Tổng số ông bà trong bảng trả lời của cháu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ của cháu ở độ tuổi trung học cơ sở với ông bà (Trang 43)

Ông nội Bà nội Ông ngoại Bà ngoại Tổng ông bà

Số ông bà 165 212 191 224 792

Tỉ lệ (%) 20.8 26.8 24.1 28.3 100

Từ bảng trên cho thấy, trong tổng số 244 cháu trả lời về ông bà mình thì tỉ lệ ông còn sống cả ở ông nội và ông ngoại đều thấp hơn so với bà nội và bà ngoại: ông chiếm 44.9% trong đó bà là 55.1%. Một số đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu ông bà.

Bảng 2.3 Một số đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu ông bà trong bảng hỏi của cháu (đơn vị %)

TBC Ông nội Bà nội Ông

ngoại ngoại Tuổi của ông bà Dưới 50 tuổi 0.5 0.6 0.5 0.5 0.4 50- dưới 60 tuổi 18.4 13.3 16.0 19.4 23.7 60-dưới 70 tuổi 34.5 33.9 35.4 32.5 35.7 Từ 70 tuổi trở lên 34.2 38.2 39.2 31.9 28.6 Không biết 12.4 13.9 9.0 15.7 11.6 Sức khỏe của ông bà Rất tốt 15.3 15.8 13.2 15.2 15.6 Tốt 59.5 58.8 61.3 57.1 55.3 Yếu 12.9 12.1 14.2 14.1 10.2 Rất yếu 3.2 1.8 3.8 3.7 2.9 Không biết 9.2 11.5 7.5 9.9 7.8 Thu nhập của ông bà

Làm toàn thời gian 15.3 13.3 15.1 15.7 16.5 Làm bán thời gian 18.2 16.4 17.9 16.8 21.0

Lương hưu 33.0 41.8 29.2 36.1 27.2

Số cháu

Có mình trẻ 1.3 1.8 1.4 1.0 0.9

Có 2 - 4 cháu 14.5 16.4 13.2 13.6 15.2 Có trên 5 cháu 84.2 81.8 85.4 85.3 83.9 Tổng quan bảng trên cho chúng ta thấy: ông bà có cháu học cấp 2 phần lớn nằm trong độ tuổi từ 60 – 70 tuổi và trên 70 tuổi trở lên chiếm 68.7% trong tổng số ông bà, tỉ lệ ông bà dưới 50 tuổi có cháu học cấp 2 là rất thấp. Về vấn đề sức khỏe ông bà trong giai đoạn này vẫn còn tốt và rất tốt, ông bà yếu và rất yếu chiếm tỉ lệ không đáng kể. Cùng với đó, ông bà có khá nhiều cháu: trẻ là cháu duy nhất chiếm tỉ lệ gần như không đáng kể, trong khi đó trên 80% ông bà đều có từ 5 cháu trở lên.

Bảng hỏi được xây dựng dành cho 58 ông bà có cháu học cấp 2 cho thấy tổng quan về mẫu như sau:

Bảng 2.4: Một số đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu ông bà trong bảng hỏi dành cho ông bà (đơn vị %).

Đặc Điểm Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Giới tính Nam (Ông) 22 36.7

Nữ (Bà) 38 63.3

Tuổi Từ 50-60 tuổi 19 31.7

Từ 60-70 tuổi 27 45.0

Hơn 70 tuổi 14 23.3

Mức sống hiện tại của ông bà

Nghèo/cận nghèo 4 6.7

Trung bình 42 70.0

Khá 12 20.0

Giàu 2 3.3

Tôn giáo Không 60 100

Hiện tại ông/bà sống cùng ai Sống một mình 8 13.3 Sống cùng vợ/chồng 14 23.3 Sống cùng con cháu 23 38.3 Sống cùng vợ/chồng và con cháu 14 23.3 Khác 1 1.7

d. Cách thức xây dựng bảng hỏi:

