Lễ đeo vòng tay (trưởng thành)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục tập quán về việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của một số tộc người ở tây nguyên (trường hợp jarai, churu và ê đê ) (Trang 61 - 63)

Chƣơng 3 .CÁC PHONG TỤC DIỄN RA TRONG NGÔI NHÀ

3.1. Các phong tục liên quan đến vòng đời con ngƣời

3.1.3. Lễ đeo vòng tay (trưởng thành)

Đối với người Êđê, từ khi sinh ra đến khi trở thành chàng trai, thành người đàn ông biết gánh vác mọi công việc của buôn làng không thể bỏ qua lễ trưởng thành (Tiếng Êđê gọi là Mpú Tuh -kông). Việc cúng lễ được tổ chức nhiều lần và do cho mẹ đẻ sắm sửa mâm cỗ. Lễ trưởng thành quan trọng nhất là lễ lần cuối cùng, bởi sau lễ cúng này, chàng trai sẽ được công nhận là người trưởng thành.

Khi đứa trẻ trưởng thành, khoảng từ 13 đến 15 tuổi, là lúc trẻ em cả gái và trai đều biết cầm dao phát cây, cầm cuốc làm đất, cầm rìu chặt cây đốn củi. Trẻ em gái thì biết trồng bơng, trồng vải, gọt mì, chăn ni gia súc, hái lượm rau quả. Trẻ em trai thì làm việc nặng nhọc, được cha mẹ dạy cho cách dựng nhà, đi rừng đi núi, luyện tập bàn tay đan lát khéo léo… đấy là khi đứa trẻ đã đến tuổi trưởng thành. Khi ấy, dù nghèo đến mấy, cha mẹ cũng phải tổ chức lễ cầu sức khỏe với nghi lễ khá long trọng ăn uống linh đình. Để tỏ lịng hiếu khách, trong lễ trưởng thành và cầu sức khỏe, bố mẹ phải giết một con lợn thiến khoảng một đến hai tạ và ủ bảy ché rượu cần không kể những ché rượu của anh em, họ hàng mang đến góp mừng.

Đối tượng chính trong ngầy lễ này là cha mẹ và đứa con, nhưng đây là sự kiện đáng ghi nhớ nhất trong đời người nên dân làng đến dự rất đông và được xem là ngày hội của cả buôn làng.

59

Sáng sớm, người nhà bắt lợn làm thịt, lấy phần thịt ngon nhất như thịt thăn, mông, gan, lá lách, quả cật, một nửa đem nấu chín, một nửa đem trộn sống với tiết lợn. Bảy ché rượu được đem ra, ché rượu gốc được buộc vào cây cột mốc, sáu ché kia buộc vào tay thần. Sau đó buộc con lợn vào cột mốc, đầu quay xuống miệng ché rượu gốc. Người ta đem chiếc rìu, thịt lợn chín, thịt lợn sống đặt vào chỗ ché rượu gốc. Người được cúng ăn mặc gọn gàng, đầu chít khăn nhiễu và khăn trắng, mặc áo đóng khố hoa. Thầy cúng đầu chít khăn đỏ. Thanh niên đánh cồng chiêng mặc áo mới, đóng khố mới. Hai người phụ tế chuẩn bị sẵn sàng. Lễ cầu khấn bắt đầu. Người được cúng ngồi gần ché rượu gốc, đặt chân lên chiếc rìu cịn hai người phụ lễ ngồi hai bên. Thầy cúng vừa khấn vừa nhỏ giọt rượu có hịa với tiết lợn vào chiếc rìu dưới chân người được cúng, ý nghĩa của việc đó là rửa sạch những nhơ bẩn trong cở thể người được cúng. Bài khấn có nội dung tạm dịch như sau:

“Ơ Thần Núi, thần Sông

Hôm nay tôi tổ chức lễ cầu sức khỏe Ngày sinh đẻ đã qua, nay con tôi khôn lớn Tôi cúng bằng lợn thiến, bảy ché rượu lớn Mời Thần Núi, thần Sông đến nhà tôi Uống rượu, ăn thịt

Con tơi vào rừng, thú rừng khơng dám ngó tới Trèo lên núi chân cứng như sắt

Đặt chân vào gai, gai đâm hông được Đào đất, chặt cây, người không mệt mỏi Thần Núi, Thần Sông, hãy phù hộ

Để con tôi một đời khỏe mạnh sống lâu Nhờ Thần Núi, Thần Sông phù hộ”

Lời cúng vừa dứt, thì tiếng chiêng, tiếng trống nổi lên rộn ràng, cuộc rượu bắt đầu. Thầy cúng uống rượu trước, tiếp đó là người được cúng, hai

60

người phụ lễ. Đến chiều, thầy cúng dẫn người được cúng đi tắm tại bến nước để rửa sạch lần cuối cúng mọi nhơ nhớp bẩn thỉu, bệnh tật trong cơ thể. Thầy cúng đi trước, người được cúng đi sau rồi đến hai người phụ lễ. Hai bên đường bà con bn làng đứng chật ních. Nam thanh nien vừa đi vừa múa nhịp theo tiếng trống tiếng chiêng. Sau khi tắm xong, thầy cúng dẫn người được cúng về nhà và tiếp tục cuộc vui. Thanh niên nam nữ đứng trên sàn nhà nhảy múa đón mừng, cịn người được cúng bước lên cầu thang, hai chân giẫm lên cầu thang, hai chân giẫm lên chiếc rìu đi đến rìu, đi đến ché rượu gốc thì ngồi xuống. Cuộc ăn uống vui chơi kéo dài đến sáng. Vào ngày hội, người được cúng và hai người phụ lễ tuyệt đối khơng ngủ và ban ngày thì bỏ hết mọi sinh hoạt trần tục để biểu hiện sự tôn trọng, trong sạch và sự thành tâm đối với thần, với người cúng.

Có những bn làng khơng tổ chức lễ ăn uống to như vậy, người ta tổ chức lễ đeo vòng tay để chứng nhận sự trưởng thành của đứa trẻ. Lễ đeo vịng tay khá đơn giản, người Jarai giàu có sẽ tổ chức một bữa cỗ rất linh đình, có heo, có rượu cần đặt giữa gian khách của ngơi nhà, mời bà con họ hàng, hàng xóm láng giềng đến dự, mời thầy cúng làm lễ rồi đeo chiếc vòng tay bằng đồng cho đứa trẻ. Từ đây, đứa trẻ đã trở thành người trưởng thành, được dạy luật tục để chuẩn bị làm tròn trách nhiệm của người công dân cho buôn làng.

Nghi lễ liên quan đến tuổi thành niên với người ba tộc trên là hết sức quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của con người và chính thức được cộng đồng thừa nhận, tiến tới xây dựng gia đình, rồi làm cha, làm mẹ và làm chủ cuộc sống của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục tập quán về việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của một số tộc người ở tây nguyên (trường hợp jarai, churu và ê đê ) (Trang 61 - 63)