Mô hình thị trường kéo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện mối quan hệ giữa quá trình xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với nhu cầu ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống tỉnh bắc giang (Trang 32)

Chương I : cơ sở lý luận

1.3.2. Mô hình thị trường kéo

học và công nghệ quốc gia, TS. Đặng Duy Thịnh, 1998)

Động lực tiến hành cơ bản xuất phát từ các công nghệ sẵn có hoặc sự kết hợp giữa các công nghệ mới. Việc thực hiện ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống dựa trên ý nghĩ chủ quan, không tìm hiểu văn hoá, thói quen, nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng… do đó dễ dẫn đến rủi ro, độ trễ của áp dụng lớn. Mô hình thể hiện qua các giai đoạn sau:

1.3.2. Mô hình thị trường kéo (theo đề cương chuyên đề Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, TS. Đặng Duy Thịnh, 1998) học và công nghệ quốc gia, TS. Đặng Duy Thịnh, 1998)

Động lực tiến hành cơ bản xuất phát từ những nhu cầu đòi hỏi của thị trường đã biết rõ hoặc nhu cầu thị trường đã được thiết lập, việc áp dụng kết quả

Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng Triển khai công nghệ

Sử dụng công nghệ

Sản phẩm mới, Quy trình mới

33

nghiên cứu KH&CN được ứng dụng rộng rãi, sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận. Tuy nhiên cũng có thể xảy ra rủi ro trong việc khó nhận biết được đối thủ cạnh tranh. Thể hiện qua các bước:

Như chúng ta đã biết và đã được khẳng định, KH&CN là một công cụ, có tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, là lực lượng trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Do đó hoạt động nghiên cứu KH&CN luôn phải đi liền với thực tiễn sản xuất, giải quyết các yêu cầu của thực tiễn

1.3.3. Hoạt động nghiên cứu KH&CN tỉnh Bắc Giang

Yêu cầu kinh tế – xã hội

Sử dụng công nghệ

Triển khai công nghệ

Nghiên cứu ứng dụng

Nghiên cứu cơ bản

Cá nhân, đơn vị đề xuất nhiệm vụ KH&CN

Hội đồng xác định nhiệm vụ KH&CN

Chủ tịch Hội đồng KHCN tỉnh phê duyệt danh mục các nhiệm

vụ KH&CN

HĐKH xét duyệt thuyết minh ĐT,DA Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định thực hiện ĐT,DA Sở KH&CN ký hợp đồng triển khai ĐT,DA

Đánh giá, nghiệm thu kết quả ĐT,DA

Quyết định công nhận, công bố kết quả

Hình 02: Hoạt động nghiên cứu KH&CN tỉnh Bắc Giang

Mô hình này thể hiện tại Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành “Quy định tạm thời về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh”, số 494/QĐ-CT, ngày 15 tháng 4 năm 2003 (Phụ lục 2.5). Nhìn vào mô hình này ta có thể nhận thấy, hoạt động nghiên cứu-ứng dụng KH&CN của tỉnh thời gian qua được vận hành theo mô hình công nghệ đẩy, nên các nhiệm vụ KH&CN đều được thực hiện dựa trên ý nghĩ chủ quan, không tính đến nhu cầu của thị trường, điều kiện kinh tế, xã hội… của địa phương.

1.3.4. Hoạt động nghiên cứu KH&CN của một số tỉnh

Không riêng tỉnh Bắc Giang, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả có tham khảo kinh nghiệm của một số tỉnh bạn (như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc) cũng nhận thấy hoạt động nghiên cứu KH&CN của các tỉnh này cũng cơ bản vận hành theo mô hình công nghệ đẩy, thể hiện qua mô hình sau:

Hình 03: Hoạt động nghiên cứu KH&CN tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc

* Kết luận Chương I:

