8. Bố cục của đề tài
3.2. Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin-thƣ viện mới
3.2.1. Phát triển các sản phẩm thông tin thư viện mới
3.2.1.1. Xây dựng các thư mục chuyên đề
Thƣ mục chuyên đề là loại thƣ mục đƣợc biên soạn theo yêu cầu của NDT hoặc theo các chuyên đề do thƣ viện định hƣớng qua việc nghiên cứu nhu cầu thông tin của NDT
Thƣ mục chuyên đề có nhiệm vụ giúp độc giả chọn lọc tài liệu về một chuyên đề. Việc lựa chọn tài liệu đƣa vào thƣ mục chyên đề dựa theo những tiêu chuẩn rất chặt chẽ về nội dung và hình thức. Thƣ mục chuyên đề không giới thiệu tất cả các sách hiện có mà chỉ chọn lọc những cuốn hay nhất, nhiều ƣu điểm nhất trong số những cuốn viết về một chuyên đề
Yêu cầu đối với thƣ mục chuyên đề là mục đích biên soạn phải rõ ràng, đối tƣợng phục vụ phải cụ thể. Điều đó quyết định trực tiếp việc lựa chọn tài liệu để đƣa vào thƣ mục tuân theo quy tắc biên mục quốc tế ISBD hoặc AACR2, thứ tự sắp xếp theo từng chủ đề. Các bảng tra đƣợc tổ chức đầy đủ giúp việc tra cứu dễ dàng
Đối với một thƣ mục chuyên đề thƣờng có những ƣu điểm sau: - Tập hợp đƣợc nhiều tài liệu có cùng nội dung
- Thu thập đƣợc các thông tin xung quanh một vấn đề, một sự kiện - Độ tin cậy của thông tin cao và chính xác
- Giúp NDT có thể tra tìm thông tin hay tài liệu theo vấn đề liên quan một cách dễ dàng
Thƣ mục chuyên đề là một trong nhƣng sản phẩm giá trị đặc biệt, rất cần thiết cho NDT trong ĐHTN, giúp phổ biến thông tin và tuyên truyền tài liệu đến với NDT. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo theo tín chỉ nhƣ hiện nay thì việc xây dựng những thƣ mục chuyên đề là những tài liệu hữu ích để cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên cao học có thể tham khảo và tìm đƣợc những thông tin hữu ích phục vụ cho công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu trong ĐHTN.
Để xây dựng đƣợc thƣ mục chuyên đề, Trung tâm cần phải cử ra một đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ giỏi để tiến hành biên soạn thƣ mục này. Và để phát hành thƣ mục này, Trung tâm có thể phát hành dƣới 2 dạng: dạng in hoặc dạng điện tử để bạn đọc có thể tra cứu dễ dàng và thuận tiện.
3.2.1.2. Tổ chức mục lục liên thư viện
Mục lục liên thƣ viện là hình thức tập hợp toàn bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) các biểu ghi thƣ mục của các đơn vị thành viên trong một hệ thống thông tin-thƣ viện hoặc giữa các đơn vị trong một cơ quan thông tin-thƣ viện nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu liên kết, chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin
trong nội bộ hệ thống (cơ quan thông tin thƣ viện) hoặc giữa các đơn vị thông tin thƣ viện liên kết, đồng thời tạo điều kiện dễ dàng cho bạn đọc tìm kiếm tài liệu.
Việc tổ chức mục lục liên thƣ viện có lợi ích sau:
- Tập hợp các biểu ghi thƣ mục của các đơn vị thành viên, hợp nhất thành một cơ sở dữ liệu tổng hợp
- Tăng cƣờng chất lƣợng của các biểu ghi thông tin thƣ mục
- Giảm chi phí tài chính và nhân lực cho công tác xử lý tài liệu (sử dụng biên mục sao chép)
- Nâng cao chất lƣợng phục vụ NDT trong việc tìm kiếm tài liệu bằng cách tạo ra một điểm khai thác tập trung nguồn tài liệu của cả một hệ thống
- Chuẩn hóa nghiệp vụ nhƣ phƣơng thức khai thác thông tin, khổ mẫu trao đổi, khung phân loại, từ khóa...
- Hỗ trợ cho dịch vụ mƣợn liên thƣ viện giữa các thƣ viện
3.2.1.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu dữ kiện
Cơ sở dữ liệu dữ kiện chứa các thông tin về các đối tƣợng (sự vật, hiện tƣợng, quá trình). Thông tin trong CSDL dữ kiện chủ yếu là các số liệu, các thông tin dƣới dạng số.
