Đối với cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện mối quan hệ giữa quá trình xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với nhu cầu ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống tỉnh bắc giang (Trang 67 - 74)

Chương I : cơ sở lý luận

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.7. Đối với cơ quan quản lý

Một trong những yếu tố khiến cho các ĐTDA triển khai trong những năm qua kéo dài thời gian thực hiện là trách nhiệm phần lớn ở cơ quan quản lý. Theo đánh giá, đa số các ĐTDA đều được xét duyệt, nghiệm thu muộn so với kế hoạch. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu cũng như khả năng ứng dụng, nhân rộng của chúng, bởi mất hết tính thời sự. Theo kết quả trưng cầu đối với các cơ quan chủ trì, phối hợp thực hiện ĐTDA về tính thời sự của ĐTDA không còn (do quá trình xét duyệt, nghiệm thu chậm) thì có đến 59,37% ý kiến đồng ý, kết quả được thể hiện tại bảng 11. Đây cũng là ý kiến của một số ngành thể hiện trong biên bản phỏng vấn sâu (phụ lục 1.4)

Bảng 11: Tính thời sự của ĐTDA không còn

STT Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ (%)

1 Đúng 19 59,37

2 Sai 13 40,63

Tổng số 32 100

- Các ĐTDA giai đoạn 2001-2006 phải từ quý II trở ra mới có Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh cho thực hiện, trong khi đó kế hoạch nghiên cứu đã được xây dựng từ năm trước. Việc này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các kết quả nghiên cứu, nhất là những ĐTDA chỉ thực hiện trong một năm thì nay sẽ phải rút ngắn thời gian thực hiện (bởi còn phải phụ thuộc vào năm tài chính) và những ĐTDA của ngành Nông nghiệp phải thực hiện theo thời vụ sản xuất.

- Trong quá trình thực hiện, việc theo dõi, đôn đốc của cơ quan quản lý không được kịp thời nên các Chủ nhiệm ĐTDA dành thời gian cho công việc chuyên môn, nên không đảm bảo đúng tiến độ thực hiện, nhiều ĐTDA lại phải kéo dài thêm. Nhiều ĐTDA đã hoàn thành nhưng không được đôn đốc viết báo cáo nên việc nghiệm thu không đảm bảo đúng kế hoạch (thể hiện là tại thời điểm này vẫn còn 14 ĐTDA của giai đoạn 2001-2006 đã hết thời gian thực hiện mà chưa nghiệm thu).

Những nguyên nhân trên đã làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, thậm chí có những nghiên cứu có kết quả tốt nhưng lại không còn phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn sản xuất và đời sống nên không có khả năng ứng dụng, nhân rộng. Vấn đề này đã được lãnh đạo Bộ KH&CN đánh giá: “Trong công tác quản lý KH&CN hiện nay vẫn còn một số khó khăn, bất cập, đặc biệt là vấn đề phối hợp và phân công trách nhiệm trong bố trí, xây dựng kế hoạch cho KH&CN của các bộ, ngành, địa phương; vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý KH&CN còn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Công tác xây dựng kế hoạch còn chậm, đặc biệt là kế hoạch tài chính cho KH&CN. Luật ngân sách không cho phép bố trí kế hoạch phân bổ kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN của năm sau chậm hơn tháng 11 của năm trước. Do vậy, thực tế còn có sự “lệch pha” giữa quy trình xây dựng kế hoạch và quy trình lập dự toán ngân sách”9

.

2.3.8. Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả nghiên cứu

Qua thực tiễn cũng như những lần tiếp xúc với cơ sở, người dân thì có một số ý kiến cho rằng họ không muốn sử dụng công nghệ mới, cách làm mới thay cho cách làm thường ngày. Vấn đề này cũng đã được lấy ý kiến đối với các cơ quan chủ trì và phối hợp thực hiện ĐTDA với kết quả ở bảng 12 như sau:

9 Trần Quốc Thắng, “Hoạt động KH&CN phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm”, Tạp chí Hoạt động Khoa học số tháng 1 năm 2008, tr.11.

