Mức độ ứng dụng của các kết quả nghiên cứu ứng dụng KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện mối quan hệ giữa quá trình xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với nhu cầu ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống tỉnh bắc giang (Trang 53)

Chương I : cơ sở lý luận

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.2. Mức độ ứng dụng của các kết quả nghiên cứu ứng dụng KH&CN

KH&CN

Theo đánh giá của các cấp quản lý ở địa phương thì nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hàng năm tuy nhiều về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, thể hiện ở việc nhiều ĐTDA thực hiện xong không được ứng dụng, nhân rộng vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Qua kết quả trưng cầu ý kiến của 85 chủ nhiệm ĐTDA trong tổng số 132 ĐTDA giai đoạn vừa qua về mức độ ứng dụng của ĐTDA sau khi kết thúc, tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 02: Mức độ ứng dụng của ĐTDA sau khi kết thúc

STT Mức độ ứng dụng Số lượt

người

Tỉ lệ (%)

1 Không được ứng dụng 9 10,59

2 ứng dụng tại nơi thực hiện 25 29,41

3 ứng dụng một thời gian ngắn 33 38,82

4 ứng dụng rộng rãi 18 21,18

Tổng số 85 100

Kết quả trên cho thấy, chỉ có 21,18% số ý kiến cho rằng kết quả ĐTDA được ứng dụng rộng rãi; còn 78,82% số ý kiến cho rằng không được ứng dụng rộng rãi (tức là chỉ ứng dụng một thời gian ngắn, ứng dụng trong phạm vi đơn vị hoặc không được ứng dụng). Điều này cũng phù hợp với những ý kiến đánh giá của đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện ĐTDA tại phụ lục 1.

2.3.3. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học của các ĐTDA

Năm 2007, tác giả đã tham gia Ban biên tập cuốn Kỷ yếu các ĐTDA KH&CN đã nghiệm thu từ năm 2001 đến 2006 với tổng số 65 ĐTDA (trong đó có 40 đề tài và 25 dự án). Việc nghiên cứu, xem xét kết quả nghiên cứu của 65 ĐTDA trên tổng số 118 ĐTDA đã được đánh giá nghiệm thu, phần nào nhận diện được một số yếu điểm trong phương pháp luận nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các đề tài KH&CN, thể hiện ở một số nội dung chính sau:

* Về xác định mục tiêu nghiên cứu:

Việc xác định đúng mục tiêu nghiên cứu sẽ giúp cho kết quả nghiên cứu của đề tài không trình bày lan man, dàn trải mà tập trung trả lời cho câu hỏi “làm cái gì?”, từ đó làm cho quá trình nghiên cứu được rõ ràng, sáng sủa hơn. Tuy nhiên, nhiều đề tài nêu mục tiêu còn chưa rõ, nhiều người còn bị lẫn sang mục đích nghiên cứu, tức là trả lời câu hỏi “để làm gì?”; một số thì còn quan niệm đơn giản là chỉ tóm tắt nội dung nghiên cứu, chưa khái quát hóa được nội dung nghiên cứu.

Một số đề tài mặc dù đã xác định đúng mục tiêu nghiên cứu nhưng khi thực hiện, nhiều nội dung nghiên cứu còn trình bày dàn trải, không ăn nhập với

55

mục tiêu đã đề ra. Yếu điểm này chủ yếu xảy ra đối với các đề tài trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

* Về phát hiện vấn đề nghiên cứu:

Việc phát hiện đúng vấn đề nghiên cứu làm cho kết quả nghiên cứu của đề tài trở nên có ý nghĩa, là cơ sở để đặt ra các giả thuyết khoa học. Tuy nhiên, trong số 40 đề tài được nghiên cứu biên tập, việc phát hiện vấn đề nghiên cứu còn nhiều hạn chế, nhiều đề tài chủ yếu là tổng kết thực tiễn của một lĩnh vực, công việc nào đó của ngành hoặc vấn đề nghiên cứu chỉ là nhánh của một vấn đề khác đang được ngành đó, cấp đó thực hiện nhưng chưa có đủ thông tin nên xác định đó là vấn đề cần giải quyết.

Những trường hợp phát hiện vấn đề không đúng trên sẽ làm cho quá trình nghiên cứu bị đơn điệu, kết quả nghiên cứu sẽ khó có thể nhân rộng vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

* Về xác định phương pháp nghiên cứu:

Xác định phương pháp nghiên cứu đúng giúp cho đề tài đi theo đúng hướng và có một kết quả tin cậy, có giá trị.