Để có được thông tin ban đầu làm cơ sở cho việc xây dựng bảng hỏi, chúng tôi đã khai thác các nguồn tư liệu cơ bản dưới đây:

Thứ nhất: Bảng hỏi được hình thành trên cơ sở phân tích và tổng hợp những nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài về mối quan hệ giữa cháu và ông bà, đặc biệt là 3 bảng hỏi từ các nghiên cứu sau: nghiên cứu của nhóm tác giả Ross, Hill, Sweeting và Cunningham-Burley, (2005) về “Mối quan hệ của ông bà và cháu ở độ tuổi thiếu niên” ở nghiên cứu này các tác giả quan tâm tới thực trạng về mối quan hệ của ông bà với cháu cũng như các yếu tố tác động tới mối quan hệ giữa họ, trong đó nghiên cứu tập trung vào cả hai đối tượng là ông bà và cháu (75 cháu từ 10 - 19 tuổi, và 73 ông bà trong độ tuổi 50 – 80 tuổi) tại Trung Quốc và Pakistan. Trong khi đó, do giới hạn nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ có thể tập trung chính vào quan điểm của cháu trong mối quan hệ với ông bà nên cũng chỉ tham khảo phần bảng hỏi dành cho cháu ở nghiên cứu trên mà bỏ qua các câu hỏi dành cho ông bà. Nghiên cứu thứ hai là “Ảnh hưởng của việc tương tác với ông bà tới cháu đối với kết quả nhận thức xã hội và tình cảm của trẻ vị thành niên ở Sri Lanka” (Saxton, 2015) nghiên cứu được triển khai trên 394 trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ 11 - 17 tuổi, nghiên cứu này tác giả không chỉ quan tâm tới mối quan hệ nói chung của ông bà và cháu, mà còn tập trung tới việc làm rõ về sự ảnh hưởng từ ông bà tới cảm xúc và nhận thức xã hội của cháu. Tuy nhiên, trong đề tài của mình, chúng tôi không tập trung vào sự ảnh hưởng của ông bà tới cảm xúc và nhận thức xã hội nên trong quá trình thiết kế bảng hỏi chúng tôi cũng không tham khảo hai phần này trong nghiên cứu của tác giả mà chỉ tham khảo phần I về mối quan hệ chung giữa họ. Thứ ba, nghiên cứu của Lê Văn Hảo về “Mối quan hệ của thanh niên với ông bà” ở đề tài này tác giả quan tâm tới mối quan hệ của cháu với ông bà, dù có khá nhiều điểm chung tuy nhiên đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là cháu ở độ tuổi thanh niên, trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi tập trung ở trẻ trong độ tuổi thiếu niên, với nhiều đặc điểm tâm sinh lý cũng như trách nhiệm với gia đình và xã hội là khác nhau ở hai độ tuổi này nên khi thiết kế bảng hỏi chúng tôi không thể lấy toàn bộ nội dung của bảng hỏi mà chỉ có thể tham khảo một số nội dung chính từ bảng hỏi của tác giả.

Thứ hai: Sau khi thiết kế bảng hỏi, chúng tôi tiến hành khảo sát thăm dò trên trẻ ở độ tuổi THCS có ông bà tại địa bàn nghiên cứu.

Tổng hợp tất cả những nguồn tư liệu trên, chúng tôi đưa ra bảng hỏi chính thức sử dụng cho đề tài nghiên cứu nhằm trưng cầu ý kiến của cháu ở độ tuổi THCS và bảng hỏi tương tự gửi tới ông bà có cháu đang học THCS.