69

Bảng 12: Không muốn sử dụng cách làm mới thay cho truyền thống

STT Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ (%)

1 Đúng 18 56,25

2 Sai 14 43,75

Tổng số 32 100

Vấn đề này theo tác giả chỉ đúng với lĩnh vực nghiên cứu về khoa học công nghệ, còn nếu chỉ khảo sát trong lĩnh vực KHXH&NV thì kết quả sẽ bị sai khác rất nhiều. Bên cạnh việc lấy ý kiến của các đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thì chúng tôi còn tham khảo ý kiến của các thành viên Hội đồng xét duyệt, nghiệm thu ĐTDA với tỷ lệ đồng ý với nội dung này lên đến 72,5%.

Qua kết quả trên cho thấy:

- Việc tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống của đại đa số người dân cần phải có thời gian nhất định, nhất là đối với nông dân thì cần phải “tai nghe, mắt thấy, tay làm” thì họ mới tin.

- Nhiều khi tiến bộ kỹ thuật đã tốt, người dân hưởng ứng nhưng việc ứng dụng nó không được thuận lợi, dẫn đến họ cũng không áp dụng. Ví dụ như công nghệ che phủ nilon trong trồng lạc ở Bắc Giang, làm theo cách này người dân rất thích nhưng mà muốn áp dụng thì họ phải đi rất xa mới có thể mua được nilon, do vậy họ lại làm theo phương thức cũ.

- Điều kiện kinh tế của đa số người dân địa phương còn nghèo, vốn đầu tư cho sản xuất thấp, nếu hiệu quả của công nghệ chưa rõ ràng thì họ sẽ không dám mạo hiểm đầu tư. Vì nếu mà thất bại sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, kinh tế gia đình của họ.

2.3.9. Về các văn bản quy định hoạt động nghiên cứu ứng dụng KH&CN cấp tỉnh

* Giai đoạn 1997-2003

Giai đoạn này việc tổ chức xác định các nhiệm vụ nghiên cứu KHCN được thực hiện theo hướng dẫn số 25/QLKHCN ngày 15 tháng 01 năm 1998 của

Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Bắc Giang về cơ chế quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh.

* Giai đoạn 2003 đến nay

Giai đoạn này việc tổ chức các nhiệm vụ nghiên cứu KHCN được thực hiện theo một số Quy định:

Quyết định số 491/QĐ-CT ngày 15 tháng 4 năm 2003 về ban hành Quy định tạm thời về phương thức làm việc của Hội đồng xác định nhiệm vụ, Hội đồng xét duyệt đề cương chi tiết, Hội đồng đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện các ĐTDA KH&CN cấp tỉnh.

Quyết định số 492/QĐ-CT ngày 15 tháng 4 năm 2003 về ban hành Quy định tạm thời về tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh.

Quyết định số 493/QĐ-CT ngày 15 tháng 4 năm 2003 về ban hành Quy định tạm thời về phương thức làm việc của Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện ĐTDA KH&CN cấp tỉnh.

Quyết định số 494/QĐ-CT ngày 15 tháng 4 năm 2003 về ban hành Quy định tạm thời về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh.

(chi tiết các Quy định trên xin xem phụ lục từ 2.1 đến 2.5) * Đánh giá việc điều chỉnh của văn bản quản lý:

Việc áp dụng văn bản quản lý giai đoạn 1997-2002 trong thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được thuận lợi, chủ động đối với cơ quan quản lý, khiến cho việc xét duyệt, nghiệm thu các ĐTDA diễn ra nhanh chóng, đúng kế hoạch, bởi mỗi một ĐTDA chỉ cần phải qua một Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh là xong. Tuy nhiên, quy trình quản lý chưa được chặt chẽ, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu.

