Ảnh hưởng của ông bà tới hành vi của cháu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ của cháu ở độ tuổi trung học cơ sở với ông bà (Trang 84)

Nội Dung ĐTB Mức độ ĐLC Phân theo giới tính Mức độ ý nghĩa Phân theo khu vực Mức độ ý nghĩa Nam Nữ Nông thôn Thành phố

D9. Ông/bà là người hiểu bạn như chính bạn hiểu bản thân.

Ông bà nội 2.55 Khá .993 2.53 2.53 .985 2.52 2.54 .733 Ông bà ngoại 2.60 Khá .955 2.55 2.63 .541 2.59 2.59 .881

D20.Ông/bà có ảnh hưởng rất lớn tới hành vi của cháu.

Ông bà nội 2.25 TB 1.098 2.32 2.19 .407 2.27 2.23 .713 Ông bà ngoại 2.23 TB 1.100 2.33 2.16 .223 2.19 2.28 .538

Kết quả từ bảng số liệu trên cho thấy rằng, không giống với sự gần gũi về mặt tình cảm, hay mức độ giao tiếp trò chuyện của cháu với ông bà, việc đánh giá và cảm nhận về việc ông bà hiểu mình của cháu nhìn chung nằm ở mức khá với ĐTB chung = 2.57 (ĐLC = 0.973) còn sự ảnh hưởng của ông bà tới hành vi của cháu lại nằm ở mức trung bình với ĐTB = 2.24 (ĐLC = 1.099), như vậy có thể thấy dù cháu giao tiếp trò chuyện và MQH tình cảm với ông bà ở mức cao nhưng ít nhiều ảnh hưởng bởi khoảng cách thế hệ mà mức độ hiểu cháu của ông bà lại kém hơn đặc biệt ông bà có ảnh hưởng hay tác động nhiều tới hanh vi của cháu cũng khá là hạn chế. Xem xét sự khác biệt ở từng ông bà cho thấy ông bà ngoại đặc biệt là bà

Trong độ tuổi THCS, trẻ còn phụ thuộc nhiều ở bố mẹ, đồng thời bố mẹ là người những người ở giữa và được xem là yếu tố trung gian, kết nối của MQH liên thế hệ giữa cháu với ông bà vì vậy đây được xem là yếu tố không thể bỏ qua khi xem xét về mối quan hệ liên thế hệ này.

Xem xét sự tác động từ phía bố mẹ của trẻ tới MQH của cháu với ông bà, chúng tôi thấy rằng bố mẹ của trẻ có mức độ ủng hộ cao trong việc cháu gặp gỡ ông bà nội, ngoại hai bên với tỉ lệ thường xuyên ủng hộ ở tất cả ông bà là 65.7% (ĐTB = 3.52; ĐLC = 0.775). Trong đó, tỉ lệ cháu trả lời rằng bố mẹ chúng thường xuyên ủng hộ chúng gặp ông bà ngoại 67% và có ĐTB = 3.58 thì ở ông bà nội đạt khoảng 64.5% với ĐTB = 3.47. Đặc biệt, bà ngoại được thấy là người nhận được sự ủng hộ cao nhất với ĐTB = 3.58 (ĐLC = 0.691) thì ông nội lại là người cháu nhận được ít sự ủng hộ nhất từ cha mẹ chúng ĐTB = 3.42 (ĐLC = 891). Khi kiểm nghiệm T- test theo giới tính và theo nơi sống hiện tại của cháu chúng tôi thấy có sự chênh lệch khá lớn về ĐTB giữa cháu trai (ĐTB = 3.46) và cháu gái (3.58), tuy nhiên điều này chỉ có ý nghĩa về mặt thông kê ở bà ngoại với p = 0.037 < 0.05 và chúng không có ý nghĩa đối với những ông bà khác. Tương tự như vậy cháu ở khu vực nông thôn ĐTB = 3.61 có được sự ủng hộ của bố mẹ cao hơn so với trẻ ở khu vực thành thị ĐTB = 3.44, tuy nhiên điều này dường như ít có ý nghĩa về mặt thống kê trừ ĐTB của ông nội với (p = 0.05 =0.05). Có thể thấy, dưới góc nhìn của cháu thì bố mẹ của chúng nhìn chung đều luôn ủng hộ con cái mình gặp ông bà hai bên nội ngoại, điều này không chỉ giúp cháu có cơ hội gặp gỡ và gần gũi với ông bà hơn, mà bố mẹ còn giúp con cái mình ý thức về bổn phận, trách nhiệm quan tâm và hiếu thảo với ông bà. Tuy nhiên, khi đối chiếu với kết quả ở phần trên về mối quan hệ của bố mẹ trẻ với ông bà, chúng tôi thấy một điểm chung là bố mẹ có xu hướng ủng hộ con cái mình gặp gỡ nhiều hơn với những ông bà mà chính bố mẹ có mối quan hệ tốt hơn tiêu biểu là với bà ngoại. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò trung gian của bố mẹ, đồng thời vừa là cầu nối của mối quan hệ giữa cháu trong độ tuổi THCS với ông bà.

