt gạo để trong hố đó rồi đậy chén lên. Saukhi xong xi, họ tiến hành cúng tế nhỏ, đến ba ngày sau quay lại kiểm tra. Nếu một trong những hạt gạo đó có thay đổi, biến dạng hay hỏng, mất đi thì đó là đất dữ, thần linh mách bảo cho họ khơng được dựng nhà ở đó. Người Jarai cũng dùng gạo để thử đất. Trên mảnh đất mà người Jarai đã lựa chọn, họđặt ba hoặc bảy hạt gạo lên một mảnh lá chuối rồi úp cái chén lên để qua đêm. Sáng hôm sau họ quay lại kiểm tra, mở chén ra nếu số gạo cịn ngun thì đất đó là đất tốt có thể dựng nhà. Nhưng nếu thiếu một hạt hay gạo bị hỏng, mốc thì đất đó khơng tốt, phải đi tìm chỗ khác. Số hạt gạo mất đi càng nhiều thể hiện điềm xấu và ma xấu quanh khu đất càng lớn. Ngoài cách thử bằng hạt gạo thì cịn có nhiều phương pháp khác như: ném trứng, ngủ trên mảnh đất ba đêm xem có mơ mộng điềm lành khơng. Tuy nhiên, cách thử bằng hạt gạo được coi là phổ biến nhất trong cộng đồng người Jarai.

40

Người Churu không theo Đạo cũng coi trọng việc chọn hướng nhà. Theo thiết kế ngôi nhà truyền thống, gian ngủ của người Churu không bao giờ quay về hướng Đơng - Tây bởi chỉ có nhà mồ người ta mới xây theo hướng này. Vì thế, khi dựng nhà, người Churu dựng theo hướng Bắc – Nam, vừa ngụ ý tránh tà ác, vừa đón được sinh khí của đất trời. Bởi nhà ở tọa hướng Bắc – Nam sẽ giúp thơng gió tốt, nhà cửa thơng thống, lợi dụng triệt để ánh sáng mặt trời… Quan niệm này cũng giống quan niệm về hướng nhà của người Jarai. Người Jarai xây nhà ln đặt cửa chính và trục sàn nhà quay về hướng Bắc – Nam. Đây được coi là quan niệm chung cho tất cả người Jarai, chứ không phụ thuộc vào tuổi tác, vận mệnh chủ nhà. Đồng thời theo quan niệm của người Jarai xưa, phía Bắc là âm, phía Nam là dương, nên nơi có phong thủy tốt phải hội tụ yếu tố âm dương hài hòa. Họ cũng kiêng kỵ xây nhà theo hướng Đơng – Tây vì họ cho rằng phía Tây là phía nghĩa địa cịn phía Tây Bắc là phía người chết sẽ đi.

Đối với người Thái, trước khi dựng nhà, chủ nhà phải mời thầy địa lý hoặc người có kinh nghiệm trong việc xem đất tới để chọn lựa mảnh đất sẽ dựng nhà. Trước hết là xem hình dáng mảnh đất sẽ dựng nhà. Nếu mảnh đất đó có hình trịn giống mặt trăng, hình giống mặt cắt của quả chanh, hình như chiếc thuyền, hình chữ nhật đều là đất tốt. Trong việc chọn thế đất, người Thái cũng có quan niệm giống với người Việt, nếu mảnh đất méo mó, có hình thang mà mặt trước rộng, mặt sau hẹp hoặc hình tam giác sẽ khơng tốt. Cịn nếu mảnh đất hình chữ nhật nhưng một cạnh có phần lõm ở giữa, giống hình một chiếc quần là đất tốt, ở đó sẽ có lộc.

Khi chọn đất người ta sẽ xem xem mảnh đất đó tốt hay xấu, có cái gì được chơn ở bên dưới hay có tổ mối khơng. Nếu có gỗ, đá bên dưới thì phải tiến hành thu dọn sạch sẽ, sau đó san phẳng để làm nơi dựng nhà. Bước tiếp theo là tục nếm đất. Người ta đào một hố sâu khoảng một khuỷu tay, lót lá

41

chuối xuống dưới rồi cho một bó cỏ tranh sạch xuống. Sau một đêm lấy lá chuối có hơi đất bám vào đem lên để nếm, nếu có vị chua và mặn là khơng tốt, đất có vị ngọt là bình thường, có thể ở được, đất tốt nhất sẽ có vị nhạt. Khơng chỉ nếm vị của đất mà người ta còn phải ngửi mùi của đất. Đất tốt là đất có mùi thơm của hoa sen, màu mỡ hoặc có mùi hoa sến xanh và các loài hoa khác. Dựng nhà cửa sinh sống ở đất này sẽ hạnh phúc, yên ấm. Đất khơng tốt sẽ có mùi hơi, mùi cay, mùi tanh…

Bên cạnh đó cịn một phương pháp xem đất khác có lẽ là cách xem bói của người xưa: Người ta dùng một quả trứng gà tươi, năm sợi chỉ năm màu đỏ, xanh, vàng, trắng, đen và một miếng vàng lá cho vào trong một chiếc nồi mới, sau đó lấy nhiều lớp vải màu trắng bịt miệng lại đem chôn ở độ sâu một cánh tay. Một tháng sau họ sẽ đào lên để lấy đồ ra xem xét. Nếu tất cả đồ đem bỏ vào trong nồi cịn ngun thì đấy là mảnh đất tốt. Còn nếu các thứ khác còn nguyên nhưng trứng gà bị hỏng, thối cũng không được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục tập quán về việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của một số tộc người ở tây nguyên (trường hợp jarai, churu và ê đê ) (Trang 38 - 44)