Trong quá trình đánh giá, đa số các đề tài lĩnh vực về khoa học kỹ thuật như: nông nghiệp, công nghiệp, y tế cơ bản xác định được phương pháp nghiên cứu đúng, lựa chọn đối tượng nghiên cứu rõ ràng, cụ thể. Có thể do đặc thù của ngành này đã có những phương pháp riêng, quy trình riêng bắt buộc phải thực hiện.

Các đề tài lĩnh vực KHXH&NV xác định phương pháp nghiên cứu còn khó khăn, chưa nhất quán, còn nhiều lúng túng. Nhiều đề tài đã mô tả cách làm, các bước tiến hành, biện pháp kỹ thuật… nhưng phần kết quả trình bày thiếu thuyết phục.

Phần lớn các đề tài cũng đã đề cập đến phương pháp tiếp cận nhưng không nhận thức rõ nên không thao tác hóa một cách đầy đủ và khoa học, đây là một trong những hạn chế của các đề tài địa phương, điều này làm giảm giá trị lý luận của kết quả nghiên cứu.

Nhiều đề tài có cơ sở lý luận rất nghèo nàn, đa số chỉ đưa ra được một số các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước, chưa đưa ra được hệ thống các khái niệm liên quan.

Theo kết quả khảo sát cho thấy, các đề tài thuộc lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, y tế thường có luận cứ lý thuyết đầy đủ và vững chắc hơn những lĩnh vực khác.

* Về xác định luận cứ thực tiễn:

Các đề tài nghiên cứu khoa học ở địa phương đa phần là tổng kết thực tiễn nên trong quá trình nghiên cứu các luận cứ thực tiễn được quan tâm nhiều hơn, chủ yếu là sử dụng phương pháp dùng phiếu điều tra. Tuy nhiên, việc xây dựng mẫu phiếu điều tra còn chưa chặt chẽ, nhiều nội dung không cần thiết hoặc sử dụng câu hỏi khó trả lời, khó tổng hợp…

Có nhiều đề tài bỏ ra nhiều công sức, tiền của, thời gian cho việc điều tra, khảo sát. Song việc xử lý, khai thác, phân tích, tổng hợp dữ liệu lại rất lúng túng, không khái quát hóa để nhận dạng chuẩn xác.

Qua tìm hiểu của tác giả, vấn đề này cũng xảy ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước, như phát biểu của ông Lê Minh Dũng- Sở NN&PTNT thành phố Hồ Chí Minh tại buổi tọa đàm “ứng dụng nhanh và hiệu quả đầu tư nghiên cứu khoa học” đăng trên trang web Sài Gòn giải phóng ngày 28/10/2007, 04:42’ GMT+7: “Nguyên nhân của tình trạng đề tài/dự án làm xong không được ứng dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất là do nội dung nghiên cứu chưa đồng bộ, chưa thực tế. Một số đề tài nghiên cứu chỉ giải quyết vấn đề cá biệt đối với một đối tượng, một vấn đề, ở một vùng, địa phương cụ thể nào đó, không có khả năng áp dụng trên phạm vi rộng. Một số đề tài nghiên cứu chưa thật sự gắn với những vấn đề cần thiết trong thực tế, ví dụ như nghiên cứu về giống cây trồng mới nhưng không quan tâm đến thị trường có tiêu thụ sản phẩm đó không

* Đối với các dự án khoa học

Phần lớn các dự án thực hiện tại địa phương là những dự án về xây dựng mô hình, thử nghiệm, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Việc lựa chọn này là phù hợp với điều kiện của địa phương như Bắc Giang.

57

- Về mục tiêu của dự án: cơ bản xác định được mục tiêu theo yêu cầu, rõ ràng, thể hiện được quy mô, số lượng, nội dung công việc mà dự án cần thực hiện. Trong số đó, vẫn có những dự án còn nêu chung chung, chưa đáp ứng yêu cầu.

- Về nội dung của dự án: Các dự án đã thể hiện những công việc rõ ràng, các mô hình triển khai, quy mô, số lượng… đáp ứng yêu cầu so với kế hoạch đã được phê duyệt. Điều này có thể dễ nhận thấy bởi dự án khoa học có yêu cầu đơn giản hơn đề tài khoa học rất nhiều, nên thuận lợi cho các chủ nhiệm dự án viết thuyết minh cũng như báo cáo kết quả.

2.3.4. Về kết quả đánh giá các ĐTDA

Đánh giá kết quả xét duyệt, nghiệm thu các ĐTDA bằng hình thức chấm điểm sau đó xếp loại. Các thành viên Hội đồng nghe báo cáo, các ý kiến phản biện, ý kiến nhận xét của các thành viên Hội đồng… tiến hành chấm điểm để đánh giá kết quả xét duyệt, nghiệm thu.

