Nội Dung ĐTB Mức độ ĐLC Không đồng ý Đồng ý một chút Đồng ý phần nhiều Hoàn toàn đồng ý
D17. Ông/bà dạy bạn nhiều điều về cuộc sống
Ông bà nội 3.14 Khá .978 7.7 18.4 26.0 47.9 Ông bà
ngoại 3.25 Cao .891 3.9 17.7 28.2 50.2 Ông bà 3.34 Cao .762 1.7 11.7 35.5 51.7
Sự đồng tình của trẻ về quan điểm ông bà là người dạy cháu nhiều điều về cuộc sống ĐTB chung cho câu trả lời của cháu đạt khoảng 3.2 điểm nằm trong mức
khá, với vai trò là người đi trước ông bà đã đóng vai trò khá quan trọng trong việc dạy bảo cháu của mình. Nhưng trên thực tế có sự chênh lệch đáng kể trong đánh giá của cháu giữa ông bà nội ĐTB = 3.14 (ĐLC = 0.978) và ông bà ngoại 3.25 (ĐLC = 0.891) trong việc dạy cháu. Đặc biệt, bà nội ĐTB = 3.12 nằm ở mức khá đây cũng được thấy là mức điểm thấp nhất trong tất cả ông bà. Như vậy ta có thể thấy, dù ông bà nội được thấy là để ý và quan tâm nhiều hơn trong việc dạy bảo cháu nhưng thực tế cháu cảm thấy mình học được từ ông bà ngoại nhiều hơn hẳn so với ông bà nội. Điều này cho thấy không hẳn ông bà can thiệp và các mối quan hệ cá nhân hay quá quan tâm tới việc dạy bảo cháu mà trẻ đã tiếp thu những điều ông bà muốn truyền lại cho trẻ. Hơn thế nữa, sự cảm nhận này của trẻ cho thấy rằng thực tế việc sống cùng hay mức độ gặp gỡ giữa cháu và ông bà không có mối quan hệ trong với nhau trong việc ông bà dạy bảo cháu của mình vì ta thấy rằng tỉ lệ trẻ sống cùng ông bà nội cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ này ở ông bà ngoại cùng với đó là mức độ trẻ gặp gỡ ông bà mình hàng ngày ở ông bà nội cũng cao hơn so với mức độ trẻ gặp ông bà ngoại của mình. So sánh với mức độ đồng tình của ông bà trong việc dạy bảo cháu nhiều điều về cuộc sống có ĐTB= 3.34 (ĐLC = .762) điểm được thấy là sự đánh giá của ông bà cao hơn cháu khá nhiều với độ lệch chuẩn thấp cho thấy sự tập trung trong câu trả lời của ông bà trong việc họ hoàn toàn đồng ý với điều này. Như vậy có thể thấy rằng ông bà dường như tự đánh giá cao hơn so với trẻ về mức độ những điều mà họ đã dạy cháu mình trong cuộc sống.
Nhìn chung trong việc dạy bảo cháu từ phía ông bà chúng tôi thấy rằng họ có ý thức và thường không can thiệp quá sâu vào vấn đề này chủ yếu nằm ở mức độ trung bình đặc biệt ông bà hạn chế dùng các biện pháp tiêu cực như việc can thiệp trực tiếp vào mối quan hệ cá nhân hay trừng phạt khi trẻ phạm lỗi, trong tổng thể bốn ông bà thì ông bà nội có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới việc dạy bảo cháu được thể hiện qua các thông số về việc họ can thiệp vào cách dạy bảo cháu của con cái, can thiệp vào các mối quan hệ cá nhân của trẻ, đồng thời cũng khá nghiêm khắc với trẻ và có xu hướng trách phạt trẻ nhiều hơn so với ông bà ngoại khi cháu phạm lỗi. Ngược lại ông bà ngoại được cháu
b. Số lượng, chất lượng giao tiếp, trò chuyện giữa cháu với ông bà
Bàn về chất lượng trong mối quan hệ của cháu và ông bà, chúng ta không thể bỏ qua về vấn đề giao tiếp trò chuyện của họ, ở bảng 3.2.6 chúng tôi đề cập tới một số yếu tố quan trọng trong việc trò chuyện của trẻ với ông bà mình.