Cá nhân, đơn vị đề xuất nhiệm vụ KH&CN

UBND tỉnh phê duyệt danh mục

HĐKH xét duyệt thuyết minh ĐT,DA

Quyết định triển khai, ký kết hợp đồng, cấp kinh phí thực

hiện ĐT,DA

Tổ chức triển khai, đánh giá nghiệm thu

35

Trên đây chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận của nghiên cứu khoa học, gồm khái niệm: đề tài/dự án, đề tài/dự án khoa học, nghiên cứu khoa học, chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý về KH&CN cấp tỉnh, Quy trình quản lý hoạt động KH&CN của Bắc Giang và một số tỉnh, mô hình công nghệ đẩy, mô hình thị trường kéo, … Những khái niệm này liên quan đến những nội dung sau:

- Mối quan hệ giữa quá trình xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với nhu cầu ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống cần phải nhìn nhận theo quan điểm hệ thống, không thể có được một sản phẩm đầu ra tốt nếu như đầu vào và các yếu tố tác động từ môi trường ngoài không tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ bản thân nó đã mang tính rủi ro.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung và của các địa phương nói riêng tuy đã được hướng dẫn thống nhất từ Bộ Khoa học và Công nghệ, nhưng qua tham khảo kinh nghiệm của một số tỉnh thì việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN của các tỉnh đều có những đặc thù riêng nhất định. Qua trên chúng ta có thể thấy mô hình “công nghệ đẩy” đã thể hiện kém hiệu quả trong thời đại ngày nay, do đó hoạt động khoa học và công nghệ cần phải hướng theo “thị trường kéo”.

- Quá trình hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phải bám sát vào nhu cầu thực tiễn sản xuất và đời sống, phù hợp với nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của địa phương, quan trọng nhất là xác định đầu vào (tức là khâu xác định nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN phải gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống).

Chương II

Cơ sở thực tiễn của quá trình xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang

2.1. những vấn đề tác động đến hoạt động nghiên cứu-ứng dụng kH&CN của tỉnh Bắc giang của tỉnh Bắc giang

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu- ứng dụng KH&CN động nghiên cứu- ứng dụng KH&CN

- Điều kiện tự nhiên

Bắc Giang là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam với diện tích đất tự nhiên 382.200 ha, trong đó đất nông nghiệp 123.733 ha, đất lâm nghiệp 110.000 ha, đất đô thị 66.500 ha, còn lại là các loại đất khác. Dân số trên 1,6 triệu người gồm 26 dân tộc cùng sinh sống. Bắc Giang nằm trên trục giao thông chính nối liền với nhiều vùng kinh tế trọng điểm. Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương, tỉnh Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội; phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh; có 1 thành phố và 9 huyện.

Bắc Giang có địa hình đa dạng, nhiều đồi núi thấp và hình thành hai khu vực vùng núi phía Đông và phía Tây Bắc, có nhiều sông ngòi chảy qua như Sông Lục Nam, Sông Thương, Sông Cầu; có hệ thống suối, hồ trữ nước như hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, suối Mỡ,... cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

Khí hậu Bắc Giang có tính chất đặc thù: phân hoá rõ rệt theo mùa, có biến động thất thường từ năm này qua năm khác. Tài nguyên khoáng sản gồm: barit, sắt, fenspat, than, sét, cát, cuội, sỏi, đồng,... Tuy nhiên trữ lượng các loại khoáng sản thấp.

Hệ thống giao thông thuận tiện, mạng lưới đường bộ phát triển, có Quốc lộ 1A mới và 1A cũ chạy qua, hệ thống đường liên huyện, liên xã mới được đầu tư nâng cấp. Giao thông đường thuỷ có tuyến Sông Cầu, Sông Thương, Sông Lục Nam.

37

Bắc Giang có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nhiều tiềm năng phát triển du lịch: hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn, Suối Mỡ, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ,...

- Đặc điểm kinh tế xã hội

Bắc Giang là một tỉnh nông nghiệp với khoảng 90,60% dân số sống ở nông thôn và làm nông nghiệp. Hiện nay và trong những năm tới nông nghiệp vẫn là mặt trận quan trọng của tỉnh. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2007 đạt 6.093 tỷ đồng (chiếm 35,6% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh).

Hiện tại, Bắc Giang có 4 khu công nghiệp là Đình Trám, Quang Châu, Song Khê-Nội Hoàng và khu công nghiệp Vân Trung với diện tích hơn 1000 ha, bên cạnh đó còn có một số cụm công nghiệp ở xung quanh thành phố Bắc Giang cũng như một số huyện của tỉnh.

Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề thủ công truyền thống (33 làng nghề) như rượu Làng Vân, bánh đa nem Thổ Hà, bánh đa Kế, mỳ gạo Chũ, bún Đa Mai, mây tre đan Tăng Tiến,... sản phẩm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Kinh tế Bắc Giang nhìn chung là chậm phát triển, giai đoạn 2001-2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của tỉnh là 8,4%. GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt 410 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm dần, từ 48,74 năm 2001 xuống còn 35,60 năm 2007; công nghiệp- xây dựng tăng từ 15,16% năm 2001 lên 29,65% năm 2007. Thu ngân sách Nhà nước năm 2007 đạt 700 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 110 triệu USD. Bắc Giang là một trong 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục. Trung bình mỗi năm cả tỉnh tạo việc làm mới cho 1,8 vạn người. Công tác quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Bắc Giang có truyền thống văn hoá lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc, đã sản sinh ra nhiều danh nhân lịch sử văn hoá qua các đời như: Thân Nhân Trung, Giáp Hải, Hoàng Hoa Thám, Thân Cảnh Phúc,... ngày nay cũng có nhiều nhà khoa học, tiến sĩ đang công tác tại các cơ quan ở Trung ương và địa phương.

Người dân Bắc Giang có nhiều truyền thống tốt đẹp, cần cù, chịu khó, nhanh nhạy tiếp thu các TBKH. Tỉnh uỷ, HĐND, UBND rất quan tâm tới hoạt

động KH&CN, coi KH&CN là động lực quan trọng trong công cuộc CNH- HĐH.

- Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với hoạt động nghiên cứu ứng dụng KH&CN

+ Thuận lợi:

Nhu cầu cho hoạt động nghiên cứu-ứng dụng phục vụ cho việc khai thác triệt để và phát huy thế mạnh, tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp vùng đồi gò, vùng đất trũng, phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển ngành nghề thủ công truyền thống… là rất lớn.

Bắc Giang có vị trí thuận lợi, cách thủ đô Hà Nội 50km, tiếp giáp khu tam giác phát triển kinh tế phía Bắc: Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Đây vừa là thị trường, vừa là nhân tố tác động tích cực đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế, là điều kiện thuận lợi để Bắc Giang tiếp thu nhanh thông tin, tiến bộ kỹ thuật để ứng dụng nhanh vào sản xuất và đời sống.

Có một số cơ quan nghiên cứu-ứng dụng của Trung ương đóng tại địa phương. Đây là những điểm sáng để đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất.

+ Khó khăn:

Chất lượng tăng trưởng chưa cao, cơ cấu kinh tế lạc hậu, nguồn th u hạn hẹp.

Năng lực sản xuất, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa đáp ứng nhu cầu của quá trình nghiên cứu-ứng dụng KH&CN.

Vùng nguyên liệu tập trung chưa hình thành, nghề thủ công truyền thống nhiều những chưa phát triển mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hoá. Những sản phẩm đạt chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế còn ít.

Là tỉnh gần thủ đô và một số trung tâm kinh tế lớn nên bị ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng dịch chuyển nhân lực KH&CN, nhất là nhân lực có trình độ cao của tỉnh.

39

2.1.2. Hệ thống tổ chức quản lý và hệ thống cơ quan nghiên cứu- triển khai (R&D) của tỉnh

- Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về KH&CN

Trước năm 1997, hệ thống quản lý nhà nước về KH&CN của tỉnh Bắc Giang tập trung tại Sở KHCN&MT, chức năng quản lý nhà nước và dịch vụ KH&CN ở cấp huyện, thành phố có Trung tâm KHCN&MT huyện Hiệp Hoà và Tân Yên. Từ khi tái lập tỉnh Bắc Giang (năm 1997) mới triển khai chức năng quản lý nhà nước về KH&CN tới huyện, thành phố. Cán bộ theo dõi hoạt động KH&CN cấp huyện, thành phố chủ yếu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, hiện nay đã có 01 cán bộ chuyên trách tại 10/10 huyện, thành phố của tỉnh.

