Chƣơng 3 .CÁC PHONG TỤC DIỄN RA TRONG NGÔI NHÀ
3.1. Các phong tục liên quan đến vòng đời con ngƣời
3.1.6. Lễ kết nghĩa anhem
Lễ kết nghĩa anh em là một lễ nghĩ mang ý nghĩa tốt đẹp, mong muốn mọi người sống chan hòa thân thiết, gắn bó với nhau như anh em một nhà, cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn, để xây dựng buôn làng ngày càng no ấm, giàu đẹp.
69
Để thực hiện việc kết nghĩa thì hai người muốn kết nghĩa sẽ trực tiếp gặp nhau bàn bạc và đi đến thống nhất việc làm lễ. “Người Jarai khơng quan
trọng anh em mình sắp kết nghĩa giàu hay nghèo mà chỉ cần hai bên ưng thuận rồi tổ chức cúng Yang, xin Yang phù hộ cho anh em kết nghĩa được sống hòa thuận, mạnh khỏe”.[13
Lễ kết nghĩa được tổ chức trong gia đình, tùy theo gia cảnh của người kết nghĩa mà tổ chức lớn hay nhỏ. Saukhi lễ vật được chuẩn bị xong, hai người kết nghĩa ngồi đối diện nhau bên ghè rượu, nếu hai bên đã có gia đình thì người vợ ngồi bên cạnh người chồng và bắt đầu lễ cúng. Khác với lễ báo hiếu cần có thầy cúng hay người mai mối, lễ kết nghĩa anhem chỉ do hai người kết nghĩa tự cúng Yang. Sau khi cầu khấn, hai người kết nghĩa cùng nhúng ngón tay vào rượu cúng rồi bơi lên cổ nhau. Người anh kết nghĩa uống một ngụm rượu cúng, sau đó người em uống một ngụm rượu, rồi cả hai cùng ăn thịt đã cúng. Với người Jarai, thịt đã cúng cho Yang thì người khác khơng được ăn mà chỉ để cho hai anh em kết nghĩa ăn. Kết thúc nghi lễ cúng Yang, một con heo được giết thịt, mọi người cùng ăn uống, trò chuyện vui vẻ với nhau. Sau khi chứng kiến các nghi thức cúng lễ kết nghĩa xong, dân làng uống rượu cần, ăn thịt, cơm nếp và múa hát giao lưu để cùng chúc phúc cho những người được kết nghĩa, cầu mong cho họ ln đồn kết, gắn bó bên nhau.
3.1.7. Lễ mừng thọ
Tôn trọng người già và cầu chúc sức khỏe cho nhau là một nét đẹp vân hóa hầu như tộc người nào cũng có và đều ra sức gìn giữ. Ngày Tết cổ truyền, ngày sinh, nhất là sinh nhật người lớn tuổi, các tộc người thường tổ chức lễ mừng tuổi, mừng thọ trang trọng. Sống trên dải đất cao nguyên rộng lớn, có một bề dày và tầm cao văn hóa nhất định, người Jarai vẫn duy trì nét đẹp truyền thống quý báu này.
70
Ý nghĩa sâu xa của phong tục mừng thọ là tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành dưỡng dục, ông bà, tổ tiên. Đặc biệt trong sự hàm ơn của mình, người Jarai tỏ rõ sự nâng niu dòng sữa mẹ ngọt ngào. Có lẽ do trình độ phát triển thấp, do cuộc sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên dòng sữa mẹ là yếu tố vật chất, là điều kiện tối quan trọng và thiêng liêng cho sự tồn tại, phát triển, lớn khôn của mỗi con người, mỗi cuộc đời. Theo một số người cao tuổi, ngày trước, người con cả tổ chức lễ mừng thọ cho cha mẹ trước, sau đó đến lượt những người con kế tiếp.