Bảng 3.2.9. Mức độ giao tiếp, trò chuyện giữa cháu với ông bà ta có bảng sau:
Nội Dung ĐTB Mức độ ĐLC Không bao giờ Hiếm Khi Thỉnh Thoảng Thƣờng xuyên
D3. Bạn dành nhiều thời gian giao tiếp trò chuyện với ông bà
Ông bà nội 3.30 Cao .805 3.8 10.5 38.0 47.9 Ông bà ngoại 3.29 Khá .774 4.3 6.9 45.1 43.8 Ông bà 3.38 Cao .671 1.7 5.0 46.7 46.7
D12. Bạn thích nói chuyện với ông/bà
Ông bà nội 3.34 Cao .813 4.5 8.3 36.3 51.0 Ông bà ngoại 3.41 Cao .737 2.7 7.0 37.8 52.6 Ông bà 3.83 Cao .425 0.0 1.7 13.3 85.0
D4: Bạn sẵn sàng thổ lộ, chia sẻ nhiều điều tích cực và tiêu cực về bản thân mình một cách trung thực và đầy đủ với ông/bà
Ông bà nội 2.59 Khá 1.066 22.5 18.3 37.5 21.8 Ông bà ngoại 2.63 Khá 1.045 19.9 20.9 36.3 23.1 Ông bà 2.86 Khá .782 1.7 31.7 43.3 23.3
D8. Ông/bà thường cho bạn lời khuyên/tạo ảnh hưởng tới ý kiến quan điểm của bạn.
Ông bà nội 2.74 Khá 1.023 17.9 15.5 42.2 24.5 Ông bà ngoại 2.77 Khá .964 13.7 19.6 43.2 23.6 Ông bà 3.05 Khá .782 3.3 16.7 50.0 30.0
Kết quả thu được về việc cháu dành thời gian trò chuyện với ông bà nhìn chung đều đạt mức cao ở cả hai thế hệ với ĐTB của cháu là 3.29 (ĐLC = 0.789); của ông bà ĐTB = 3.38 (ĐLC = 0.671) điều này cho thấy thực tế cháu và ông bà thường xuyên dành thời gian trò chuyện với nhau. Cùng với việc dành thời gian trò
chuyện là mức độ họ thích và hứng thú với hoạt động này ở cháu ĐTB = 3.38 (ĐLC = 0.775) và 3.83 (ĐLC = 0.425) ở ông bà. Kết quả cùng ở mức cao cho thấy rằng mức độ trò chuyện, giao tiếp của cháu với ông bà dường như không bị tác động nhiều bởi khoảng cách thế hệ hay khoảng cách sống trong đó ông bà có xu hướng đánh giá cao hơn cháu khá nhiều ở cả hai câu hỏi này đặc biệt với ĐLC thấp cho thấy mức độ tập trung trong câu trả lời từ phía ông bà. Bên cạnh đó, khi kiểm nghiệm tương quan person trong câu trả lời của cháu, chúng tôi thấy có sự tương quan thuận ở mức độ vừa phải ở cả bốn ông bà giữa việc cháu dành thời gian trò chuyện và thích trò chuyện cùng ông bà. Cụ thể, cháu dành thời gian giao tiếp trò chuyện và việc trẻ thích nói chuyện với ông nội có tương quan r = 0.460**; bà nội r = 0.491**; ông ngoại r = 0.445**; bà ngoại r = 0.473** điều này cho thấy trẻ thường dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện và giao tiếp với ông bà mà chúng cảm thấy thích nói chuyện, tương tự trẻ cũng dành ít thời gian chuyện hơn với ông bà khi chúng không thích.
Dù cùng ở mức độ cao trên thang đánh giá, tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch về ĐTB cụ thể giữa ông bà nội và ông bà ngoại trong đó cháu có xu hướng dành thời gian trò chuyện với ông bà nội cao hơn và thích trò chuyện với ông bà ngoại hơn, nhưng khi xem xét trên từng ông bà cụ thể thì chỉ có bà ngoại là người mà cháu dành nhiều thời gian trò chuyện và thích nói chuyện hơn cả, ở ông ngoại dù cháu ít giao tiếp trò chuyện cùng nhưng việc thích trò chuyện lại đứng thứ hai (ĐTB = 3.38) chỉ đứng sau bà ngoại. Nhìn chung, cháu và ông bà dành nhiều thời gian cho việc giao tiếp, trò chuyện mỗi khi gặp gỡ và giao tiếp với nhau đặc biệt ở bà ngoại tỉ lệ cháu dành thời gian trò chuyện cũng cao hơn hẳn so với ông bà khác. Kết quả này có nhiều nét tương đồng với kết quả thu được ở câu hỏi mở về việc trẻ và ông bà thường làm gì khi gặp gỡ nhau, trong câu hỏi đó thì việc giao tiếp trò chuyện cũng được cháu nhắc tới nhiều nhất trong tất cả các hoạt động của cháu với ông bà.