Nội dung bảng hỏi:

Dựa trên câu hỏi, mục đích nghiên cứu của đề tài cũng như tham khảo các tài liệu, bảng hỏi của chúng tôi được thiết kế gồm 5 phần, các phần này được thiết kế dựa trên câu hỏi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của đề tài, vì vậy cho nên bảng hỏi khảo sát MQH của cháu với ông bà gồm các phần cụ thể sau: 1) Thông tin cá nhân của học sinh; 2) Thông tin chung về từng ông bà, mối quan hệ của trẻ với ông bà; 3) Số lượng, nội dung, cách thức liên hệ của cháu với ông bà và đánh giá về nó; 4) Chất lượng của mối liên hệ giữa cháu với ông bà, làm rõ vai trò chính của ông bà trong cuộc sống của cháu; 5) Mức độ hài lòng về mối quan hệ với ông bà của mình.

Phần 1: Thông tin chung của người trả lời bảng hỏi: giới tính, tuổi, lớp, học lực, nơi ở, tôn giáo, mức sống của gia đình, trẻ sống cùng ai.

Phần 2: Hiểu biết cơ bản về từng ông bà và cảm nhận của bản thân trẻ về ông bà mình:

+ Hiểu biết chung về ông bà: tuổi của ông bà, sức khỏe ông bà, công việc và số lượng cháu của ông bà (Saxton, 2015). Các item có dạng sau:

Nội dung Ông nội Bà nội Ông ngoại

Bà ngoại

Các câu hỏi ở phía dưới đây các bạn chỉ trả lời đối với những ông bà của bạn hiện tại còn đang sống.

1.Tuổi của ông /bà bạn?

1.Dưới 50 tuổi

2.Trong khoảng 50-60 tuổi 3.Trong khoảng 60-70 tuổi 4. Hơn 70 tuổi

5. Không biết

2.Sức khỏe của ông/bà bạn?

1. Rất tốt 2.Tốt 3.Yếu 4.Rất yếu 5.Không biết

(Xem chi tiết tại phụ lục 1)

+ Cảm nhận về ông bà: Mối quan hệ của bản thân với ông bà, mối quan hệ của bố mẹ mình với ông bà, ông bà gần gũi nhất, hình ảnh ông bà. Ở phần này câu hỏi được đưa ra ở dạng câu hỏi mở trả lời chung cho tất cả ông bà (Lê Văn Hảo, 2018; Ross, Hill, Sweeting và Cunningham-Burley, 2005). Các item có dạng sau:

7. Bạn gần gũi thân thiết với ông/bà nào nhất?

TL:………

8. Bạn hãy hoàn thành câu sau:

Trong suy nghĩ của bạn, ông bà là người như thế nào?

TL:……….………..

Phần 3: Mức độ, nội dung, cách thức liên hệ giữa cháu với ông bà, đánh giá về mức độ đó, bao gồm các câu: khoảng cách địa lý nơi ở với ông bà, thời gian liên hệ với ông bà, người chủ động liên hệ, cách thức giao tiếp (Lê Văn Hảo, 2018).

Phần 4: Chất lượng mối quan hệ của cháu với ông bà, xem xét vai trò của ông bà đối với cuộc sống của cháu dưới quan điểm của cháu (Lê Văn Hảo, 2018; Saxton, 2015)

Ngoài các câu hỏi về thông tin cá nhân của cháu và thông tin về từng ông bà thì có ba dạng câu hỏi chính: 1) câu hỏi mở về hình ảnh, các hoạt động cùng nhau, và ông bà mà trẻ gần gũi nhất; 2) sử dụng thang đo tỉ lệ, thang đo gồm 2 loại 4 bậc thể hiện tần suất mức độ xảy ra (1.Không bao giờ; 2.Hiếm khi; 3.Thỉnh thoảng; 4.Thường xuyên) và mức độ đồng tình (1.Không đồng ý; 2.Đồng ý một chút; 3.Đồng ý phần nhiều; 4.Hoàn toàn đồng ý) của các hoạt động; 3) các câu hỏi chung ở tất cả ông bà về mức độ sự hài lòng và yêu ông bà các câu hỏi này được trả lời về tất cả ông bà nói chung.

Ví dụ:

Nội dung Ông

nội Nội Ông Ngoại ngoại

Các câu hỏi ở phía dưới đây các bạn chỉ trả lời đối với những ông bà của bạn hiện tại còn đang sống.

