Nghĩa của thành ngữ loại này là tổ hợp nghĩa của từ trung tâm với thành tố phụ do sự bổ trợ hay cụ thể hóa nghĩa của thành tố phụ là các từ/ cụm từ trong từng thành ngữ. Cơ chế tạo nghĩa của loại thành ngữ này là cơ chế ẩn dụ.
Tiếng Hàn: 1. 독안에 든쥐→ Chuột trong vại
2. 춘와추선 → Ếch mùa xuân, ve mùa hè
Tiếng Việt: 1. Cua trong giỏ 2. Mèo mả gà đồng 3. Chó săn chim mồi 4. Cá nước chim trời
Các thành ngữ này không đi sâu vào miêu tả con vật hay bộ phận của các con vật mà chủ yếu lột tả đặc tính, tình thế của con vật thông qua thành tố phụ. Thành tố phụ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nghĩa. Các thành ngữ loại này thường sử dụng những thủ pháp khác nhau như miêu tả, so sánh, ẩn dụ để đạt được mục đích tạo nghĩa ….Xem xét các ví dụ trên ta thấy các yếu tố chính là chuột, ếch, ve (Hàn) và cua,
yếu tố này kết hợp với phần phụ là trong vại, mùa xuân, mùa hè, trong giỏ, nước, trời…thì các tình thế hay đặc điểm của chúng làm chúng ta liên hệ đến những ý nghĩa
của thành ngữ như tình thế bế tắc, tù túng (Cua trong giỏ, Chuột trong vại), tình thế phóng khoáng tự do (Cá nước chím trời),... Như vậy, ý nghĩa của thành ngữ đã hoàn toàn thoát ly khỏi hình ảnh con vật và đại diện cho con người. Cơ chế tạo nghĩa thành ngữ ở đây là cơ chế ẩn dụ. Cần phân biệt cơ chế tạo nghĩa trong những thành ngữ trên với những hình ảnh ẩn dụ trong những thành ngữ có động từ làm trung tâm kiểu Nói hươu nói vượn (hành động nói sẽ tạo nghĩa chính cho thành ngữ và hai hình ảnh ẩn dụ hươu và vượn giúp làm rõ nghĩa của hành động nói). Ẩn dụ ở những thành ngữ có
danh từ làm trung tâm nêu trên là ẩn dụ trong phạm vi toàn bộ thành ngữ.