- Đối với Hội đồng xét duyệt có các mức xếp loại: A, B, C và không đạt. - Đối với Hội đồng nghiệm thu thì có các mức xếp loại: xuất sắc, khá, đạt yêu cầu và không đạt. Kết quả đánh giá nghiệm thu các ĐTDA giai đoạn 2001- 2006 được thể hiện tại bảng 03:

Bảng 03: Kết quả nghiệm thu các ĐTDA giai đoạn 2001-2006

Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số ĐTDA đã nghiệm thu 24 26 24 18 16 8 116 Xuất sắc 02 0 01 03 01 03 10 8,62 Khá 19 18 16 10 12 03 78 67,24 Đạt yêu cầu 03 05 06 05 01 02 22 18,97 Không đạt yêu cầu 0 03 01 0 02 0 06 5,17

Qua bảng trên cho thấy, giai đoạn 2001-2006 kết quả các ĐTDA được đánh giá đạt loại khá chiếm đa số với số lượng 78 ĐTDA (67,24%); có 06 ĐTDA được đánh giá là không đạt (5,17%). Tại thời điểm nghiên cứu (tháng

9/2008) vẫn còn tồn 02 ĐTDA của năm 2004, 02 ĐTDA năm 2005 và 12 ĐTDA của năm 2006 đã hết thời gian thực hiện nhưng vẫn chưa được nghiệm thu.

2.3.5. Chủ nhiệm đề tài/dự án

Về chất lượng chuyên môn của chủ nhiệm ĐTDA hầu hết là phù hợp với nội dung nghiên cứu. Quan niệm về sự phù hợp chuyên môn ở đây không chỉ đó là ngành nghề được đào tạo mà xét cả về kinh nghiệm quản lý, hoạt động thường ngày.

Về vị trí công tác: có đến 65% chủ nhiệm ĐTDA là lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và các doanh nghiệp. Điều này đối với các nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN cấp tỉnh cũng là hợp lý và cần thiết, bởi vì sẽ thuận lợi cho công việc triển khai, áp dụng cũng như đúng hướng chỉ đạo của các cấp, các ngành.

* Về trình độ:

Nhìn chung, trình độ học vấn của chủ nhiệm ĐTDA cũng có ảnh hưởng ở mức độ nhất định đến kết quả nghiên cứu, nhất là về phương pháp luận, phương pháp tư duy hệ thống và chất lượng chuyên môn. Theo thống kê các chủ nhiệm ĐTDA giai đoạn 2001-2006 theo các lĩnh vực nghiên cứu, tác giả đã có kết quả về trình độ học vấn của các chủ nhiệm ĐTDA, thể hiện ở bảng 04:

Bảng 04: Trình độ học vấn của các chủ nhiệm ĐTDA

STT Lĩnh vực Trình độ của Chủ nhiệm ĐTDA

TS ThS ĐH Dưới ĐH

1 Nông nghiệp- PTNT 01 05 39 0

2 Công nghiệp- xây dựng 0 02 27 04

3 KHXH&NV 02 05 25 0

4 Tài nguyên- Môi trường- Y tế 02 0 18 0

5 Công nghệ thông tin 01 0 02 0

Cộng 6 12 111 4

Về cơ cấu chung, trong tổng số 132 ĐTDA thì đa số các chủ nhiệm ĐTDA có trình độ đại học có 111 lượt người (chiếm 84,09%); 04 chủ nhiệm ĐTDA có trình độ dưới đại học (chiếm 3,03%), đây chủ yếu là những đề tài trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Số chủ nhiệm ĐTDA có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm tỷ lệ

59

thấp (13,63%) trong đó Tiến sĩ có 06 lượt người (chiếm 4,54%), Thạc sĩ có 12 lượt người (chiếm 9,09%).

Với lực lượng tham gia nghiên cứu khoa học như trên có thể thấy: hoạt động nghiên cứu KH&CN của tỉnh chưa khuyến khích được đông đảo cán bộ trí thức của các cơ quan, ban, ngành, các trường chuyên nghiệp, dạy nghề tham gia, mà chỉ tập trung ở một số ít các đơn vị đã từng thực hiện các ĐTDA.