D1. Ông bà can thiệp vào cách bố mẹ bạn dạy con

1. Không bao giờ 2. Hiếm khi 3. Thỉnh thoảng 4. Thường xuyên

D14.Ông bà dạy bạn nhiều điều về cuộc sống.

1. Không đồng ý 2. Đồng ý một chút 3. Đồng ý phần nhiều 4. Hoàn toàn đồng ý

Phần 5: Sự hài lòng về mối quan hệ của cháu với ông bà: Điều gì ở ông bà khiến cháu thích và không thích nhất; mức độ hài lòng về nội dung trò chuyện; mức độ yêu quý của cháu với ông bà, mức độ hài lòng về mối quan hệ.

Cách tính điểm số từng phần của bảng hỏi:

Câu B5 và câu B6: + Tồi tệ: 1 điểm

+ Không tốt: 2 điểm + Khá tốt: 3 điểm

+ Tốt: 4 điểm

+ Rất Tốt: 5 điểm

Câu D1 đến D8, từ D10 đến câu D13:

+ Không bao giờ: 1 điểm + Hiếm khi: 2 điểm + Thỉnh thoảng: 3 điểm + Thường Xuyên: 4 điểm

Câu D9, D14, D15 và D16 + Không đồng ý: 1 điểm + Đồng ý một chút: 2 điểm + Đồng ý phần nhiều: 3 điểm + Hoàn toàn đồng ý: 4 điểm

Câu E1, E3 + Rất không hài lòng: 1 điểm

+ Khá không hài lòng: 2 điểm +Khá hài lòng: 3 điểm + Rất hài lòng: 4 điểm

E2: + Rất không yêu quý: 1 điểm + Khá không yêu quý: 2 điểm + Khá yêu quý: 3 điểm + Rất yêu quý: 4 điểm

Thang đo mức độ thường xuyên/đồng ý/ hài lòng về mối quan hệ của cháu với ông bà

Điểm số thu được trên khách thể nghiên cứu sẽ được thay đổi, tính ra điểm trung bình cho từng item, từng tiểu thang đo, từng mặt biểu hiện và toàn thang đo. Điểm trung bình thu được chia thành 4 mức:

Mức 1: 1 ≤ ̅ < 1.75 Thấp

Mức 2: 1.75 ≤ ̅ < 2.5 Trung bình Mức 3: 2.5 ≤ ̅ < 3.25 Khá Mức 4: 3.25 ≤ ̅ < 4 Cao

Thang đo mối quan hệ cháu ông bà, bố mẹ trẻ và ông bà được chia thành 5 bậc: Mức 1: 1 ≤ ̅ < 1.8 Tồi Tệ Mức 2: 1.8 ≤ ̅ < 2.6 Không tốt Mức 3: 2.6 ≤ ̅ < 3.4 Khá tốt Mức 4: 3.4 ≤ ̅ < 4.2 Tốt Mức 5: 4.2 ≤ ̅ < 5 Rất tốt. 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

a) Mục đích của phương pháp phỏng vấn sâu.

Thu thập thêm các ý kiến bổ sung của cả học sinh và ông bà sau khi đã lấy ý kiến bằng phương pháp thu thập bảng hỏi, để làm sáng tỏ thêm về mối quan hệ của cháu và ông bà cùng những ảnh hưởng, tác động tới mối quan hệ này.

b) Nội dung phỏng vấn:

Tìm hiểu về một số biểu hiện, suy nghĩ, quan điểm của cháu về mối quan hệ với ông bà. Bảng phỏng vấn sâu được xây dựng dựa trên cơ sở câu hỏi và mục đích nghiên cứu của đề tài và được thiết kế gồm 3 phần cụ thể như sau:

+ Mức độ liên hệ, tiếp xúc của cháu với ông bà: Khoảng cách sống, số lượng, mức độ, tần suất gặp gỡ giữa cháu với ông bà và những yếu tố gây cản trở họ có thể gặp gỡ nhau.