Tất nhiên phong tục này cũng được tổ chức vào thời gian dành cho lễ hội, tức từ tháng 11 cho đến tháng Giêng năm sau, sau khi lúa thóc đã vào kho. Nghi lễ được tổ chức bởi một thầy cúng (Pơ Giâu) và hai phụ lễ (Tlao Đinh). Lễ vật thường là một con trâu hay con heo nặng đến một tạ, một ghè rượu và một con gà, diễn ra theo một thứ tự nhất định và ở gian giữa ngôi nhà. Đầu tiên, sau khi giết thịt trâu, heo, gà, người ta bày thịt ra một cái nong, lấy tim, gan, cật, tiết đổ chung vào một cái bát đem đặt cạnh ghè rượu gốc, tiếp đó là ghè rượu của các con, đầu tiên là của người con cả, rồi ghè rượu của họ hàng, cứ thế xếp thành hàng dài về phía Tây. Trong ngày lễ này, họ hàng còn mang theo nhiều lễ vật mừng thọ khác nữa, nhiều nhất là ché rượu.
Khi lễ vật và đồ cúng đã chuẩn bị đầy đủ thì cũng la lúc mừng thọ bắt đầu.Thầy cúng ngồi trước ghè rượu gốc và lễ vật; ngồi cạnh là người được tổ chức mừng thọ. Thầy cúng chậm rãi rót rượu ra bát rồi khấn: “Hỡi Yang, thần núi, thần sông, thần cho hạt kê, hạt lúa…mau về chứng kiến lễ mừng thọ (kể tên người được mừng thọ), chứng kiến lòng thành của con cháu. Các thần hãy về ăn gan gà, thịt trâu, thịt heo, uống rượu cùng gia đình và họ hàng gần xa. Mong các thần hãy xua đuổi tà ma, dịch bệnh cho cây lúa, cây kê sai bông trĩu hạt, cho người già sống lâu, sống khỏe…Hỡi Yang, hỡi thần…”. Khấn
71
người được mừng thọ uống liền ba cang ở ghè rượu gốc, vì theo quan niệm khơng uống “đứt” ba cang thì khơng thể trở thành người khỏe mạnh, sống lâu. Tuy vậy, vẫn có sự linh động cho phù hợp với tuổi tác và sức khỏe của người được mừng thọ. Khi người được mừng thọ uống những cang rượu đầu tiên thì đến lượt thầy cúng, người lớn tuổi, trước khi tới đám con cháu. Sau đó tất cả cùng ăn uống và hát múa với nhau. Thường thì phong tục này diễn ra trong hai ngày: Ngày đầu thì cả gia đình, dịng họ, dân làng cùng chung vui, nhưng ngày thứ hai thì chỉ có những người trong gia đình, và bây giờ mới ăn tới phần thịt đầu heo, trâu đã đem giết thịt làm lễ.
Còn theo phong tục của người Êđê, khi chủ nhà bước qua 60 mùa rẫy (nghĩa là từ 60 tuổi trở lên) thì con cháu trong gia đình tổ chức lễ Băh Ênang (cầu an - cầu sức khỏe) cho ông bà, cha mẹ nhằm thể hiện lòng hiếu nghĩa đối với người sinh thành, ni dưỡng mình. Đây là một phong tục đẹp, gần giống như lễ mừng thọ của người Kinh nhưng phong tục này được đồng bào Êđê tổ chức trong một lễ hội truyền thống, mang tính cộng đồng và đậm bản sắc văn hóa.
Dù không giống nhau nhưng lễ mừng thọ của người Jarai cũng như các tộc khác trên Tây Nguyên đều có cùng ý nghĩa: Biết ơn và tôn vinh cha mẹ, người lớn tuổi, ông bà, tổ tiên. Ngày nay, trên khắp Tây Nguyên, cùng với nhiều lễ hội: Pơ thi, đâm trâu, cồng chiêng, tra hạt, trưởng thành, thổi tai,… lễ mừng thọ vẫn duy trì như một sự tiếp nối truyền thống ngàn đời, tỏ rõ sức sống mãnh liệt của văn hóa bản địa Tây Nguyên.
