Các biểu trưng của hổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đối chiếu thành ngữ hàn việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (nhìn từ góc độ ngôn ngữ văn hóa) (Trang 71 - 73)

b. Biểu trưng của bò trong những tình thế, hành động cụ thể

3.3.2.1. Các biểu trưng của hổ

Trong văn hoá Hàn, hổ là thần núi. Là đất nước có tới 70% là đồi núi nên thần Núi là thần quan trọng nhất. Người Hàn cho rằng hình thức là hổ nhưng bên trong là thần linh. Hổ là anh hùng của núi (Người Việt quan niệm Hổ là chúa sơn lâm). Trong đền thờ Phật của người Hàn thường có bức tranh (hoặc tượng) với hình Phật ngồi trong lòng hổ. Như vậy ở đây, hổ được hiểu là con vật đại diện cho tính Thiện chứ

không phải là con vật hung dữ. Trong văn hoá dân gian Hàn thì hổ là biểu trưng của thần linh, là sức mạnh chống lại những thế lực xấu và ma quỷ [39,p.85 ].

Theo tư liệu thành ngữ tiếng Hàn của chúng tôi thì có 47/387 thành ngữ liên quan đến hổ. Hình ảnh biểu trưng chủ yếu của hổ là biểu trưng cho sự độc ác và nguy hiểm.

Ví dụ:

1. 호랑이가굶으면 환관도먹는다 → Hổ đói ăn hoạn quan 2. 가정맹어호 → Chính sự như hổ dữ

3. 도소지양 → Như tâm hổ 4. 기호지세 → Thế cưỡi hổ

5. 기호지세 → Tình thế nắm đuôi hổ

Có thể do đặc điểm tự nhiên và sinh học của hổ là ăn thịt sống, hổ ăn thịt hầu hết các động vật khác kể cả con người. Hoạn quan là một thành phần giúp việc cho quan lại trong bộ máy cai trị của xã hội phong kiến. Phẩm chất của hoạn quan là trung thành, không màng danh lợi, vật chất nên mặc nhiên được coi là những người hiền lành, không phải là đối tượng cạnh tranh của các kẻ khác, tuy nhiên, hổ vốn hung dữ

nên khi đói thì không còn phân biệt đâu là mồi, đâu không phải là mồi nữa nên ăn cả hoạn quan. Do đó, hổ bị sử dụng làm biểu trưng cho sự độc ác, liều lĩnh. Đối với các

thành ngữ Chính sự như hổ dữ và Tâm như hổ thì về thủ pháp và ngữ nghĩa khá tương đồng với thành ngữ Việt. Hai thành ngữ 4 và 5 thì đều biểu hiện tình thế nguy hiểm của con người xuất phát từ ý niệm cho rằng hổ là con vật hung dữ nên thế cưỡi hổ và tình thế nắm đuôi hổ là những tình thế tiềm ẩn quá nhiều nguy hiểm cho con người vì

có thể bị nó tấn công.

Mặc dù, trong tín ngưỡng dân gian của người Hàn, hổ là một loài vật linh thiêng nhưng tính chất hoang dã tự nhiên của loài vật này vẫn là một đặc tính được sử dụng nhiều nhất. Thật vậy, hầu hết các thành ngữ có liên quan đến hổ đều xuất phát từ ý niệm này, và vì vậy, hổ hầu như chỉ đại diện cho các thế lực hung ác đầy sức mạnh, luôn là một lực lượng lấn át con người, luôn chi phối và đe doạ đến sự sinh tồn của con người. Đồng thời, dựa trên các cứ liệu văn hóa khác như đã trình bày ở trên liên quan đến quan niệm về hổ thì có thể thấy rằng con người mới chỉ hiểu và chinh phục được thế giới tự nhiên ở một mức độ rất ít ỏi mà thôi.

Người Việt cũng có hàng loạt các thành ngữ với giá trị biểu trưng tương đồng là:

Ác như hùm, Dữ như cọp, Dưỡng hổ di hoạ, Làm hùm làm hổ, Ki cóp cho cọp nó xơi, Ngồi trên lưng cọp, Chui vào hang hùm... Ở những ví dụ này, về thực chất, chiều sâu

ngữ nghĩa của chúng đều nói về mối quan hệ giữa con người với con người. Trong sự đánh giá, nhìn nhận của người Việt, hổ đều đại diện cho những kẻ có tâm địa độc ác, xấu xa, hung dữ và luôn luôn là mối nguy hiểm đối với con người. Nếu đi sâu vào tiếng Việt và văn hoá Việt ở những trường hợp định danh liên quan đến tên gọi động vật, chúng ta có thể thấy giá trị biểu trưng này của hổ qua một số đơn vị từ vựng là tên gọi động vật có cấu tạo bậc hai. Tác giả Nguyễn Thế Lịch đã thống kê tên gọi của một

số loài rắn độc và dữ như rắn hổ mang, rắn hổ lửa, rắn hổ giun… [18 ] và loài nhện

nhỏ con, màu đen và có nọc độc, có thể đốt chết người như nhện hắc hổ. Nếu lần đầu nghe tên một loài vật như rắn hổ giun, một người Việt bình thường có thể đoán đó là một loài rắn độc (căn cứ vào hổ, yếu tố phụ nghĩa), thêm nữa, đó là một loài rắn nhỏ chỉ bằng con giun hay có màu sắc, hình dạng giống như con giun căn cứ vào giun là

yếu tố phụ nghĩa. Các yếu tố trong tổ hợp rắn hổ giun kết hợp với nhau theo những qui tắc hết sức chặt chẽ của tiếng Việt. Rắn là một tên gọi tổng loại. Rắn hổ là một tiểu

loại gồm nhiều loài như rắn hổ mang bành, rắn hổ lửa, rắn hổ ngựa, rắn hổ mây... Và yếu tổ phụ nghĩa - hổ - ở đây với giá trị biểu trưng của nó là độc ác, hung dữ, nguy

hiểm... vừa biểu thị tính chất của một loài rắn, vừa biểu thị một tiểu loại rắn.

Trong tín ngưỡng Việt Nam, người ta gọi hổ là ông ba mươi và điều này không phải là không có lý do của nó. Cũng như với người Hàn, đối với người Việt, tất cả những thế lực đáng được tôn trọng hay đáng sợ đều được gọi bằng ông, bà như ông Trăng, bà Trời, ông Thần Sấm, ông Đùng, bà Đàng... thậm chí, những đứa trẻ gọi ông Ngoáo ộp, ông Trộm... để chỉ những người mà chúng khiếp sợ. Trong khoa tử vi của

người phương Đông, những người cầm tinh con Hổ thường được cho là những người mạnh mẽ và bất chấp khuôn phép...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đối chiếu thành ngữ hàn việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (nhìn từ góc độ ngôn ngữ văn hóa) (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)