Mức độ gần gũi tình cảm của cháu với ông bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ của cháu ở độ tuổi trung học cơ sở với ông bà (Trang 82 - 84)

Nội Dung ĐTB Mức độ ĐLC Phân theo giới tính Mức độ ý nghĩa Phân theo khu vực Mức độ ý nghĩa Nam Nữ Nông thôn Thành phố

D6. Bạn thấy tin tưởng ông/bà mình

Ông bà nội 3.60 Cao .803 3.60 3.60 .524 3.64 3.57 .533 Ông bà ngoại 3.66 Cao .727 3.71 3.63 .447 3.72 3.60 .249

D7. Bạn luôn nhận được tình cảm sự quan tâm và yêu thương từ phía ông/bà

Ông bà nội 3.53 Cao .777 3.48 3.57 .549 3.57 3.49 .495 Ông bà ngoại 3.64 Cao .647 3.57 3.69 .304 3.73 3.54 .094

Ông bà nội 3.20 Cao .927 3.17 3.22 .723 3.27 3.12 .234 Ông bà ngoại 3.31 Cao .872 3.30 3.31 .399 3.34 3.27 .608

Từ bảng trên cho thấy MQH tình cảm của cháu với ông bà được đánh giá rất tốt, cháu rất gần gũi thân thiết với ông bà ĐTB = 3.26 (ĐLC = 0.900), trẻ cũng cảm thấy bản thân luôn nhận được tình cảm, sự quan tâm, yêu thương (ĐTB = 3.59; ĐLC = 0.712) và tin tưởng ông bà mình (ĐTB = 3.65; ĐLC = 0.751) cả ba điều này ĐTB đều nằm ở mức cao trên thang đánh giá 4 bậc. Việc đánh giá cao này của cháu trong MQH tình cảm với ông bà có ý nghĩa quan trọng quyết định tới chất lượng MQH. Kết quả này có nhiều điểm tương đồng trong câu hỏi mở về hình ảnh ông bà trong mắt cháu, trong đó có một tỉ lệ lớn cháu trả lời rằng ông bà là người luôn quan tâm yêu thương, là người gần gũi thân thiết với cháu. Mặc dù vậy, ở đây chúng tôi nhận thấy cháu có cảm nhận về sự quan tâm, yêu thương, gần gũi, tin tưởng ở mỗi ông bà là khác nhau, ông bà ngoại (ĐTB = 3.55) có xu hướng được đánh giá cao hơn so với ông bà nội (ĐTB = 3.44) trong cả ba iteam. Hơn thế nữa, ở sự chênh lệch này được thấy khá cao ở mỗi ông bà (ông nội ĐTB = 3.46; bà nội ĐTB = 3.42; ông ngoại ĐTB = 3.52; bà ngoại ĐTB = 3.56) trong đó bà ngoại được thấy là người có ĐTB cao nhất, nói cách khác bà ngoại được thấy là người luôn tạo cho cháu cảm giác được quan tâm yêu thương và cháu cảm thấy gần gũi thân thiết, tin tưởng nhất trong bốn ông bà mà trẻ có. Ngược lại, mức độ này ở bà nội lại thấy thấp nhất, trong đó mức độ gần gũi thân thiết của cháu với bà nội chỉ nằm mức khá (ĐTB = 3.14) trong khi tất cả ông bà còn lại đều ở mức cao. Như vậy có thể thấy rằng trong mối quan hệ tình cảm giữa cháu với ông bà thực tế có sự không đồng đều ở mỗi người, dù có mức độ gặp gỡ và tỉ lệ sống cùng ít hơn nhưng ông bà ngoại có MQH tình cảm tốt hơn, cháu cảm nhận được sự quan, gần gũi thân thiết hơn và tin tưởng cao hơn so với ông bà nội. Ở một khía cạnh khác khi chúng tôi xem xét sự khác nhau trong MQH tình cảm của cháu trai với cháu gái, giữa trẻ sống ở nông thôn và thành phố với ông bà cho thấy ĐTB cao vượt trội trên cháu hiện nay sống ở nông thôn, chúng có MQH tình cảm với ông bà tốt hơn so với cháu sống ở thành phố. Tuy nhiên điều này cũng chỉ mang tính chất số liệu là chính và chỉ có ý nghĩa về mặt thống kê ở bà ngoại về việc cháu cảm nhận sự quan tâm yêu thương với ĐTB = 3.78 ở cháu sống tại nông thôn và 3.53 cháu sống ở thành phố (p = 0.04 < 0.05).

Tương tự với cháu trai và cháu gái, nhìn chung thì thấy rằng cháu gái có MQH tình cảm với ông bà tốt hơn cháu trai một chút, nhưng tất cả các iteam này đều không có ý nghĩa về mặt thông kê (bởi p dao động từ 0.034 đến 0.966 > 0.05). Như vậy, mối quan hệ tình cảm của cháu với ông bà nhìn chung có sự khác biệt đáng kể giữa cháu với ông bà nội và ông bà ngoại, trong đó bà ngoại được thấy là người mà cháu có MQH tình cảm tốt nhất trong tất cả ông bà. Tuy có sự khác biệt ở các ông bà nhưng chúng tôi lại không thấy khác biệt một cách có ý nghĩa về mặt giới tính hay nơi ở của cháu trong vấn đề này.

Ngoài mối quan hệ tình cảm thì việc cảm nhận trong việc ông bà hiểu mình và sự ảnh hưởng của ông bà tới bản thân là một điều có ý nghĩa để thấy được chất lượng, “độ sâu” trong MQH liên thế hệ giữa cháu và ông bà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ của cháu ở độ tuổi trung học cơ sở với ông bà (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)