Cơ sở xác định giá trị biểu trƣng ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đối chiếu thành ngữ hàn việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (nhìn từ góc độ ngôn ngữ văn hóa) (Trang 54 - 56)

2 3.1.6 Thành ngữ nói về quan hệ con người với con người

3.2. Cơ sở xác định giá trị biểu trƣng ngữ nghĩa

Khi tìm giá trị biểu trưng ngữ nghĩa của các loài vật qua thành ngữ Hàn và thành ngữ Việt, chúng tôi sẽ dựa vào hai cơ sở sau :

- Thứ nhất: Dựa vào logic hình thức của ngôn ngữ. Con đường này áp dụng với những thành ngữ có cơ chế tạo nghĩa đơn giản, có ý nghĩa hay biểu trưng tương đối hiển

ngôn, thường gặp ở những thành ngữ so sánh kiểu Chậm như rùa, Nhát như cáy…

Trong trường hợp như vậy, giá trị biểu trưng của con vật chính là những đặc tính mà chủ nhân sáng tạo đưa ra để so sánh. Và như thế, con rùa sẽ biểu trưng cho sự chậm chạp, con cáy sẽ biểu trưng cho sự nhút nhát…

- Thứ hai: Dựa vào logic ngữ nghĩa của thành ngữ. Con đường này áp dụng để khai thác những thành ngữ có cơ chế tạo nghĩa phức tạp hơn, khó tìm giá trị biểu trưng hơn. Khi đó, giá trị biểu trưng không thể được tìm đúng nếu chỉ dựa vào logic hình thức của thành ngữ mà phải dựa chủ yếu vào logic ngữ nghĩa, mà chỗ dựa quan trọng là dựa vào sự luận giải ý nghĩa của thành ngữ đó. Việc khai thác theo con đường này không loại trừ cả việc dựa vào những tri thức văn hoá dân gian, những quan niệm nhân sinh đã có của cộng đồng, của những chủ nhân sáng tạo thành ngữ. Đây thường là những thành ngữ được tạo nghĩa theo cơ chế ẩn dụ như Đàn gảy tai trâu, Cưỡi lên lưng hổ … Trong hai trường hợp này, các ý nghĩa được khai thác trong sử dụng là Làm một việc

vô nghĩa (vì con trâu không thể và không bao giờ có thể cảm nhận được cái hay của

tiếng đàn nên đàn mà gảy vào tai trâu là một việc làm vô nghĩa) hoặc Ở vào một tình

thế nguy hiểm (do hổ là một con vật cực kỳ hung dữ). Với những ý nghĩa như vậy, trâu

sẽ biểu trưng cho sự ngu ngốc còn hổ sẽ biểu trưng cho sự hung dữ. Và như vậy, nếu không dựa vào ngữ nghĩa của thành ngữ, đặc biệt là ý nghĩa mà chủ nhân sáng tạo đã tạo ra và sử dụng chúng trong hành chức thì khó có thể xác định được giá trị biểu trưng của các con vật mà chúng ta cần xác định.

Để đối chiếu giá trị biểu trưng ngữ nghĩa của các loài vật qua thành ngữ của hai dân tộc Hàn - Việt dưới góc độ văn hoá, công việc mà trước hết chúng tôi phải làm là phải đi tìm những biểu trưng của các loài vật qua thành ngữ Hàn rồi đối chiếu với những giá trị đó trong thành ngữ Việt nhờ sử dụng kết quả nghiên cứu của Trịnh Cẩm

Lan năm 1995 mà chúng tôi đã đề cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đối chiếu thành ngữ hàn việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (nhìn từ góc độ ngôn ngữ văn hóa) (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)