Nếu việc dành nhiều thời gian giao tiếp trò chuyện phản ánh số lượng và mức độ giao tiếp trò chuyện của cháu với ông bà thì việc thích trò chuyện, sẵn sàng thổ lộ chia sẻ những điều tích cực và tiêu cực về bản thân một cách trung thực, đầy đủ với ông bà cũng như việc nhận lời khuyên từ họ phần nào phản ánh được chất
lượng của các cuộc giao tiếp trò chuyện của MQH liên thế hệ giữa cháu với ông bà. Kết quả ở bảng trên cho thấy, nếu cháu dành thời gian giao tiếp trò chuyện với ông bà hay thích trò chuyện với họ đều ở mức cao trên tất cả ông bà nói chung thì việc sẵn sàng thổ lộ chia sẻ những điều tích cực, tiêu cực về bản thân mình một cách trung thực với ông bà và nhận lời khuyên từ họ chỉ ở mức Khá. Điều này cho thấy mức độ giao tiếp trò chuyện của cháu với ông bà dường như không có tác động nhiều lắm tới chất lượng của các cuộc trò chuyện giữa họ. Với ĐTB ở mức khá và ĐLC tương đối cao cho thấy sự phân tán của các tỉ lệ trong câu trả lời của cháu, trong đó tập trung cao nhất ở mức thỉnh thoảng cháu chia sẻ mọi điều về bản thân cũng như nhận lời khuyên từ ông bà. Khi xem xét ĐTB cụ thể ở từng ông bà chúng tôi thấy rằng dù không có sự chênh lệch đáng kể nhưng ông bà ngoại có ĐTB luôn có xu hướng cao hơn so với ông bà nội trong đó bà ngoại có ĐTB cao nhất so với tất cả ông bà còn lại. Điều này cho thấy rằng mặc dù tỉ lệ cháu sống cùng và mức độ dành thời gian trò chuyện với ông bà nội cao hơn nhưng điều này dường như không ảnh hưởng tới mức độ cháu chia sẻ, tâm sự hay nhận lời khuyên từ phía họ. Trong đó, xét về mặt giới tính cháu gái có xu hướng chia sẻ, tâm sự với ông bà cao hơn hẳn so với cháu trai (cháu gái với ông nội ĐTB = 2.63; cháu trai ĐTB = 2.54 tương tự như vậy ở bà nội = 2.63 và 2.52; ông ngoại = 2.68 và 2.57; bà ngoại = 2.72 và 2.53) nhưng khi kiểm nghiệm T-test chúng tôi lại thấy rằng sự chênh lệch này dù lớn nhưng chỉ mang tính chất số liệu mà không có ý nghĩa về mặt thống kê với mức độ ý nghĩa p > 0.05. So sánh với câu trả lời từ phía ông bà trong việc họ cho cháu lời khuyên hay tạo ảnh hưởng tới ý kiến quan điểm của cháu với ĐTB là 3.05 (ĐLC = 0.782) dù ĐTB cũng ở mức khá, nhưng điểm cao hơn khá nhiều so với mức điểm trong câu trả lời ở cháu, tỉ lệ tập trung chính vào 2 mức là thỉnh thoảng và thường xuyên 50.0% và 30.0% cháu thường nhận lời khuyên cũng như việc ông bà ảnh hưởng tới quan điểm của trẻ, ở mức độ không bao giờ đạt 3,3% tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều lần so với tỉ lệ trong câu trả lời của cháu (15.8%). Ở đây chúng tôi cũng không thấy có sự chênh lệch hay khác biệt về mặt giới tính cũng như về nơi ở của trẻ trong việc nhận lời khuyên từ phía ông bà.
Như vậy có thể thấy rằng mức độ giao tiếp, trò chuyện giữa cháu và ông bà nói chung là cao cả trong việc trẻ dành thời gian cũng như chúng thấy thích thú với hoạt động này, mặc dù việc trò chuyện có mức độ cao nhưng mức độ ông bà cho cháu lời khuyên hay có ảnh hưởng tới ý kiến quan điểm của trẻ chỉ nằm ở mức khá. Đặc biệt khi xem xét những điều này ở từng ông bà cụ thể, chúng tôi thấy rằng dù cùng có mức độ giao tiếp cao với tất cả ông bà nhưng cháu lại có xu hướng thích trò chuyện với ông bà ngoại hơn so với ông bà nội, họ cũng là người mà cháu chia sẻ trung thực nhiều hơn về những điều tích cực, tiêu cực của bản thân và nhận lời khuyên nhiều hơn hẳn so với ông bà nội, trong đó bà ngoại được thấy là có chất lượng giao tiếp với cháu cao nhất so với tất cả ông bà dù tỉ lệ cháu sống cùng thấp hơn, mức độ gặp gỡ cháu hàng ngày hay việc dành thời gian trò chuyện bà ngoại được thấy là kém hơn so với ông bà nội cho thấy các yếu tố này dường như không ảnh hưởng tới chất lượng giao tiếp của cháu với ông bà.
c. Sự gần gũi tình cảm và mức độ ảnh hưởng tới cháu của ông bà.
Cùng với việc dạy bảo và giao tiếp giữa cháu với ông bà thì sự tin tưởng, gần gũi về mặt tình cảm của cháu với ông bà là yếu tố quan trọng khi tìm hiểu về chất lượng mối quan hệ của trẻ và ông bà, vì vậy chúng tôi có bảng sau.