3.1.8. Lễ cầu sức khỏe
Trong hệ thống những nghi lễ truyền thống của đồng bào Jarai, lễ Yang Chim Blang được xem là một lễ thức độc đáo, thể hiện sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình và gia đình với cộng đồng. Lễ Yang Chim Blang thường được diễn ra trong phạm vi gia đình người Jarai, phổ biến nhất là ở các huyện Ayun Pa, Krông Pa, Ja Pa, Phú Thiện,… của tỉnh Gia Lai. Lễ nhằm
72
mục đích cầu cho sức khỏe và gặp những điều may mắn, bình yên trong cuộc sống cho các thành viên trong gia đình trước khi đi học hoặc đi làm xa và khi người đó trở về.
Làm lễ Yang Chim Blang ở huyện K-rông Pa tỉnh Gia Lai
Lễ thường được diễn ra vào buổi sáng hoặc tối, khi ánh mặt trời khơng q chói chang. Lúc này, tại gian giữa của căn nhà dài, người chủ nhà tiến hành chuẩn bị lễ vật dâng cúng. Lễ vật trong lễ Yang Chim Blang khá đơn giản, khơng địi hỏi những vật phẩm to lớn như dê, bò mà chỉ cần một ghè rượu, một con gà hoặc con heo cỡ nhỏ. Khi làm lễ, gà được thui lên rồi mổ bụng, lấy bộ lòng ra chỉ để lại tim gan, cật bỏ trong rổ nhỏ đan bằng tre hoặc nứa và được lót bằng lá chuối; trong đó có một ly nước và một ly rượu ghè, một cây đèn sáp ong dán lên rổ vật cúng. Tuy nhiên, cũng tùy theo từng vùng mà con gà có thể được luộc chin trước khi cúng như ở vùng Krông Pa – Gia Lai, cịn ở Phú Thiện thì gà khơng được luộc chín mà cúng sống. Thầy cúng có thể là người trong gia đình hoặc nhờ người trong làng nhưng người đó phải biết cúng.
Trong lúc nghi lễ được diễn ra, chỉ có người được cúng ngồi trước lễ vật và thầy cúng ngồi sau ghè rượu hướng về phía Đơng (phía mặt trời mọc). Khi thầy cúng khấn thì người được cúng ngời hướng mặt về phía thầy cúng, sau khi khấn xong thầy cúng cho người được cúng cầm cần rượu. Sau đó thầy
73
cúng lấy ly nước, chén rượu cùng một ít gan gà và vái cầu để cho thần linh ăn uống trước, sau đó người cúng mới được uống. Cùng lúc đó, thầy cúng cầm tơ nước châm vào miệng ghè rượu rồi đọc lời khấn với thần linh. Sau đó người được cúng rót một tơ rượu cho mình uống, tiếp đó rót một, hai hoặc ba tơ cho các thành viên trong gia đình uống. Kế tiếp người được cúng mời thầy cúng cấm cần rượu uống và người đại diện cho gia đình châm nước trở lại cho thầy cúng. Sau khi thầy cúng uống xong sẽ mời người lớn tuổi nhất trong gia đình cầm cần uống tiếp và sau đó cứ thứ tự từng người một. Khi uống xong chủ nhà lấy ghè rượu thứ hai cột cho thầy cúng với mục đích để tạ ơn thầy cúng. Chủ nhà cảm ơn thầy cúng, sau đó mới được quyền mang con gà cúng làm thịt, nấu canh c ho các thành viên trong gia đình cùng ăn uống.