Đối với các văn bản quản lý giai đoạn 2003-2006 trong thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học tương đối chặt chẽ, một ĐTDA được phê duyệt cho thực hiện cần phải trải qua ít nhất là 03 Hội đồng (Hội đồng xác định nhiệm vụ, Hội đồng KHCN ngành, Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh), ngoài ra còn phải trải

71

qua một số công đoạn như sơ loại, thẩm định tài chính… Nhưng bên cạnh những mặt tích cực lại có những khiếm khuyết như: việc phải qua nhiều cấp như vậy nên nhiều nhà khoa học, trí thức muốn làm nghiên cứu nhưng lại ngại thủ tục nên hạn chế những ĐTDA tốt; việc qua nhiều bước như vậy khiến cho các ĐTDA thường bị chậm so với kế hoạch nghiên cứu đề ra, tính trễ trong áp dụng lớn.

Từ một số vấn đề được nhận diện ở trên, tác giả nhận thấy hoàn toàn phù hợp với những đánh giá của cơ quản quản lý nhà nước về KH&CN, thể hiện ở báo cáo của đồng chí Giám đốc Sở KH&CN Bắc Giang tại kỳ họp thứ 13 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, diễn ra ngày 7- 8 tháng 7 năm 2008 về trả lời câu hỏi “vì sao nhiều ĐTDA thời gian qua không được ứng dụng, nhân rộng

vào thực tiễn?”, đồng chí cho rằng:

“- Hạn chế trong việc ứng dụng, nhân rộng kết quả ĐTDA trách nhiệm trước hết thuộc về cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn tỉnh và đội ngũ cán bộ của cơ quan do trong thời gian qua chưa chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch đưa các tiến bộ KH&CN vào đời sống.

- Việc xác định Nhiệm vụ KH&CN đưa vào thực hiện chưa sát với yêu cầu thực tế hoặc Nhiệm vụ bị bó hẹp, ít có khả năng nhân rộng. Trên nhóm lĩnh vực khoa học kỹ thuật, chưa tìm ra được nhiều những công nghệ mới mang tính đột phá so với thực tế sản xuất của địa phương để đưa vào nghiên cứu, ứng dụng. Do đó, mô hình thử nghiệm đạt kết quả song khó tìm được địa chỉ để tiếp tục nhân rộng, các mô hình có hiệu quả nhưng hiệu quả chưa nổi bật ít thu hút sự quan tâm, học tập theo của người dân, doanh nghiệp, Một số ĐTDA đưa ra các mô hình thiếu tính khả thi do không phù hợp với quy mô, năng lực của địa phương hoặc các mô hình chỉ mang tính trình diễn, ít có khả năng mở rộng trong thực tế. Trên nhóm lĩnh vực khoa học xã hội, phần lớn các đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết các nhiệm vụ của ngành, địa phương nên dù đạt kết quả nhưng khó áp dụng vào các ngành, địa phương khác.

- Chất lượng tư vấn, xác định nhiệm vụ, thẩm định ĐTDA còn nhiều hạn chế. Hiện nay Bắc Giang thiếu một đội ngũ chuyên gia đầu ngành trên mọi lĩnh

vực, vì vậy hoạt động của các Hội đồng KH&CN để tuyển chọn, xét duyệt thuyết minh, đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện ĐTDA gặp nhiều khó khăn. Vẫn còn tồn tại thực tế Hội đồng xây dựng cho đủ thành phần, ý kiến đánh giá đóng góp còn nể nang, chung chung, ít giá trị khoa học,

- Quản lý ĐTDA chưa thực sự chặt chẽ. Hàng năm, Sở KH&CN đã thực hiện việc kiểm tra định kỳ tiến độ thực hiện ĐTDA để xử lý những vướng mắc, sai phạm song vẫn cần thực hiện thêm các cuộc kiểm tra đột xuất tăng cường theo dõi sát sao hơn nữa việc thực hiện của cơ quan chủ trì, chủ nhiệm ĐTDA.

- Trách nhiệm của một số cơ quan chủ trì, chủ nhiệm ĐTDA chưa cao. Vẫn tồn tại hiện tượng thực hiện cho xong công việc, thiếu tâm huyết, thiếu trách nhiệm dẫn đến chậm tiến độ, chất lượng ĐTDA thấp, hoặc cá biệt có trường hợp sai phạm.

