Lễ báo hiếu (lễ Jih)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục tập quán về việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của một số tộc người ở tây nguyên (trường hợp jarai, churu và ê đê ) (Trang 70 - 71)

Chƣơng 3 .CÁC PHONG TỤC DIỄN RA TRONG NGÔI NHÀ

3.1. Các phong tục liên quan đến vòng đời con ngƣời

3.1.5. Lễ báo hiếu (lễ Jih)

Nếu như người Kinh vào tháng 7 Âm lịch là tháng Vu lan báo hiếu - một dịp lễ để những người làm con bày tỏ lòng biết ơn chân thành và hiếu thảo đến cha mẹ đã ni dưỡng mình suốt nhiều năm thì với người Jarai ở Tây Nguyên, con cái sinh ra, lớn lên, bất kể ai, đàn ông hay đàn bà đã được sinh ra thì buộc một lần trong đời phải làm lễ báo hiếu để trả ơn, đáp nghĩa đấng sinh thành. Khởi thủy của tục lệ này trong cộng đồng người Jarai đến nay không ai nhớ nữa, nhưng ai cũng khắc ghi rằng lễ báo hiếu là bổn phận của con cái đối với cha mẹ, khơng thể khơng làm. Vì vậy, sau lễ cưới, những đơi vợ chồng trẻ người Jarai lại gấp rút làm ăn, tích góp của cải để khi có điều kiện thì lập tức mổ heo, mổ bò mời hai bên cha mẹ nội ngoại, an hem họ hàng, bn xóm gần xa về nhà mình dự lễ báo hiếu.

Nếu như trước đây, lễ báo hiếu thường được làm đơn giản, có gì ăn đó, chủ yếu là sản phẩm tự cấp tự túc thì ngày nay, khi cuộc sống của người Jarai khấm khá hơn nhiều, lễ báo hiếu thường được tổ chức long trọng hơn. Nghèo mổ gà mổ vịt, giàu có mổ trâu mổ bò, lại còn làm rạp, thuê cả dàn âm thanh về vừa mừng ăn, vừa ca hát quy mô như một đám cưới kéo dài ến hai ngày. Với người Jarai, cho dù đói nghèo thế nào, chịu khổ ra sao thì trong đời nhất định phải làm lễ báo hiếu với cha mẹ. Họ quan niệm: Con cái nếu không làm lễ báo hiếu với cha mẹ thì trong lịng khơng bao giờ thấy thanh thản, giống như mình đang mắc nợ, có lỗi với đấng sinh thành, bị bạn bè, hàng xóm chê cười.

Với người Jarai, trong tất cả các nghi lễ phải có một người đứng ra làm chủ, khơng riêng lễ báo hiếu. Lễ này được thực hiện trong nhà, con cái mời hai bên cha mẹ cùng vào nhà. Họ ngồi giữa gian nhà chính, xung quanh bày rượu ghè, thịt gà và thịt heo hoặc thịt trâu, bò đã chuẩn bị sẵn; chỉ cần kết

68

thúc các nghi thức là mọi người có thể ăn uống vui chơi đến ngày hơm sau. Nhưng trước khi mọi người ăn uống, một phần nghi thức khơng thể thiếu đó là chủ lễ tuyên bố lý do có cuộc gặp mặt, tiếp đó ca ngợi cơng lao vất vả của các bậc cha mẹ. Đôi vợ chồng tặng quà cho cha mẹ, thường là bộ áo truyền thống hay những vật dụng có thể sinh hoạt hằng ngày. Tiếp theo, thầy cúng rót rượu mời từ cha mẹ hai bên cho đến đơi vợ chồng uống. Xong lượt, họ bắt đầu rót rượu mời lại thầy cúng. Kết thúc nghi lễ mọi người cùng ăn uống, trò chuyện vui vẻ… Để cho bữa tiệc thêm phần vui thì chủ nhà kiếm một phần thịt và vài ghè rượu cho thầy cúng làm vốn. Thầy cúng mời ai uống rượu của mình thì người đó phải để lại tiền, tùy theo tấm lịng của mỗi người, cho bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu, ngược lại các thầy cúng đưa thịt cho họ và cứ như thế, cuộc vui kéo dài đến ngày hôm sau. Nếu thực phẩm vẫn còn thừa, chủ nhà chia cho mỗi người một ít đem về làm quà. Theo quy định phải tổ chức ở gian khách, tuy nhiên hiện nay, thực tế lễ báo hiếu thường được tổ chức rất linh đình, nên gian khách khơng đủ chỗ, nhiều gia đình đã tổ chức tại sân vườn trong khn viên của nhà mình.

Với người Jarai, lễ báo hiếu không chỉ thế hiện sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ mà còn là dịp để anh em, họ hàng, bn xóm gặp nhau tâm sự, hát khan và uống rượu đến ngày hôm sau khi ai cũng đã say mới ra về. Nhiều người càng say thì chủ lễ càng vui và tự hào. Và nhất là sau ngày lễ báo hiếu, người làm lễ như không cịn mắc nợ với đấng sinh thành, khơng cịn bị mọi người chê cười và thật sự cảm thấy mình là người con có hiếu với cha mẹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục tập quán về việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của một số tộc người ở tây nguyên (trường hợp jarai, churu và ê đê ) (Trang 70 - 71)