Lễ Yang Chim Blang thể hiện cho mối dây gắn bó giữa các thành viên trong gia đình người Jarai. Mọi người cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Khi có người đi xa thì họ cầu mong cho mọi chuyện tốt đẹp đến với người đó, khi có người từ xa trở về thì họ vui mừng, phấn khởi, mở rộng vịng tay đón chào. Có thể nói, Yang Chim Blang là một nét đẹp văn hóa của người Jarai trên mảnh đất Tây Nguyên anh hùng. Ngày nay cuộc sống, xã hội tuy có nhiều đổi thay nhưng khơng vì thế mà những nét văn hóa truyền thống bị mai một, lễ Yang Chim Blang của người Jarai vẫn thường xuyên được tổ chức để mang lại sự bình an cho con người, cho gia đình và cho cộng đồng.
3.1.9. Tang ma
Khi ông bà cha mẹ mất đi, đồng bào Churu gọi những người có công sinh thành là tổ tiên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, người Churu đa phần theo Đạo Tin Lành nên đồng bào không thờ cúng người đã khuất, đồng thời họ cũng không dựng bàn thờ trong nhà mà gửi gắm linh hồn những người đã khuất tại nhà thờ. Theo tín ngưỡng của Đạo Tin Lành, chết khơng phải là hết
74
mà là trở về với Chúa sớm hơn những người khác. Chính vì vậy, trong đám tang, ngườiChuru theo Đạo khơng khóc q nhiều và qua thương tiếc người đã ra đi. Với họ, chết đi sẽ được về bên Chúa – đến một thế giới hạnh phúc hơn. Gia đình có người mất sẽ mời Cha xứ về cầu nguyện cho người đã khuất ra đi thanh thản. Tang lễ của người Churu cũng diễn ra trong vòng tối đa ba ngày như người Kinh. Trong trường hợp người chết mắc bệnh dịch lây lan thì thời gian tổ chức tang lễ sẽ được rút ngắn đi bởi họ sợ bệnh dịch sẽ lây lan đến nhữn người còn sống. Khi tiến hành xây mộ cho người chết, chỉ có những vấn đề gì thật sự cần thiết họ mới làm lễ cúng. Lễ tế to phải giết cả trâu. Nếu khơng có hiện tượng bất thường, trung bình ba đến bốn năm họ mới cúng tổ tiên để cầu bình an cho những người đang sống. Những gia đình có điều kiện có thể xây mộ cho người chết vững chắc và không cần phải đổi mộ sau này, nhưng có những gia đình mười năm chưa đổi được mộ cho người thân đã khuất.
Còn đối với người Churu không theo Đạo Tin Lành, họ cho rằng có linh hồn rời khỏi thể xác và sinh sống ở thế giới bên kia. Đến một lúc nào đó sẽ đầu thai đi vào kiếp khác, có thể trở về với thế giới con người hoặc con vật. Khi có một người chết thì các nghi thức ma chay ln diễn ra theo tiến trình đó là: hấp hối – tắt thở (chết) – báo tử - liệm xác – an tang – tiễn đưa tới nhà mồ - lễ bỏ mả.
Hấp hối:
Hấp hối – sắp tắt thở, hay trút hơi thở cuối cùng: Họ tiến hành đổ nước lã trong cái bát có đựng chiếc nhẫn, rồi dùng ngón tay chấm nước để nhỏ giọt xuống miệng và đếm từ một đến bảy. Đến giọt thứ bảy, người nhỏ giọt lẩm bẩm vài lời cầu xin với người sắp chết cần sự tha thứ, hoặc người sắp chết cần sự tha thứ của người thân và những người khác mà họ cảm thấy đã xúc phạm hay va chạm với nhau trong cuộc sống hàng ngày. Chính sự tha thứ đó sẽ đem cho họ sự bình an và khơng cịn hối hận để lên đường.
