Hội đồng đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện mối quan hệ giữa quá trình xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với nhu cầu ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống tỉnh bắc giang (Trang 63 - 67)

Chương I : cơ sở lý luận

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.6. Hội đồng đánh giá

* Hội đồng xác định nhiệm vụ

Trước đây, khi chưa có hoạt động của Hội đồng xác định nhiệm vụ thì việc xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học chủ yếu do Thường trực Hội đồng KH&CN tỉnh lựa chọn (Sở KH&CN), sau đó trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt danh mục và Giám đốc Sở KH&CN được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền thành lập các Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh.

Sau khi có Hội đồng xác định nhiệm vụ (theo Quyết định số 491/QĐ-CT ngày 15/4/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang). Hội đồng này có nhiệm vụ giúp Hội đồng KH&CN tỉnh xác định các nhiệm vụ nghiên cứu triển khai của tỉnh (đề cương tóm tắt cho từng ĐTDA KH&CN), Hội đồng có thành phần gồm một nửa là cán bộ quản lý và một nửa là cán bộ khoa học kỹ thuật và doanh nghiệp .

Qua thăm dò các ý kiến đánh giá của chủ nhiệm ĐTDA về năng lực của Hội đồng xác định nhiệm vụ thì vẫn còn 34,12% ý kiến cho rằng năng lực còn hạn chế, kết quả thể hiện ở bảng 09:

Bảng 09: Năng lực của Hội đồng xác định nhiệm vụ ĐTDA

STT Tiêu chí Số người cho

ý kiến Tỉ lệ (%)

1 Đủ năng lực 56 65,88

2 Năng lực còn hạn chế 29 34,12

3 Không đủ năng lực 0 0

Tổng số 85 100

Theo quy định, thành phần hội đồng xác định nhiệm vụ gồm có một nửa là cán bộ KHKT hoạt động trong lĩnh vực có liên quan; còn một nửa là đại diện

cho các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sản xuất kinh doanh và các đơn vị khác có liên quan; nhưng trong thực tế quản lý, tác giả nhận thấy:

- Có nhiều Hội đồng với số lượng cán bộ quản lý nhiều; cán bộ KHKT còn ít, chất lượng chuyên môn chưa cao và không hoạt động trong lĩnh vực có liên quan.

- Chưa bao giờ cơ quan quản lý mời thành phần là các đơn vị sản xuất kinh doanh và các đơn vị khác có liên quan, mà chỉ mời đại diện lãnh đạo đơn vị chủ trì với cương vị là khách mời. Điều này chưa đúng với tinh thần của Quy định số 491 cũng như các văn bản hướng dẫn của Bộ KH&CN, đối tượng mời tham gia Hội đồng này phải là những người ở những đơn vị sau này có khả năng sử dụng, ứng dụng và nhân rộng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống.

* Hội đồng xét duyệt ĐTDA

Qua thăm dò các ý kiến đánh giá của cơ quan chủ trì, phối hợp thực hiện ĐTDA về năng lực của Hội đồng xét duyệt thuyết minh ĐTDA thì có đến 62,50% ý kiến cho rằng năng lực còn hạn chế, kết quả thu được tại bảng 10:

Bảng 10: Năng lực của Hội đồng xét duyệt ĐTDA

STT Tiêu chí Số người cho

ý kiến Tỉ lệ (%)

1 Đủ năng lực 12 37,50

2 Năng lực còn hạn chế 20 62,50

3 Không đủ năng lực 0 0

Tổng số 32 100

Theo nhận định của nhóm nghiên cứu về khả năng đánh giá thấp năng lực của Hội đồng xét duyệt:

- ở địa phương, nhiều cơ quan chuyên môn còn nhỏ, cán bộ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm chưa nhiều nên khi mời cán bộ KHKT thường lại phải mời các thành viên có chuyên môn nhưng lại hoạt động ở lĩnh vực không liên quan, do vậy những nhận xét, đóng góp của các ý kiến này chưa sát với chỉ đạo chuyên môn của ngành.

65

- Thành phần Hội đồng vẫn còn nhiều cán bộ quản lý, nên việc đóng góp về chuyên môn còn nhiều hạn chế.

- Nhiều Hội đồng xét duyệt ĐTDA cấp tỉnh có tới 70-80% là thành viên của Hội đồng xét duyệt cấp ngành (phù hợp với ý kiến một số ngành trong kết quả phỏng vấn sâu, Phụ lục 1.4)

Khi xem xét một số ĐTDA được đánh giá là không đạt giai đoạn 2001- 2006 (bảng 03): những ĐTDA này đều đã được Hội đồng xác định nhiệm vụ, Hội đồng xét duyệt thông qua, nhưng không thực hiện được hoặc không đạt bởi một số lý do sau:

Đề tài “nghiên cứu khả năng thích ứng của giống dứa Cayen trên chân ruộng vàn một vụ lúa, màu không ăn chắc”. Trước khi đề tài này triển khai, tỉnh Bắc Giang đã có chương trình trồng dứa Cayen làm nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến hoa quả, muốn mở rộng thì cần phải trồng trên những diện tích lúa, hoa màu một vụ không ăn chắc của tỉnh. Đề tài được thực hiện trong hai năm, sau khi triển khai được một năm trồng thử nghiệm, tổ kiểm tra và chủ nhiệm đề tài đi đến kết luận là “cây dứa này không phù hợp với chân vàn thấp của tỉnh” và báo cáo Thường trực Hội đồng KHCN tỉnh không tiếp tục thực hiện và dự án đã kết thúc sớm, không có báo cáo tổng kết.