3.2.3. Mối quan hệ giữa các mặt biểu hiện của chất lượng mối quan hệ của cháu với ông bà

Bảng 3.2.14: Mối quan hệ giữa các mặt biểu hiện của chất lượng mối quan hệ của cháu với ông bà

Ông bà dạy cháu nhiều điều về cuộc sống Cháu thích trò chuyện, giao tiếp với ông bà Cháu và ông bà gần gũi thân thiết với nhau Cháu nhận được tình cảm, sự quan tâm yêu thương từ ông bà Ông nội

Ông nội dạy cháu nhiều điều về cuộc sống Hệ số tương quan 1 .483** 571** .561** Mức độ ý nghĩa .000 .000 .000 N 165 165 165 165 Cháu thích nói chuyện với ông nội

Hệ số tương quan .483** 1 .476** .410**

Mức độ ý nghĩa .000 .000 .000

N 165 165 165 165

Cháu và ông nội gần gũi, thân thiết với nhau

Hệ số tương quan .561** .476** 1 .537**

Mức độ ý nghĩa .000 .000 .000

N 165 165 165 165

Cháu nhận được tình cảm, sự quan tâm yêu thương từ ông nội

Hệ số tương quan .561** .517** .537** 1 Mức độ ý nghĩa .000 .000 .000

N 165 165 165 165

Bà nội

Bà nội dạy cháu nhiều điều về cuộc sống

Hệ số tương quan 1 .485** .597** 529**

Mức độ ý nghĩa .000 .000 .000

N 212 212 212 212

chuyện với bà nội Mức độ ý nghĩa .000 .000 .000

N 212 212 212 212

Cháu và bà nội gần gũi, thân thiết với nhau

Hệ số tương quan .529** .512** 1 .584**

Mức độ ý nghĩa .000 .000 .000

N 212 212 212 212

Cháu nhận được tình cảm, sự quan tâm yêu thương từ bà nội

Hệ số tương quan 529** .581** .584** 1 Mức độ ý nghĩa .000 .000 .000

N 212 212 212 212

Ông ngoại

Ông ngoại dạy cháu nhiều điều về cuộc sống

Hệ số tương quan 1 .454** .526** .436**

Mức độ ý nghĩa .000 .000 .000

N 191 191 191 191

Cháu thích nói chuyện với ông ngoại Hệ số tương quan 454** 1 430** 481** Mức độ ý nghĩa .000 .000 .000 N 191 191 191 191 Cháu và ông ngoại gần gũi, thân thiết với nhau

Hệ số tương quan .436** .430** 1 .576** Mức độ ý nghĩa .000 .000 .000 N 191 191 191 191 Cháu nhận được tình cảm, sự yêu thương từ ông ngoại Hệ số tương quan .438** .481** .576** 1 Mức độ ý nghĩa .000 .000 .000 N 191 191 191 191 Bà ngoại Bà ngoại dạy cháu nhiều điều

về cuộc sống Hệ số tương quan 1 .309** .471** .387** Mức độ ý nghĩa .000 .000 .000 N 224 224 224 224 Cháu thích nói chuyện với bà Hệ số tương quan .309** 1 .357** .387** Mức độ ý nghĩa .000 .000 .000

ngoại N 224 224 224 224 Cháu và bà

ngoại gần gũi, thân thiết với

nhau Hệ số tương quan .387** .357** 1 .518** Mức độ ý nghĩa .000 .000 .000 N 224 224 224 224 Cháu nhận được tình cảm, sự yêu thương từ bà ngoại Hệ số tương quan .387** .387** .518** 1 Mức độ ý nghĩa .000 .000 .000 N 224 224 224 224

Khi kiểm định hệ số tương quan person giữa mức độ giao tiếp trò chuyện; người dạy bảo cháu nhiều điều trong cuộc sống; cũng như tác động của hai yếu tố này tới sự gắn bó gần gũi thân thiết về tình cảm của cháu với ông bà chúng tối thấy rằng các yếu tố này có MQH mật thiết với nhau làm lên chất lượng của mối quan hệ giữa cháu với ông bà. Kết quả từ bảng số liệu trên cho thấy, có sự tương quan thuận trên tất cả ông bà và đều có ý nghĩa về mặt thống kê ở nhiều mức độ khác nhau giữa các thành tố (r dao động từ 0.309** đến 0.597**; p = 0.000), sự chênh lệch khá lớn về mức độ tương quan của từng ông bà trong các câu hỏi cho thấy sự tác động của các yếu tố này ở từng ông bà sẽ có sự thay đổi kéo theo khác nhau giữa họ.