CSDL dữ kiện có khả năng thỏa mãn nhu cầu về bản thân thông tin, tức là NDT có thể trực tiếp sử dụng các thông tin trong cơ sở dữ liệu mà không cần sử dụng đến bản thân nguồn tin gốc. Bên cạnh đó CSDL dữ kiện còn có khả năng thỏa mãn cả các nhu cầu tra cứu thông tin bằng việc cung cấp cho NDT các thông tin tra cứu. Các thông tin này phản ánh các xuất xứ của dữ kiện - nơi cƣ trú của nội dung thông tin đƣợc chiết xuất để phục vụ NDT. Nhờ vậy NDT có thể mở rộng những nội dung mà mình quan tâm thông qua những vấn đề có liên quan. [32]
CSDL dữ kiện dùng để thỏa mãn nhu cầu thông tin của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu khoa học và công nghệ. Ðáp ứng đƣợc yêu cầu cụ thể của NDT trong thời gian lâu dài.
Ðể xây dựng đƣợc CSDL dữ kiện, Trung tâm cần có đội ngũ chuyên gia giỏi, đồng thời phải kết hợp với nhiều cơ quan khác nhau để thu thập đƣợc thông tin đầy đủ và thƣờng xuyên. Hầu hết các thông tin phản ánh trong CSDL dữ kiện là các thông tin phụ thuộc vào thời gian và không gian do đó để nâng cao chất lƣợng và độ tin cậy của CSDL này cần thƣờng xuyên cập nhật những thông tin mới đồng thời phải thƣờng xuyên kiểm tra, theo dõi những dữ kiện trong quá trình xây dựng CSDL.
3.2.1.4. Xây dựng cơ sơ dữ liệu bài trích Báo/Tạp chí
CSDL bài trích báo, tạp chí là CSDL đƣợc tổ chức, lƣu trữ từng tên bài đăng trong các báo, tạp chí và tìm kiếm thông qua máy tính.
Về mặt nội dung: CSDL bài trích báo, tạp chí là một loại sản phẩm thông tin trong hoạt động thông tin - thƣ viện có giá trị “chất xám” cao, là những công trình khoa học có chất lƣợng đã đƣợc thẩm định và đƣợc đăng tải trên các tạp chí Khoa học.
Về mặt hình thức: là dạng sản phẩm CSDL đƣợc trình bày một cách đầy đủ các thông tin nhƣ: Tên tác giả; tên bài trích; nội dung chính của bài trích; nguồn trích; các yếu tố xuất bản, ký hiệu phân loại và từ khoá; ký hiệu kho. Giúp cho việc tổng hợp nguồn tin, định hƣớng tra tìm thông tin theo từng lĩnh vực chuyên ngành hẹp một cách hết sức tiện lợi, nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. Đặc biệt hữu dụng trong thời kỳ bùng nổ thông tin.
3.2.1.5. Biên soạn tổng luận
Tổng luận là “bài trình bày cô đọng, có hệ thống các thông tin và sự tổng hợp khoa học về các vấn đề đƣợc đề cập, tức là về hiện trạng, mức độ và xu hƣớng phát triển của chúng” [TCVN 4523-2, tr 93]
Tổng luận đƣợc chia thành nhiều loại tùy theo đối tƣợng phân tích, mục đích biên soạn, đối tƣợng phục vụ, phạm vụ bao quát của vấn đề, tuy nhiên xét về mức độ phân tích và tổng hợp thông tin thì tổng luận đƣợc chia thành hai loại chủ yếu là tổng luận tóm tắt và tổng luận phân tích
Tổng luận tóm tắt là loại tổng luận trình bày có hệ thống, cô đọng và tổng hợp những thông tin rút ra từ nguồn tin về nội dung cơ bản của vấn đề đƣợc đề cập, không kèm những phân tích, đánh giá, phê phán hoặc kiến nghị của ngƣời biên soạn tổng luận
Tổng luận phân tích là loại tổng luận trong đó phần nội dung ngoài việc tổng hợp thông tin còn có sự phân tích, đánh giá, nêu lên những kết luận, kiến nghị của tác giả biên soạn tổng luận về vấn đề đƣợc đề cập
Trong hai dạng tổng luận vừa nêu, trên thực tế hiện nay cán bộ thƣ viện có thể biên soạn tổng luận tóm tắt. Dạng tổng luận phân tích, để biên soạn có chất lƣợng yêu cầu phải có trình độ cao nhƣ các chuyên gia đầu ngành, chuyên gia am hiểu các vấn đề đƣợc chọn làm tổng luận, do đó các thƣ viện cần liên kết với đội ngũ chuyên gia làm cộng tác viên trong việc biên soạn tổng luận