Dự án “thử nghiệm phương pháp bảo quản quả vải thiều tươi bằng công nghệ sạch”. Đề tài do Trung tâm Phát triển công nghệ cao thực hiện, địa điểm tại Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang bằng việc xử lý quả vải thiều bằng ôzôn và dung dịch Anolyte. Sau khi tiến hành bảo quản đợt đầu tiên với thời gian một tuần tiến hành kiểm tra nhận thấy tỷ lệ hỏng đến 80-90%, và đề tài đã không tiếp tục thực hiện, không có báo cáo tổng kết.

Dự án “Xây dựng mô hình cung cấp nước sạch cho cụm dân cư tại xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”. Sau khi dự án được Hội đồng xét duyệt thông qua, chủ nhiệm dự án và các cộng sự tiến hành khảo sát thực tế nhận thấy, nguồn nước tại xã Vân Hà bị ô nhiễm nặng, không thể xử lý làm nước sinh hoạt được nên không thực hiện.

Dự án “ứng dụng lò đốt rác cải tiến để xử lý chất thải rắn y tế tại trung tâm y tế tuyến huyện”. Dự án cũng đã được Hội đồng xét duyệt thông qua,

nhưng trong quá trình triển khai gặp một số vấn đề về công nghệ, không đảm bảo vệ sinh môi trường nên đã không thực hiện.

Hai dự án: “xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Lục Nam” và dự án “xây dựng mô hình ứng dụng KH&CN hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế” được đánh giá không đạt do quá trình tổ chức thực hiện, quản lý của đơn vị chủ trì và chủ nhiệm dự án không tốt nên hiệu quả thấp, không đạt được mục tiêu và nội dung đề ra.

Với nội dung trình bày ở trên, quan điểm của tác giả cho rằng:

+ Đối với đề tài “nghiên cứu khả năng thích ứng của giống dứa Cayen trên chân ruộng vàn một vụ lúa, màu không ăn chắc”. Đây là một nghiên cứu rất có giá trị, được các nhà khoa học cũng như lãnh đạo tỉnh đánh giá rất tốt. Việc thực hiện đề tài đã giúp cho tỉnh Bắc Giang khỏi bị thiệt hại hàng tỷ đồng cho chương trình phát triển cây dứa. Đáng ra kết quả đề tài phải được đánh giá cao, nhưng thực tế thì lại được đánh giá là “không đạt”.

+ Đối với 03 dự án còn lại, trong đó có 02 dự án do một cơ quan nghiên cứu ở trung ương về đề xuất cho thực hiện và một là do cán bộ Sở Y tế đề xuất. Việc đề xuất những nhiệm vụ nghiên cứu này đã không có sự xem xét, đánh giá điều kiện thực tiễn nơi triển khai cũng như năng lực thực hiện của chủ nhiệm dự án, cơ quan chủ trì và năng lực của Hội đồng đánh giá cũng còn hạn chế nên khi bắt tay vào thực hiện đã gặp những khó khăn. Điều đáng nói, đây là những dự án đòi hỏi có sản phẩm rõ ràng mà ai cũng có thể dễ dàng nhận biết được cho nên cơ quan chủ trì xin không thực hiện. Còn theo tổng kết, trong giai đoạn 2001- 2006 chưa có ĐTDA nào xin không thực hiện bởi lý do chất lượng và hiệu quả kém.

Đánh giá về năng lực cũng như trách nhiệm chuyên môn của các Hội đồng xét duyệt ĐTDA không riêng gì ở Bắc Giang mà là tình trạng chung của cả nước, theo nhận xét của GS Hoàng Tụy trong bài viết “Có nên đấu thầu đề tài nghiên cứu khoa học?” đăng trên Tạp chí Tia sáng số 7 ngày 05 tháng 4 năm 2006: “ở các nước tiên tiến, khi xét các hồ sơ xin tài trợ nghiên cứu người ta căn cứ vào sự thẩm định của những chuyên gia giỏi trong cùng ngành, ở trong nước

67

hoặc quốc tế (peer review), và phải dành đủ thời gian cho các chuyên gia này xem xét kỹ từng hồ sơ. Cách làm đó chưa hẳn hoàn toàn tốt, song dù sao cũng bảo đảm hơn là đưa ra xét chọn trong một hội đồng mà nhiều thành viên không phải là chuyên gia thật sự am hiểu và không loại trừ có thể có quan hệ đặc biệt với một số tác giả hồ sơ. Tiếc thay, đây là cách làm phổ biến ở nước ta, từ việc đánh giá luận án tiến sĩ, xét duyệt GS, PGS đến hàng loạt hội đồng đánh giá khác, hầu như ở đâu cũng có bóng dáng, xa hay gần, của văn hóa „vừa đá bóng vừa thổi còi‟”.

* Về tiêu chí đánh giá xét duyệt ĐTDA

Khi hỏi các thành viên Hội xét duyệt ĐTDA về các chỉ tiêu đánh giá thì đa số các ý kiến đều cho là phù hợp về chỉ tiêu đánh giá và hợp lý về điểm số, không có ý kiến nào thêm hoặc bớt đi các chỉ tiêu đánh giá (phụ lục 1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện mối quan hệ giữa quá trình xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với nhu cầu ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống tỉnh bắc giang (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)