+ Chất lượng mối quan hệ của cháu với ông bà: ở phần này chúng tôi tập trung khai thác một số nội dung về mối quan hệ liên thế hệ, về hình ảnh ông bà trong mắt cháu, cháu cảm thấy gần gũi thân thiết với ông bà nào nhất, tình trạng mối quan hệ của họ ở thời điểm nghiên cứu, vài trò, ý nghĩa của ông bà đối với cháu

và cuối cùng là yếu tố cha mẹ của cháu tác động tới mối quan hệ của trẻ với ông bà như nào.

+ Sự hài lòng nói chung về mối quan hệ này.

c) Cách thức thực hiện

Thực hiện hình thức phỏng vấn bán cấu trúc theo các khâu sau:

- Thứ nhất: Chuẩn bị trước phỏng vấn: đây là yêu cầu bắt buộc cần phải quan tâm đến một số công việc sau:

Chuẩn bị trang thiết bị hỗ trợ: máy ghi âm, dụng cụ ghi chép, …

Chọn mẫu phỏng vấn: 6 cặp ông bà và cháu tại xã Nhật Tân – Kim Bảng – Hà Nam.

Chuẩn bị đề cương phỏng vấn: bản các câu hỏi sơ bộ, các vấn đề cần hỏi, địa điểm phỏng vấn….

- Thứ hai, tiến hành phỏng vấn: xây dựng một bộ câu hỏi sẵn có được sắp xếp theo trình tự. Trong quá trình hỏi, người phỏng vấn đảm bảo nội dung hỏi nhưng có thể thay đổi trình tự hỏi các câu hỏi và cách diễn đạt các câu hỏi. Trong đó, có một số câu hỏi mang tính triển khai, mở rộng hoặc đào sâu dành cho mỗi khách thể cụ thể. Phỏng vấn có thể được linh động, mềm dẻo tùy theo mạch của câu chuyện với từng khách thể được phỏng vấn. Nội dung chi tiết của mỗi cuộc phỏng vấn sâu có thể thay đổi tùy thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh của cuộc phỏng vấn. Khi tiến hành cuộc phỏng vấn phải tuân theo trình tự nhất định: giới thiệu mở đầu, tiến hành phỏng vấn (như một tiến trình giao tiếp tích cực giữa người phỏng vấn, người được phỏng vấn) và kết thúc. Nếu bỏ bất kỳ khâu nào cũng đều ảnh hưởng đến chất lượng thông tin thu thập được.

- Thứ ba, sau cuộc phỏng vấn, dù đã ghi âm phỏng vấn việc phải ngay lập tức dành thời gian để ghi chép lại các nội dung: Cuộc phỏng vấn diễn ra thế nào (nói nhiều, hay nói ít, hợp tác ra sao?) Cảm tưởng về cuộc phỏng vấn, cảm tưởng về người được phỏng vấn (cách trả lời, cách thể hiện, dáng vẻ bề ngoài, cảm xúc….)

Tiểu kết Chƣơng 2

Luận văn được thực hiện theo một quy trình có tổ chức với 2 giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều có mục đích, nội dung và quy trình rõ ràng. Nghiên cứu là sự kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp xây dựng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu. Việc phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau cho phép chúng bổ trợ cho nhau để thông tin thu được cũng được xử lý và phân tích theo các phương pháp khác nhau như phân tích mô tả đơn biến, đa biến, tương quan Pearson hồi quy và phân tích nội dung… để phân tích dữ liệu thu thập được. Việc kết hợp thiết kế nghiên cứu định lượng và định tính là cơ sở để có thể nhận được những kết quả nghiên cứu đủ độ tin cậy, khách quan mang tính khoa học cao.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA CHÁU Ở ĐỘ TUỔI THCS VỚI ÔNG BÀ

Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài cũng như để hiểu rõ hơn về thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ của cháu ở độ tuổi trung học cơ sở với ông bà (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)