3.3. Sự hài lòng của cháu về mối quan hệ với ông bà

Xem xét sự hài lòng của cháu trong MQH với ông bà trên thực tế có rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên trong giới hạn của đề tài chúng tôi tập trung vào 3 yếu tố chính: sự hài lòng của cháu về nội dung trò chuyện với ông bà; cháu yêu quý ông bà tới mức nào và cuối cùng là hài lòng như thế nào về mối quan hệ với ông bà, cả ba yếu tố cùng được đánh giá trên thang đo tỉ lệ 4 bậc chúng tôi có biểu đồ sau:

Cùng với sự hài lòng về nội dung trò chuyện, chúng tôi đánh giá một cách trực tiếp cảm nhận của cháu về MQH với ông bà, nếu ở nội dung trò chuyện tỉ lệ cháu khá hài lòng và rất hài lòng không có sự chênh lệch đáng kể, thì ở đây lại có sự chênh lệch tương đối rõ nét, tỉ lệ rất hài lòng chiếm 64,5%, tỉ lệ khá hài lòng 30.6% và chỉ có một tỉ lệ nhỏ khoảng 5% cháu rất không hài lòng và khá không hài lòng về mối quan hệ này. Như vậy có thể thấy rằng, cùng có mức đánh giá cao nhưng cháu có sự hài lòng về mối quan hệ với ông bà cao hơn khá nhiều so với sự hài lòng về nội dung trò chuyện. Xem xét trực tiếp về mức độ yêu quý ông bà của cháu, ĐTB = 3.65 (ĐLC = 0.599) trên thang điểm 4 nằm ở mức cao với ĐLC thấp cho thấy sự tập trung trong câu trả lời của cháu về sự yêu quý ông bà với 70.7% cháu trả lời rằng bản thân rất yêu quý ông bà và khoảng 25.3% cháu khá yêu quý như vậy tổng của hai tỉ lệ này lên tới 96% cháu nhận thức bản thân yêu quý ông bà, tỉ lệ rất không yêu quý (1.3%) và khá không yêu quý ông bà (2.6%) gần như không đáng kể cháu. Nhìn chung, cháu đều yêu quý ông bà đặc biệt tỉ lệ rất yêu quý ông bà chiếm ở mức cao. Có thể lý giải điều này bởi văn hóa nước ta luôn coi trọng người già và đặt chữ Hiếu lên hàng đầu, trong đó con cháu phải có trách nhiệm và nghĩa vụ hiếu kính với ông bà, cha mẹ.

Khi kiểm định hệ số tương quan person cho sự hài lòng về nội dung trò chuyện với ông bà; mức độ yêu quý ông bà và sự hài lòng về mối quan hệ này cho thấy ba thành tố này có sự tương quan chặt chẽ với nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các thành tố (r dao động từ khoảng 0.498 đến 0.722; p = 0.000). Kết quả này đã chứng minh mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành tố cấu thành nên mức độ hài lòng của cháu trong MQH với ông bà và cũng là cơ sở quan trọng có thể đề xuất các biện pháp hay có những tác động trực tiếp đặc biệt vào nội dung trò chuyện của cháu với ông bà để nâng cao hơn mức độ yêu quý ông bà và sự hài lòng trong mối quan hệ liên thế hệ này.

Tiểu kết chƣơng 3

Kết quả nghiên cứu thực tiễn về MQH giữa cháu đang ở trong độ tuổi THCS với ông bà cho thấy rằng mức độ gặp gỡ và chất lượng của MQH này nhìn chung là tương đối tốt, hầu hết được xếp ở mức cao. Xem xét trên phương diện tần suất, mức độ gặp gỡ giữa cháu với ông bà, kết quả cho thấy ở giai đoạn lứa tuổi này cháu và ông bà có mức độ gặp gỡ nhau cao với tất cả ông bà, trong đó ông bà nội có mức độ gặp cháu cao hơn so với ông bà ngoại khá nhiều. Dù ngày nay, công nghệ và các phương tiện phục vụ cho giao tiếp giữa người với người rất đa dạng và thuận tiện, nhưng gặp gỡ trực tiếp vẫn là hình thức được cháu và ông bà ưu tiên hơn cả trong quá trình giao tiếp, liên hệ với nhau. Việc gặp gỡ trực tiếp được ưu tiên hơn cả trong các hình thức giao tiếp ít nhiều tác động tới tần suất, mức độ gặp gỡ giữa cháu với ông bà và làm cho điều này luôn chịu sự ảnh hưởng bởi khoảng cách sống giữa họ. Khi so sánh kết quả nghiên cứu chúng tôi không thấy có sự khác biệt về mặt giới tính của cháu trong việc gặp gỡ ông bà, nhưng lại có sự chênh lệch một cách có ý nghĩa giữa cháu hiện đang sống ở nông thôn và sống ở thành phố, trong đó cháu và ông bà ở nông thôn có xu hướng gặp gỡ nhau nhiều hơn so với cháu sống ở thành phố. Đánh giá về mức độ gặp gỡ với ông bà cho thấy phần lớn cháu và cả ông bà đều cho rằng tần suất, mức độ gặp gỡ như hiện tại là phù hợp.