75 Chết:
Khi mới chết, họ lấy nước rửa mặt mũi thân thể và tay chân cho người chết. Tất cả quần áo mới – cũ của người đã khuất mà lúc đang còn sống đã dùng hay chưa dùng đều được cho vào quan tài. Họ trải chiếu và đặt thi hài nằm xuống, sửa cho ngay ngắn rồi lấy khăn Chăm (khăn trắng có hoa văn) đắp lên người, đắp nhiều hay ít khăn tùy thuộc người giàu hay nghèo. Cũng có nơi khi mới chết, họ lấy tám hịn than bếp đã nguội lạnh buộc vào giẻ đặt vào nách người chết. Nách bên kia đặt một túi cơm: Có trứng gà, một con gà con và có cơm. Người ta quan niệm và tin rằng những hòn than là ánh sáng chỉ đường cho người đã khuất trở về với ông bà tổ tiên.
Báo tử:
Theo lẽ thường, khi có một người trong làng vừa mới qua đời, để loan tin cho cộng đồng, già làng lập tức đánh hai tiếng trống hoặc tiếng chiêng liên hồi làm tín hiệu thơng báo cho bà con trong làng biết. Sau đó tang gia sẽ cắt cử người đi đến từng gia đình, bắt đầu từ những gia đình gần nhất, rồi tới những gia đình xa ở đầu làng cuối làng. Khi đến chia buồn, người ta thường mang một trong những thứ như tiền, khăn Chăm, gạo, mắm, muối, gà, vịt, ché rượu cần… để trao cho gia đình có tang nhằm chia sẻ nỗi mất mát. Đồ ăn sẽ được dùng phục vụ cho mọi người trong thời gian lo tang lễ cịn những thứ khơng ăn được sẽ chơn theo người chết. Người Churu không quan niệm chết xấu hay chết tốt, tất cả mọi người dù già hay trẻ đều được tổ chức với những nghi lễ giống nhau sau khi qua đời.
Tiến hành lễ niệm xác:
Lễ niệm xác được tiến hành đơn giản, tùy theo đối tượng là nam hay nữ mà sẽ được mặc quần áo mới, váy mới. Sau đó người ta sẽ phủ thêm các lớp khăn lên trên người chết, có lót ít tấm khăn ở dưới và lớp tận cùng là tấm chiếu được đan bằng cói rồi đặt thi hài xuống quan tài. Liệm xác thường được
76
cử hành vào lúc bảy giờ hay tám giờ tối vì đó là thời gian thích hợp nhất (bà con họ hàng, xóm làng đi làm về kịp và có thể tham dự được phần nghi thức này). Nghi thức này bao gồm những thủ tục sau:
Kẹp bị cơm, thịt gà chín nguyên con vào nách người chết, dụng nghĩa rằng người chết qua thế giới bên kia cần dùng, phịng khi đói trong thời gian làm thủ tục “xuất cảnh”.
Phía trên người chết đặt vịm đỡ phủ khăn, nhằm giúp che lại toàn bộ thi hài. Trên cái vịm treo đầu, cánh, đi của con gà (bỏ phần thân) tạo hình con gà.
Đến chiều tối ở hai bên các cửa chính nhà có người chết dựng cây giáo treo hai dải khăn để trừ ác quỷ.
Trong phần lễ liệm xác này, không thể thiếu phần phân chia tài sản cho người chết. Người Churu quan niệm rằng, khi một người chết đi, họ sẽ có một cuộc sống mới cũng cần đầy đủ của cải vật chất như người trên trần. Chính vì thế, người cịn sống trong gia đình sẽ chia tải sản cho người chết để họ sang thế giới bên kia vẫn có cuộc sống sung túc. Họ chia cho người chết những tài sản như: trâu, bị, chum, ché, tơ, chén, vàng bạc, vịng cườm, nhẫn, ché rượu, gùi, dao, rựa, bát đĩa, thìa đũa… Họ quan niệm rằng thế giới bên kia mọi sự sẽ ngược lại so với thế giới của người sống. Nghĩa là mọi thứ còn tốt đối với