- Chưa có cơ chế chính sách nhân rộng, ứng dụng ĐTDA vào thực tiễn. Thiếu cơ chế hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ về giống, vốn ban đầu khi nhân rộng cho nông dân, các doanh nghiệp, các tổ chức tham gia tiếp nhận việc nhân rộng, ứng dụng kết quả của các ĐTDA. Mặt khác, khó khuyến khích và thiếu ràng buộc trách nhiệm của cơ quan chủ trì, chủ nhiệm ĐTDA đối với kết quả ĐTDA mình đã thực hiện nên nhiều ĐTDA sau khi nghiệm thu không thể đi vào ứng dụng, nhân rộng trong thực tế.

- Nhận thức của các cấp, các ngành, các đơn vị sản xuất và người dân về KHCN còn hạn chế. Họ thiếu thông tin về các thành tựu, tiến bộ KHCN trong lĩnh vực sản xuất của mình nên không có được hướng tiếp cận đúng. Mặt khác, chưa tạo được phong trào thi đua áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống, phong trào phát huy sáng tạo, cải tiến kỹ thuật trong nhân dân. Sự chủ động cải tiến công nghệ của các doanh nghiệp còn hạn chế”

* Kết luận Chương II

Qua điều tra tình hình thực trạng kinh tế xã hội và tiềm lực của tỉnh Bắc Giang, cùng với kết quả nhận diện công tác xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của tỉnh, nhận thấy:

- Bắc Giang là một tỉnh miền núi, kinh tế phát triển ở mức thấp, nhân lực có trình độ cao còn hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu

73

KH&CN còn thiếu và lạc hậu… do đó, nhu cầu thực tại của việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế xã hội của một tỉnh chủ yếu là chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật, những công nghệ mới có năng suất, hiệu quả vào phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân, cụ thể là lĩnh vực Nông nghiệp, Công nghiệp và Y tế.

- Việc các đề tài/dự án những năm qua thực hiện xong không được ứng dụng, nhân rộng vào sản xuất và đời sống có liên quan đến mối quan hệ giữa quá trình xác định nhiệm vụ nghiên cứu với nhu cầu ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất và đời sống của tỉnh, thông qua một số vấn đề:

+ Các ĐTDA đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nhưng đa phần là những nhiệm vụ chuyên môn của một số ngành, đơn vị, trong một phạm vi hẹp và một số mang tính chất tổng kết thực tiễn là chính.

+ Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phần lớn tập trung vào các đề tài nghiên cứu. Do nguồn nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như phương pháp luận nghiên cứu khoa học của các chủ nhiệm ĐTDA còn hạn chế… dẫn đến các kết quả nghiên cứu chưa được chặt chẽ, thiếu độ tin cậy.

+ Thành phần các Hội đồng xét duyệt, nghiệm thu các ĐTDA có chất lượng chuyên môn chưa cao, nhiều khi mang tính hình thức, cả nể.

+ Trách nhiệm của cơ quan quản lý, chủ nhiệm các ĐTDA còn chưa cao nên việc xét duyệt, nghiệm thu chưa được kịp thời và kết quả nghiên cứu không còn tính thời sự.

+ Chưa khích lệ được sự tham gia nghiên cứu của những nhà khoa học, trí thức trong và ngoài tỉnh cũng như sự tham gia của nhiều ngành để giải quyết những vấn đề lớn, mang tính chiến lược của tỉnh.

Chương III

Một số giải pháp cho việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh

Qua thực tiễn quản lý cũng như những đề cập ở các phần trước của Luận văn, chúng tôi đưa ra một số giải pháp cho việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ của địa phương, để những nhiệm vụ này thực sự thiết thực và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống tỉnh Bắc Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện mối quan hệ giữa quá trình xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với nhu cầu ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống tỉnh bắc giang (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)