* Về lý do thực hiện ĐTDA

Qua phiếu trưng cầu ý kiến của các chủ nhiệm, cộng sự các ĐTDA về lý do thực hiện ĐTDA, với 109 ý kiến trả lời với kết quả thể hiện ở bảng 05:

Bảng 05: Lý do thực hiện đề tài/dự án STT Tiêu chí Số người cho ý kiến Tỉ lệ (%) 1 Do cấp trên giao 18 16,51

2 Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn 66 60,55

3 Bức xúc trong công việc hàng ngày của đơn vị 21 19,27

4 Muốn có thêm thu nhập 0 0

5 Lý do khác (đi học, xét danh hiệu thi đua…) 4 3,67

Tổng số 109 100

Có tới 66/109 ý kiến của các chủ nhiệm ĐTDA cho rằng lý do lựa chọn ĐTDA là do xuất phát từ nhu cầu thực tiễn công tác (chiếm 60,55%); có 19,27% cho rằng do bức xúc trong công việc hàng ngày của đơn vị; 16,51% cho rằng do cấp trên giao; chỉ có 4/109 ý kiến đồng ý với lý do khác, đây chủ yếu các ĐTDA của lĩnh vực y tế và giáo dục, bởi các ngành này có những chính sách khuyến khích làm công tác nghiên cứu, nếu mà có các công trình nghiên cứu thì sẽ thuận lợi cho việc xét danh hiệu của ngành (như thi đua khen thưởng hàng năm, danh hiệu thầy thuốc ưu tú, nhà giáo ưu tú…)

Các ĐTDA đa phần do các Sở, ban, ngành của tỉnh thực hiện; việc đề xuất ĐTDA chủ yếu do cá nhân hoặc đơn vị chủ trì, cộng với đa số ý kiến cho rằng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn ở trên. Điều này phù hợp với nhận định “nhiều ĐTDA chỉ là những nhiệm vụ chuyên môn của một số ngành, đơn vị”. Ngoài ra,

khi hỏi ý kiến về nguyên nhân ĐTDA không ứng dụng, nhân rộng được là do xác định vấn đề nghiên cứu không sát thực với nhu cầu của thực tiễn sản xuất thì có đến 82,5% ý kiến của các thành viên Hội đồng xét duyệt, nghiệm thu đồng ý với ý kiến này, thể hiện qua bảng 06:

Bảng 06: Xác định vấn đề nghiên cứu không sát thực với nhu cầu thực tiễn sản xuất

STT Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ (%)

1 Đúng 33 82,5

2 Sai 7 17,5

Tổng số 40 100

Từ thực tiễn quản lý cũng như qua kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo một số ngành, nhóm nghiên cứu nhận thấy: có nhiều ĐTDA khi nghiệm thu được đánh giá rất tốt, sản phẩm tạo ra có thị trường tiêu thụ… nhưng trên thực tế lại khác. Do vấn đề nghiên cứu không sát thực với thực tiễn sản xuất nên không thể nhân rộng được.

Ví dụ như đề tài “Nghiên cứu khả năng phát triển cây Luồng Thanh Hóa tại một số huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang” được đánh giá rất tốt, nhưng khi tính toán đến việc nhân rộng lại mắc một số vấn đề: diện tích đất thích hợp để mở rộng cây Luồng không nhiều. Bên cạnh đó, đối với người dân Bắc Giang thì cây Luồng đã có hiệu quả kinh tế, nhưng một số loại cây rừng khác còn cho hiệu quả kinh tế cao hơn và có thể mở rộng diện tích dễ dàng hơn như Keo lai, Bạch đàn…

* Về thông tin biết đến chương trình ĐTDA:

Những năm qua, việc đăng ký ĐTDA do Sở KH&CN có một văn bản gửi các cơ quan, ban, ngành, các doanh nghiệp của tỉnh về việc đăng ký danh mục nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN. Theo phần lớn các ý kiến tại buổi hội thảo khoa học liên quan đến đề tài, việc gửi văn bản của cơ quan quản lý sẽ xảy ra các tình huống sau:

- Không thể gửi đến tất cả các cơ quan, ban, ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được.

61

- Trường hợp có gửi đến: nếu lãnh đạo ngành nào có quan tâm, tâm huyết với nghiên cứu khoa học thì sẽ tổ chức thông báo đến toàn bộ các phòng, ban, đơn vị để đề xuất; còn không quan tâm thì sẽ để đó và không được xử lý.

- Không thể nêu hết được định hướng nghiên cứu cho sát với nhu cầu và điều kiện thực tiễn của địa phương được…

Qua trưng cầu ý kiến các chủ nhiệm, cộng sự các ĐTDA về thông tin biết đến chương trình ĐTDA đã thu được kết quả ở bảng 07 như sau:

Bảng 07: Thông tin biết đến chương trình ĐTDA

STT Tiêu chí

Số người trả lời

Tỉ lệ (%)

1 Thông báo của cơ quan quản lý về KH&CN 79 81,44

2 Thông qua báo, đài 0 0

3 Thông qua bạn bè, đồng nghiệp 18 18,56

Tổng số 97 100

Có đến 79/97 ý kiến cho rằng biết đến chương trình ĐTDA thông qua thông báo của cơ quan quản lý về KH&CN và 18/97 ý kiến cho là biết đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện mối quan hệ giữa quá trình xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với nhu cầu ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống tỉnh bắc giang (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)