Chương I : cơ sở lý luận
2.2. Khái quát về nghiên cứu ứng dụng KH&CN
2.2.2. Những tồn tại
- Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống chưa thực sự đủ mạnh để tạo được động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Nhiều hoạt động KH&CN ở một số địa phương còn mang tính đơn lẻ, tự phát, thiếu sự chỉ đạo, điều hành bằng những chương trình, kế hoạch cụ thể.
- Công tác tuyên truyền, định hướng trong tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện ĐTDA còn chưa sâu rộng, chưa khuyến khích được các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia.
- Sự phối kết hợp giữa ngành KH&CN với một số ngành liên quan trong hoạt động nghiên cứu-ứng dụng, nhất là việc đề xuất, triển khai các chương trình KH&CN với quy mô lớn và tổ chức nhân rộng kết quả của các đề tài, dự án ra sản xuất và đời sống còn chưa chặt chẽ và hiệu quả.
- Số cán bộ có trình độ nghiên cứu về KH&CN còn ít. Đầu tư xã hội nói chung cũng như đầu tư từ ngân sách cho sự nghiệp KH&CN còn rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển.
- Hoạt động KH&CN của tỉnh chưa khơi dậy được tiềm lực KH&CN trong xã hội, chưa tạo ra được các phong trào sâu rộng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong các đơn vị doanh nghiệp.
- Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động khoa học và công nghệ chưa đồng bộ ở các huyện. Còn quá ít các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao, tư vấn, dịch vụ khoa học công nghệ.
Những kết quả đạt được ở trên cũng chưa hoàn toàn là kết quả của riêng ngành KH&CN mà là sự phối hợp của các cấp, các ngành và nhân dân cùng tham gia, nhưng KH&CN là người đi tiên phong trong các chương trình này, thể hiện qua kết quả của các đề tài/dự án KH&CN. Từ những kết quả đạt được và những tồn tại ở trên cho thấy quá trình lựa chọn vấn đề nghiên cứu-ứng dụng đóng vai trò quan trọng trong việc ứng dụng nhân rộng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, kết hợp với quá trình này là việc định hướng nghiên cứu và sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành của tỉnh.