Hội đồng KH&CN ở các ngành, huyện, thành phố đã được củng cố, kiện toàn và hoạt động có hiệu quả, phát huy được chức năng tham mưu, tư vấn trong hoạt động KH&CN cho cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương.

Sở KH&CN có bộ máy và biên chế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công tác của địa phương. Sở có 02 phòng chuyên môn, có bộ phận Thanh tra và Văn phòng Sở. Ngoài ra còn có các đơn vị trực thuộc là Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN và Trung tâm ứng dụng Tiến bộ KH&CN. Hầu hết các cán bộ được đào tạo cơ bản, phần lớn có trình độ từ đại học trở lên, hiện tại Sở có 6 cán bộ có trình độ thạc sĩ. Tuy nhiên, cán bộ có năng lực quản lý giỏi chưa nhiều, cán bộ có trình độ tin học, ngoại ngữ ở mức cao còn ít.

Phòng Quản lý Khoa học là bộ phận trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động nghiên cứu triển khai. Hiện tại phòng có 05 cán bộ, trong đó có 01 thạc sĩ và 04 cán bộ đã tốt nghiệp đại học, đa số đều là cán bộ trẻ, có năng lực.

Cả 10/10 huyện, thành phố của tỉnh đã thành lập Hội đồng KH&CN. Tuy nhiên, hệ thống quản lý nhà nước về hoạt động nghiên cứu-ứng dụng chưa được quan tâm đúng mức; nhiệm vụ này thường do một phòng chuyên môn như: Nông nghiệp hoặc Kinh tế đảm trách, nhưng cán bộ theo dõi hoạt động này chỉ

mang tính kiêm nhiệm. ở tỉnh, một số sở, ngành quan tâm tới hoạt động R&D đã tổ chức Hội đồng KH&CN của ngành như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Giáo dục đào tạo, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch,… song hoạt động còn chưa liên tục và hiệu quả chưa cao.

- Hệ thống các cơ quan R&D

Hiện nay, tại Bắc Giang tồn tại hai loại hình cơ quan R&D chủ yếu đó là các cơ quan do trung ương quản lý và các cơ quan thuộc các Sở, ngành ở địa phương, cụ thể:

+ Trung ương quản lý: Trạm nghiên cứu đất và phân Hà Bắc (thuộc Viện Nông hoá Thổ nhưỡng); Trạm Nghiên cứu Thuốc lá Bảo Sơn (thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế kỹ thuật thuốc lá); Trạm Nghiên cứu Đậu đỗ Hà Bắc (thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam).

+ Địa phương quản lý: Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm tỉnh; Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN; Trung tâm KHCN&MT các huyện Tân Yên, Hiệp Hoà, Việt Yên; Trung tâm ngoại ngữ tin học; Trung tâm Tin học Văn phòng UBND tỉnh; Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN; Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp; Công ty cổ phần Giống cây trồng; Công ty cổ phần Giống và thức ăn chăn nuôi; Trung tâm y tế dự phòng; Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm và mỹ phẩm; Trung tâm phòng chống sốt rét-bướu cổ; các bệnh viện; Trung tâm y tế các huyện, thành phố; các nông, lâm trường, trạm, trại; các trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh được ra đời từ năm 2000, hiện có 14 hội thành viên và một Trung tâm Tư vấn phát triển KHCN và môi trường. Nội dung và phương thức hoạt động ngày càng có nề nếp, đã tập hợp được một bộ phận quan trọng đội ngũ trí thức trong tỉnh, thể hiện vai trò nòng cốt phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức trong việc ứng dụng các tiến bộ KH&CN, phát huy vai trò giám định, phản biện xã hội.

So với nhiều địa phương khác trong cả nước, Bắc Giang còn thiếu những cơ quan nghiên cứu-ứng dụng phục vụ các ngành và công nghệ mũi

41

nhọn của tỉnh như: vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ thông tin,...

2.1.3. Nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh

Theo số liệu điều tra của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện mối quan hệ giữa quá trình xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với nhu cầu ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống tỉnh bắc giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)