Chất lượng MQH của cháu và ông bà được đánh giá cao cả trong mối quan hệ chung với tất cả ông bà và MQH với từng ông bà cụ thể. Điều này được thể hiện không chỉ qua việc cháu có cái nhìn rất tích cực về hình ảnh ông bà mà còn qua các hoạt động chung cháu và ông bà thể hiện tình cảm sự quan tâm và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Bên cạnh đó, mức độ và chất lượng giao tiếp trò chuyện giữa cháu với ông bà sự gần gũi thân thiết về mặt tình cảm và những điều cháu học được từ ông bà phản ánh MQH, vai trò của ông bà đối với cháu. Trên thực tế, kết quả cho thấy các yếu tố này có MQH chặt chẽ với nhau và luôn được đánh giá cao từ cả hai phía nhưng đồng thời kết quả cũng cho thấy rằng ông bà không coi việc dạy bảo cháu là trách nhiệm của mình, mà chỉ duy trì MQH mang tính chất vui vẻ, thoải mái, tự do, ông bà tìm kiếm niềm vui và sự gần gũi thân thiết với các cháu, họ

thường không có ảnh hưởng quá nhiều tới hành vi hay quan điểm của trẻ, những điều này chỉ nằm ở mức trung bình. Dù MQH này đều được cháu đánh giá cao ở tất cả ông bà nói chung, nhưng vẫn có sự khác biệt và chênh lệch một cách đáng kể ở mỗi ông bà, trong đó ông bà ngoại được thấy là gần gũi, thân thiết với cháu hơn so với ông bà nội, đặc biệt bà ngoại được thấy là người có MQH với cháu tốt hơn cả trong bốn ông bà, họ trò chuyện tâm sự chia sẻ hiểu cháu và gần gũi với cháu. Nếu bà nội và ông ngoại không có sự chênh lệch nhau đáng kể về mức độ gần gũi thân thiết với cháu thì ông nội lại là người mà cháu cảm giác xa cách nhất. Kết quả cho thấy tần suất, mức độ gặp gỡ giữa cháu và ông bà dường như không có tác động tới chất lượng của mối quan hệ. Cùng với đó xem xét MQH của cháu với ông bà trên bình diện giới tính chúng tôi nhận thấy cháu gái có xu hướng đánh giá cao hơn cháu trai trong MQH với tất cả ông bà. Trên bình diện nơi ở hiện tại của cháu, cháu sống ở nông thôn cũng có xu hướng gần gũi thân thiết với ông bà hơn so với cháu sống ở thành phố.

Sự hài lòng của cháu trong MQH với ông bà được thấy là rất cao ở cả ba mảng: nội dung trò chuyện, mức độ yêu quý và sự hài lòng về mối quan hệ này, trong đó mức độ yêu quý ông bà được cháu đánh giá cao hơn cả, Đặc biệt, đối chiếu với kết quả trả lời của ông bà, cho thấy, ở tất cả các khía cạnh ông bà gần như đều có cái nhìn tốt hơn và tích cực hơn cháu trong MQH liên thế hệ giữa họ

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN.

Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về MQH của cháu trong độ tuổi THCS với ông bà, chúng tôi xin rút ra một số kết luận cơ bản sau:

Có thể nói đây là mảng nghiên cứu còn khá mới mẻ đặc biệt khi đặt trong nền văn hóa của nước ta hiện nay có rất nhiều thay đổi với sự du nhập từ các nước phương Tây điều này làm cho văn hóa gia đình Việt có nhiều thay đổi. Việc nghiên cứu về MQH của cháu với ông bà từ góc độ quan điểm của cháu cho ta thấy góc nhìn mới mẻ của cháu đặc biệt là khi ở giai đoạn này trẻ còn phụ thuộc nhiều vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ của cháu ở độ tuổi trung học cơ sở với ông bà (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)